Phát hiện triệu chứng Covid-19 sớm và cách phòng ngừa hiệu quả biến chủng Delta

Minh Châu
Virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 vẫn đang tự phát triển khả năng "né" hệ miễn dịch. Các biến thể tiếp tục sinh ra, những triệu chứng mới lại được phát hiện cùng các mối đe dọa. Lời khuyên của các bác sỹ từ Hệ thống Y tế nổi tiếng thuộc Đại học Yale, Mỹ là “tuân thủ nghiêm túc các chỉ thị y tế công cộng và biết tự theo dõi bản thân”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Chiến thuật mới’ đối phó với Covid-19: Phát hiện triệu chứng mới và cách phòng ngừa hiệu quả biến chủng Delta. (Nguồn: Scitechdaily)
‘Chiến thuật mới’ đối phó với Covid-19: Phát hiện triệu chứng mới và cách phòng ngừa hiệu quả biến chủng Delta. (Nguồn: Scitechdaily)

Tại Mỹ, sau hơn một năm điều chỉnh theo các hướng dẫn phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, nhiều người Mỹ đã tiêm vaccine và bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường, nhưng nguy cơ nhiễm bệnh chưa bao giờ hết.

Đương đầu với Covid-19, khi chúng ta tưởng như đã chạm được một tay vào "chiến thắng" với tỷ lệ phổ cập vaccine trong cộng đồng mỗi ngày càng một cao hơn. Nhưng tháng 7/2021 lại là thời điểm đánh dấu sự đảo ngược, khi biến thể Delta có khả năng lây lan khủng khiếp đã nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị ở nước Mỹ và trên khắp thế giới.

Virus tiến hóa và các triệu chứng mới vẫn tiếp tục được phát hiện, đòi hỏi giới khoa học và nhà nghiên cứu y tế công cộng tiếp tục phải làm việc nhanh nhất có thể, để tìm thêm lời giải đáp cho các câu hỏi mới về căn bệnh nguy hiểm này, đồng thời xác định các phương pháp điều trị tốt nhất.

Đừng bỏ qua các triệu chứng Covid-19 mới

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn liên tục có những biến đổi bất ngờ, mọi người nên theo dõi cơ thể và các triệu chứng của Covid-19, cho dù đã được tiêm phòng đầy đủ hay chưa. Bất cứ ai nghĩ rằng mình có thể đã bị phơi nhiễm, nên đi xét nghiệm và tự giác tránh tiếp xúc với những người khác. Bạn cũng nên gọi y tế để được tư vấn, nếu gặp các triệu chứng, đặc biệt sau khi tiếp xúc gần với một F0 hoặc sống trong khu vực đang lây lan dịch bệnh.

Các triệu chứng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong khoảng từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Dịch bệnh Mỹ (CDC), các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt hoặc ớn lạnh, Ho, Thở gấp hoặc khó thở, Mệt mỏi, Đau nhức cơ hoặc cơ thể, Đau đầu, Mất vị giác hoặc mùi mới, Viêm họng, Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, Buồn nôn hoặc nôn mửa, Bệnh tiêu chảy…

Tuy nhiên, danh sách trên có thể không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xảy ra. CDC vẫn đang tiếp tục cập nhật danh sách các triệu chứng khi tìm hiểu thêm về Covid-19.

Phần lớn mọi người chỉ bị bệnh nhẹ và có thể tự phục hồi tại nhà mà không cần chăm sóc y tế. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, nếu bạn hoặc người thân đang ở nhà và gặp các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp, bao gồm khó thở, đau dai dẳng hoặc áp lực trong lồng ngực, lú lẫn mới, không thể tỉnh táo, môi hoặc mặt hơi xanh. Danh sách này không bao gồm, vì vậy hãy tham khảo ý kiến ​​nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn nếu bạn nhận thấy các triệu chứng liên quan khác.

Những gì chúng ta biết về Covid-19 đã lạc hậu?

Số người mắc Covid-19 vẫn tiếp tục tăng lên hàng giây trên khắp thế giới. Đã có hơn 222,4 triệu trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 trên toàn cầu và hơn 4,5 triệu người đã chết vì căn bệnh này, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, dù mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, nhưng nguy cơ bị các biến chứng sẽ tăng lên theo tuổi tác. Tuy nhiên, thực tế, Covid-19 cũng đã gây bệnh tật nghiêm trọng và thậm chí tử vong ở người trẻ và trung niên khỏe mạnh. Trong khi hầu hết trẻ em thường có biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng, ngoại lệ có một số ít trẻ bị bệnh nặng.

Trong khi hầu hết mọi người hồi phục sau vài tuần, một số người vẫn sẽ gặp vấn đề về sức khỏe ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau sau khi nhiễm virus. Và đối với tất cả mọi đối tượng nhiễm bệnh Covid-19, kể cà không có triệu chứng, họ đều có thể truyền bệnh cho người khác.

Theo nghiên cứu của CDC, Covid-19 lây lan theo 3 cách: Thứ nhất, hít thở không khí khi ở gần người bị bệnh - người đang thở ra giọt bắn và hạt nước nhỏ có chứa virus; Thứ hai, khi những giọt và hạt này rơi vào mắt, mũi hoặc miệng; Hoặc dùng tay có virus chạm vào mắt, mũi và miệng.

Nói chung, CDC cho biết, bạn càng tương tác chặt chẽ với những người khác và tương tác đó càng lâu, thì nguy cơ lây lan Covid-19 càng cao và không gian trong nhà nhiều rủi ro hơn ngoài trời. Ngoài ra, các giọt bắn có thể rơi xuống các bề mặt và mọi người có thể nhiễm virus khi chạm vào các bề mặt đó, mặc dù đây không được cho là cách lây lan chính của Covid-19.

Cách phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 hiệu quả

Nếu lập một bản đồ số ca Covid-19 theo thời gian, nó sẽ đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó - đỉnh này phản ánh sự gia tăng số bệnh nhân, có thể áp đảo các bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nỗ lực làm phẳng đường cong rất có nghĩa, khi đó sẽ có ít bệnh nhân hơn trong giai đoạn đó. Các bệnh viện sẽ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh.

Ý tưởng tạo miễn dịch cộng đồng khi có đủ số người đã mắc bệnh hoặc đã tiêm vaccine có thể bảo vệ cả những người chưa bị nhiễm bệnh. Mặc dù thời hạn cho khả năng miễn dịch cộng đồng vẫn chưa chắc chắn, nhưng các nhà nghiên cứu hiện đang lo ngại chúng ta có thể sẽ không sớm đạt được mục tiêu đó. Và sự bùng phát của biến thể Delta có thể ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Lời khuyên của các chuyên gia y tế là bạn hãy tiêm vaccine ngay khi có cơ hội, bởi bất cứ vaccine nào được chủng ngừa sớm nhất là vaccine tốt nhất.

Tuy nhiên, CDC khuyến nghị, nếu chưa được tiêm vaccine Covid-19, bạn có thể tự bảo vệ mình và người xung quanh bằng cách:

- Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Làm khô kỹ bằng máy sấy hoặc khăn sạch. Nếu không có xà phòng, hãy sử dụng chất khử trùng tay có ít nhất 60% cồn.

- Hãy ở nhà nếu bạn bị ốm. Tránh chạm vào mũi, mắt và miệng. Dùng khăn giấy để che khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt ngay vào thùng rác.

- Đeo khẩu trang ôm sát vào mũi, miệng và cằm. Theo CDC, nên chọn khẩu trang có nhiều lớp vải hoặc khẩu trang dùng một lần đeo bên trong khẩu trang vải, chú ý các cạnh của khẩu trang bên trong cần ôm sát vào mặt.

- Giữ khoảng 6 feet (khoảng gần 2m) khi tiếp xúc với người khác và tránh không gian trong nhà và không gian ngoài trời đông đúc. Một chiếc khẩu trang không thể thay thế cho sự giãn cách đủ khoảng cách.

- Nên thường xuyên sử dụng khăn lau hoặc bình xịt để khử trùng tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn làm việc, bàn phím, bồn rửa, bồn cầu, điện thoại di động và các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.

- Lập một kế hoạch cho cả gia đình, trong trường hợp một người trong nhà trở thành F0. Hãy lập kế hoạch chăm sóc người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng, cũng như cách tách một thành viên trong gia đình khỏi những người khỏe mạnh.

Trong trường hợp bạn đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ, theo CDC, bạn có thể trở lại với nhiều hoạt động mà bạn đã làm trước đại dịch, nhưng vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nơi đông người để bảo vệ tối đa khỏi biến thể Delta, đặc biệt khi bạn đang ở trong khu vực có khả năng lây truyền bệnh cao.

Bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang nếu bạn có vấn đề về suy giảm hệ thống miễn dịch, tuổi cao hoặc tình trạng bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn.

CDC mới đây cũng đã kêu gọi phụ nữ mang thai đi tiêm phòng. Những người mang thai có nguy cơ nhiễm Covid-19 nặng hơn những người không mang thai, cũng như tăng nguy cơ sinh non (sinh con sớm hơn 37 tuần) và có thể có kết quả thai kỳ không mong muốn.

Ráo tiết tìm ra giải pháp mới phòng chống và chữa trị hiệu quả

Tại Mỹ, việc xét nghiệm rộng rãi có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu tỷ lệ lây nhiễm và tử vong thực sự do Covid-19.

Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về loại virus này. Ngoài các loại vaccine hiện có như Pfizer, Moderna, J&J, nhiều loại vaccine khác vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Các nhà sản xuất vaccine vẫn tiếp tục xem xét điều chỉnh để cập nhật khả năng bảo vệ trước khả năng lây lan và gây bệnh nặng của các biến chủng virus mới.

Giới y học cũng đang cải tiến các phương pháp điều trị Covid-19. Thuốc kháng virus remdesivir là loại thuốc đầu tiên và duy nhất nhận được sự chấp thuận đầy đủ của FDA cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên, sau một số bằng chứng cho thấy, thuốc có thể làm giảm số ngày nằm viện.

Các nghiên cứu về dexamethasone - loại thuốc corticosteroid (hoặc steroid) cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa thuốc và việc giảm 1/3 số ca tử vong, ở các trường hợp mắc Covid-19 nghiêm trọng và nguy kịch.

Giá vàng hôm nay 10/9, Giá vàng tìm đường tăng trở lại, chuyên gia mách thời điểm tốt để mua vào?

Giá vàng hôm nay 10/9, Giá vàng tìm đường tăng trở lại, chuyên gia mách thời điểm tốt để mua vào?

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trở lại trong phiên giao dịch chiều qua nhờ sự thoái lui nhẹ của USD. Vàng đã giao dịch ...

Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá?

Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá?

Phương pháp tiếp cận loại bỏ hoàn toàn Covid-19 hay còn gọi là “Zero Covid-19” của nền kinh tế Trung Quốc đang châm ngòi cho ...

Vaccine Sinopharm: Độ tin cậy, hiệu quả và khả năng chống lại biến chủng mới Covid-19?

Vaccine Sinopharm: Độ tin cậy, hiệu quả và khả năng chống lại biến chủng mới Covid-19?

Vaccine Sinopharm là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được phát triển bởi một quốc gia không thuộc phương Tây, được sự phê duyệt của WHO, ...

(theo Yalemedicine.org)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Phiên bản di động