TIN LIÊN QUAN | |
Hỗ trợ trực tiếp người nghèo, người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 | |
Kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 |
Dịch Covid-19 cũng cho thấy nguyên vật liệu ngành dệt may Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu từ Trung Quốc. (Nguồn: Nikkei) |
Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, công ty có thể xem xét ngừng hoạt động và ngừng trả lương cho 50.000 công nhân.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, đơn hàng dệt may tháng 4 và 5 của Việt Nam đã giảm khoảng 70% so với cùng kỳ.
Ngay cả khi dịch bệnh toàn cầu được khống chế vào cuối tháng 5, dự kiến Vinatex vẫn sẽ mất khoảng 1.000 tỷ đồng (42,4 triệu USD), gấp đôi lợi nhuận ròng 510 tỷ đồng của Tập đoàn này trong năm 2019.
Hiện các nước châu Âu và châu Mỹ liên tiếp thực hiện biện pháp “phong tỏa” và chuỗi vận chuyển xuất khẩu gần như bị gián đoạn đã khiến cho nhu cầu đã giảm mạnh, giáng đòn khá lớn đối với các nhà máy dệt may Việt Nam (và cả Trung Quốc).
Nhằm “tự cứu mình”, các nhà máy dệt may đang triển khai 2 chiến lược: chuyển đổi thị trường tiêu thụ vào trong nước, thay đổi sản phẩm sản xuất từ may mặc sang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn và quần áo bảo hộ, số khác bắt đầu chia sẻ đơn đặt hàng và nguyên liệu thô.
Dịch Covid-19 cũng cho thấy nguyên vật liệu ngành dệt may Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu từ Trung Quốc.
Năm 2019, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vượt 39 tỷ USD và nhập khẩu nguyên vật liệu thô lên tới 22,36 tỷ USD, trong đó vải, sợi và nguyên liệu thô chiếm tới 60%, 55% và 45% tổng lượng nhập khẩu để phục vụ sản xuất.
Mặc dù các công ty đang tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp khác từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác, song nguyên liệu thô từ các thị trường này không phong phú, khó có thể đáp ứng các đơn đặt hàng quy mô nhỏ và giá cả thường cao hơn so với nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo Nikkei Asian Review, ngoài những khó khăn hiện nay, lợi thế của Việt Nam vẫn rất nổi bật: thuế quan và thuế suất thấp là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Đây cũng là lý do lớn nhất để nhiều công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam.
Cú sốc Covid-19 và giải pháp ‘cứu trợ mạnh tay’ cho kinh tế Việt Nam TGVN. Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tác động ngày càng sâu đậm, toàn diện đến sự phát triển kinh tế Việt Nam. Giải ... |
Ba kịch bản kinh tế Việt Nam 2020 hậu Covid-19 TGVN. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định phục hồi kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hậu dịch ... |
Giữa đại dịch Covid-19, Việt Nam ứng phó kịp thời với biến động kinh tế TGVN. Việt Nam đã đưa ra những động thái quyết liệt để giải quyết các vấn đề kinh tế trong đại dịch Covid-19. Liệu cách thức ... |