Điểm nóng Kashmir: Láng giềng khó xử

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Quyết sách của ông Modi tạo ra tình huống mới về mọi phương diện ở khu vực Kashmir. Thái độ của Trung Quốc và Pakistan ra sao? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
diem nong kashmir lang gieng kho xu Ấn Độ với vấn đề Kashmir: Hệ lụy khôn lường
diem nong kashmir lang gieng kho xu Trả lời bình luận của Trung Quốc, Ấn Độ khẳng định vấn đề Jammu và Kashmir là công việc nội bộ
diem nong kashmir lang gieng kho xu
Kashmir lại nổi lên như một điểm nóng mới trong quan hệ giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc. (Nguồn: India Military News)
diem nong kashmir lang gieng kho xu

Nhật Bản – Hàn Quốc: Bất ổn ngoài để trong yên

TGVN. Nhật Bản – Hàn Quốc đang “ăn miếng trả miếng” nhau về thương mại. Nguyên nhân bất hòa bắt nguồn từ quá khứ lịch ...

Đối với Ấn Độ, quyết định mới đây của chính phủ của thủ tướng Narendra Modi huỷ bỏ những quyền tự trị riêng cho hai vùng Jammu và Kashmir là sự điều chỉnh quan điểm chính sách thuộc diện quan trọng nhất về chính trị đối nội cũng như đối ngoại và luật pháp kể từ khi lập quốc đến nay.

Trung Quốc và Pakistan đều khó xử

Quyết sách này của ông Modi tạo ra tình huống mới về mọi phương diện ở khu vực Kashmir, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề mới đối với Ấn Độ và sẽ thách thức cả khả năng lẫn bản lĩnh cầm quyền của ông Modi và đảng BJP. Nó đẩy hai nước láng giềng của Ấn Độ có liên quan trực tiếp đến chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Kashmir là Pakistan và Trung Quốc vào tình thế khó xử.

Kashmir bị tranh chấp chủ quyền giữa 3 nước này. Chiến tranh giữa Trung Quốc và Pakistan với Ấn Độ đã vài lần xảy ra cũng vì thế. Hiện tại, Ấn Độ kiểm soát và quản lý trên thực tế 45%, Pakistan 35% và Trung Quốc 20% lãnh thổ của Kashmir. Ấn Độ và Pakistan đều nêu yêu cầu chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ Kashmir trong khi Trung Quốc đã xử lý với Pakistan chuyện tranh chấp lãnh thổ ở đây và giờ chỉ còn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Ấn Độ. Quyết sách mới kia của ông Modi làm thay đổi thực trạng pháp lý và hành chính ở vùng lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ quản lý và vì thế liên quan trực tiếp đến Pakistan và Trung Quốc.

Trung Quốc luôn đứng về phía Pakistan trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Kashmir. Cả trong chuyện hiện tại cũng vậy. Điều này không có gì là khó hiểu bởi cả hai đều tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Ấn Độ ở Kashmir nên cùng hội cùng thuyền để liên quân thành "hai đấu một", bởi quan hệ của Trung Quốc với Pakistan xưa nay gắn bó và tin cậy lẫn nhau hơn nhiều so với mức độ quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ, trong khi quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan chưa được hoàn toàn bình thường.

diem nong kashmir lang gieng kho xu Tranh chấp Ấn Độ - Pakistan: Bao giờ chấm dứt?

Đều là những cường quốc về hạt ..

Chủ ý của ông Modi

Pakistan chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á, đối với thành công của những dự án lớn của Trung Quốc như Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan và Một vành đai, một con đường. Ấy là còn chưa kể đến việc Trung Quốc luôn duy trì và chơi cái gọi là "Con bài Pakistan" trong quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ.

Trong số những mục tiêu ông Modi theo đuổi với quyết sách mới này có chủ ý ngăn cản Trung Quốc và Pakistan sử dụng chuyện Kashmir để gây mất an ninh và ổn định, kích động xung khắc sắc tộc và tôn giáo ở Ấn Độ, có mục tiêu đảm bảo an ninh và chống ly khai, nhưng cũng còn có cả ý định không để cho Trung Quốc và Pakistan tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Kashmir.

Pakistan phản ứng rất quyết liệt và Trung Quốc cũng thể hiện thái độ rõ ràng là lên án quyết sách của ông Modi và ủng hộ Pakistan. Bộ trưởng ngoại giao Pakistan đã vội vàng công du Trung Quốc. Không có gì lạ khi nhu cầu thống nhất quan điểm và phối hợp hành động trở nên cần thiết và cấp thiết hơn bao giờ hết đối với Pakistan và Trung Quốc. Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ cũng tới thăm Trung Quốc nhưng chuyến đi này đã được thu xếp từ trước khi phía Ấn Độ đưa ra quyết định huỷ bỏ những quyền tự trị sâu rộng cho vùng Jammu và Kashmir.

Thế khó của Trung Quốc

Qua đó có thể thấy Ấn Độ chủ trương "sẵn sàng làm găng với Pakistan và tìm cách xoa dịu với Trung Quốc" và ưu tiên đối phó Pakistan nhiều hơn là ứng phó Trung Quốc trong khi Bắc Kinh ứng phó theo cách riêng chứ không liên thủ với Pakistan để cùng đối phó Ấn Độ.

Cái khó đối với Trung Quốc hiện tại là vừa phải thể hiện thái độ phản đối với Ấn Độ vừa phải tranh thủ Ấn Độ, vừa phải tranh thủ Pakistan vừa không để sự tranh thủ này gây tổn hại thật sự và đáng kể tới quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ.

Đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ về biên giới lãnh thổ đương nhiên sẽ khó khăn và phức tạp hơn, vòng đàm phán thứ 23 mà hai bên dự kiến tiến hành vào cuối năm nay chắc sẽ không đưa lại được kết quả gì. Trung Quốc và Pakistan không chỉ sẽ phải định hình lại quan hệ của họ với Ấn Độ mà còn phải tìm đối sách mới cho cuộc chơi địa chiến lược ở khu vực này giờ đã bị chính phủ Ấn Độ làm cho thay đổi khá cơ bản.

Trung Quốc và Pakistan tới đây sẽ làm gì và hành xử như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc chính phủ của ông Modi xử lý những vấn đề mới đặt ra ở vùng Kashmir như thế nào, đặc biệt có ngăn ngừa được bạo lực và hỗn loạn hay không, có hoà hợp được giữa người theo đạo Hồi ở Kashmir với những cộng đồng sắc tộc và tôn giáo khác ở Ấn Độ hay không và có thành công được hay không với việc làm cho người dân ở Jammu và Kashmir thật sự tin rằng, tương lai của họ là ở sự hội nhập hoàn toàn vào nhà nước Ấn Độ chứ không phải ở sự tiếp tục các quyền tự trị.

Dịch Dung

diem nong kashmir lang gieng kho xu Tổng thống Mỹ tuyên bố đề nghị làm trung gian về Kashmir không còn hiệu lực

TGVN. Ngày 12/8, Hãng thông tấn PTI của Ấn Độ dẫn lời Đại sứ nước này tại Mỹ Harsh Vardhan Shringla nhấn mạnh, Tổng thống ...

diem nong kashmir lang gieng kho xu Nga kêu gọi Ấn Độ-Pakistan giảm căng thẳng

TGVN. Theo tờ Times of India, Nga đã kêu gọi Ấn Độ-Pakistan không làm trầm trọng tình hình, sau khi Ấn Độ bãi bỏ điều 370 ...

diem nong kashmir lang gieng kho xu Thủ tướng Ấn Độ: Nền tự trị ở Kashmir nuôi dưỡng 'chủ nghĩa khủng bố'

TGVN. Ngày 8/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định, quyết định tước quy chế tự trị đối với khu vực Kashmir là nhằm ...

Đọc thêm

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Ấn phẩm Tết đặc biệt dành cho các gia đình Việt

Ấn phẩm Tết đặc biệt dành cho các gia đình Việt

Cuốn sách 'Nhâm nhi Tết Ất Tỵ' gồm 22 sáng tác thơ, văn, tranh của nhiều tác giả mang đến không khi ấm áp tình thân, niềm vui sum họp.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại ...
5 thói quen hằng ngày tốt cho cơ thể, có thể đẩy lùi lão hóa

5 thói quen hằng ngày tốt cho cơ thể, có thể đẩy lùi lão hóa

Vệ sinh răng miệng hằng ngày tưởng chừng không liên quan đến lão hóa song có thể ngăn chặn viêm mãn tính, từ đó kìm hãm tốc độ già của ...
Sau Xuân Son, đội tuyển Việt Nam tiếp tục nhập tịch cầu thủ nhưng không ồ ạt

Sau Xuân Son, đội tuyển Việt Nam tiếp tục nhập tịch cầu thủ nhưng không ồ ạt

Theo lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp tục chiến lược sử dụng cầu thủ nhập tịch sau thành công của Xuân ...
Hàn Quốc: Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Các điều tra viên được cho là đang chuẩn bị thực thi lệnh bắt giữ do tòa án ban hành đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol với các tội ...
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động