Một cửa hàng bán thuốc phố Tân Mai (Hoàng Mai) đã sáng tạo ra hệ thống chuyển thuốc, thu tiền mà không phải giao tiếp tầm gần. Nhân viên quầy sẽ dùng dây kéo thả giỏ nhựa để giao hàng cho khách và thu tiền, hệ thống ròng rọc được chế bằng 2 thanh tre đặt song song dài khoảng 3 m. (Ảnh: Hữu Nghị) |
Tại phố Thọ Lão vốn đã bị chặn để phòng dịch, người dân phải vượt rào để mua bán hàng hóa. (Ảnh: Hữu Nghị) |
Để tránh tiếp xúc, người bán hàng tại phố Trần Xuân Soạn dùng chiếc rổ nhựa để chuyển hàng và nhận tiền. (Ảnh: Hữu Nghị) |
Giao tiếp phía trên qua kính và nhận hàng bên dưới qua khe hẹp. (Ảnh: Hữu Nghị) |
Khi Hà Nội chuyển sang trạng thái giãn cách xã hội, việc mua bán qua hàng rào mắt cáo đã trở nên quen mắt. (Ảnh: Hữu Nghị) |
Cảnh giao hàng tại một ngõ nhỏ phố An Trạch (Đống Đa). (Ảnh: Hữu Nghị) |
Cảnh shipper giao hàng và trả lại tiền thừa trong thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh chụp tại phố Khâm Thiên (Đống Đa). (Ảnh: Hữu Nghị) |
Tại chợ dân sinh ngõ Yên Thái (Hoàn Kiếm) trong ngày đầu thực hiện giãn cách lần một 24/7, người mua giữ khoảng cách theo vạch sơn hướng dẫn. Hiện tại, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chợ đã dừng hoạt động. (Ảnh: Hữu Nghị) |
Một cửa hàng bán thực phẩm ở phố Đại La (Hai Bà Trưng) giăng kín nilon để phân luồng khi khách đến đông. (Ảnh: Hữu Nghị) |
Cảnh mua bán thường thấy thời kỳ giãn cách xã hội. Cửa sập được kéo thấp, vách nilon chắn kín, người mua và người bán giao tiếp qua khoảng không hẹp bên dưới. (Ảnh: Hữu Nghị) |
| Tình nguyện viên công nghệ mùa dịch Để xây dựng ứng dụng Giúp tôi!, hơn 200 tình nguyện viên người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã làm việc không ngừng ... |
| Chiến dịch 'Vaccine cho tấm lòng’ hỗ trợ tinh thần trong dịch Covid-19 Vietnam Youth Connection (VNYC)- tổ chức Kết nối Giới trẻ Việt Nam vừa thực hiện chiến dịch "Vaccine cho tấm lòng" nhằm giúp mỗi người ... |