Người lao động Trung Quốc dần trở lại làm việc từ ngày 10/2. (Nguồn: Reuters) |
Những ngày qua, Yang Liu, Giám đốc một công ty hậu cần tại Trùng Khánh đã theo dõi và cập nhật liên tục về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp chủng mới virus corona gây ra bởi. Yang Liu cho đang lo lắng về hoạt động kinh doanh công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh này.
Theo Yang Liu, dịch bệnh do virus corona đã khiến nhiều thành phố bị phong tỏa, nhân viên bị “mắc kẹt” tại quê nhà, dịch vụ giao hàng của công ty cũng đãbị trì hoãn kinh doanh trong suốt hơn hai tuần và có rất ít dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sẽ trở lại hoạt động bình thường.
“Tình trạng thiếu công nhân, gián đoạn giao thông, thiếu nguồn cung cấp y tế đã khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn. Một số công nhân của tôi đến từ tỉnh Tứ Xuyên và Trùng Khánh vẫn sẽ phải cách ly trong 14 ngày sau khi họ trở lại tại công ty làm việc. Vậy làm thế nào để công ty có thể bắt đầu hoạt động mà không có công nhân”, Gíam đốc Yang Liu trăn trở.
Cũng giống như công ty của Yang Liu, tại Trung Quốc, hàng chục triệu doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự. Nhiều doanh nghiệp đang phải chạy đua với thời gian để tồn tại giữa “tâm bão” dịch bệnh.
Cong Liang, một quan chức cấp cao của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho biết, họ cũng nhận thấy, để trở lại hoạt động bình thường trở lại sau kỳ nghỉ dài, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như: gián đoạn chuỗi cung ứng, lệnh hạn chế di chuyển của chính quyền một số địa phương và thiếu vật tư y tế, đặc biệt là khẩu trang.
Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc cũng đang nỗ lực để giúp đỡ doanh nghiệp. Cụ thể, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã "bơm" 1,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (173 tỷ USD) vào nền kinh tế nhằm tăng cường hỗ trợ cuộc chiến toàn quốc chống lại chủng virus corona mới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khuyến khích các công ty sản xuất khẩu trang tăng năng suất lao động để đối phó với tình trạng thiếu nguồn cung khẩu trang. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, các biện pháp này là không đủ.
Tang Dajie, một nhà nghiên cứu tại Bắc Kinh nói rằng, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản trước khi nhận được sự viện trợ kể trên của Trung Quốc. “Các biện pháp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp từ chính phủ Trung Quốc có thể sẽ không đủ nhanh để giải quyết những khó khăn cấp bách mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt”, ông Tang Dajie nhấn mạnh.
Trang South China Morning Post cũng cho biết, theo một cuộc khảo sát, chỉ có 2/3 doanh nghiệp dự trữ đủ tiền mặt trong hai tháng.
Nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Evergrande Ren Zeping khẳng định, tương lai của nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ được xác định trong hai hoặc ba tháng tới. Một số doanh nghiệp nhỏ có thể đóng cửa nếu hoạt động sản xuất không trở lại bình thường và dịch bệnh do virus corona gây ra không được kiểm soát.
Wu Hai, người sáng lập chuỗi câu lạc bộ karaoke Mei KTV có trụ sở tại Bắc Kinh tiết lộ rằng, công ty này chỉ có 12 triệu Nhân dân tệ (tương đương với 1,7 triệu USD) trong tài khoản ngân hàng. Chi phí cố định hàng tháng của công ty là 5,5 triệu Nhân dân tệ bao gồm tiền lương, đóng góp an sinh xã hội và tiền thuê nhà. Vì vậy, nếu hoạt động kinh doanh không thể diễn ra bình thường, công ty chỉ có thể “cầm cự” được hai tháng.
Shi Chuan, chủ của một nhà hàng nhỏ ở tỉnh Tứ Xuyên cho biết, thay vì mong đợi các khoản cứu trợ, ông sẽ tìm cách để cửa hàng rộng 300 mét vuông của mình trụ vững trước “tâm bão” dịch bệnh do virus corona gây ra. “Sau hai tháng hoạt động trở lại, hoạt động kinh doanh không khởi sắc, chúng tôi sẽ phải cắt giảm việc làm”, ông Shi Chuan cho hay.