Nhỏ Bình thường Lớn

Điểm yếu cốt tử của chiến lược 'Made in China' khi hướng ra thế giới

Kể từ khi thực hiện cải cách và mở cửa, các tiêu chuẩn quốc tế đã đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy và nâng cao sự phát triển của 'Made in China'.
Điểm yếu của Made in China trong việc hướng ra thế giới
Việc hướng ra thế giới của 'Made in China' dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. (Nguồn: Global Times)

Tờ Global Times mới đây đã đăng tải bài viết thừa nhận về điểm yếu trong chiến lược hướng ra thế giới "Made in China" của Trung Quốc qua phân tích của tác giả Đinh Cương, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học nhân dân Trung Quốc.

Điểm yếu về tiêu chuẩn

Theo bài viết, sự kiện bông Tân Cương lại bộc lộ một điểm yếu của chiến lược "Made in China" trong việc hướng ra thế giới, đó chính là tiêu chuẩn. Nguyên nhân chính khiến Hiệp hội phát triển Bông tốt hơn (BCI) có trụ sở tại Thụy Sỹ có thể ra tuyên bố “từ chối sử dụng bông Tân Cương” trong khi không có chút bằng chứng", là do tiêu chuẩn nằm trong tay của họ.

Tiêu chuẩn là các quy tắc cơ bản của thương mại, tiêu chuẩn và việc đánh giá đạt chuẩn ảnh hưởng đến 80% thương mại toàn cầu. Chúng ta hiện đang sống trong thời đại mà các tiêu chuẩn là chủ đạo.

Tin liên quan
Trung Quốc: Trung Quốc: 'Sóng' tẩy chay H&M, Nike dâng cao, doanh nghiệp nội địa 'chớp thời cơ' đảo ngược tình thế

Theo thống kê, có hơn 800 nghìn tiêu chuẩn khác nhau trên toàn thế giới, nhưng chỉ khoảng 2% trong số đó trở thành tiêu chuẩn thế giới. Do yếu tố lịch sử, hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế này được xây dựng bởi các nước phát triển như Mỹ và châu Âu.

Nắm giữ các tiêu chuẩn đồng nghĩa với nắm giữ quyền dẫn dắt thị trường và quyền xây dựng quy định đối với sản phẩm nếu không, chỉ có thể đi sau người khác. Thế giới tồn tại nguyên tắc “các doanh nghiệp hạng ba bán sản phẩm, doanh nghiệp hạng hai bán công nghệ và doanh nghiệp hàng đầu thì bán tiêu chuẩn”. Doanh nghiệp Trung Quốc đã chịu không ít nỗi khổ của “doanh nghiệp hạng ba”.

Lấy điện thoại di động làm ví dụ, khi các doanh nghiệp Trung Quốc tự chủ phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật cho điện thoại di động 3G, Tạp chí Washington Post (Mỹ) đã dự đoán, khi Trung Quốc phát triển thành công các tiêu chuẩn kỹ thuật 3G của riêng mình, nước này sẽ không còn phải trả tiền bản quyền khổng lồ cho các công ty nước ngoài.

Theo báo cáo do cơ quan phân tích thông tin bằng sáng chế của Đức IPLytics công bố, tính đến tháng 2/2021, 5 doanh nghiệp hàng đầu có tuyên bố bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn 5G toàn cầu là Huawei, Qualcomm, ZTE, Samsung Electronics và Nokia. Tiêu chuẩn đã trở thành một ngọn cờ dẫn dắt Huawei đạt được vị trí cao trong ngành và mở rộng thị trường cũng như thị phần doanh thu.

Cần phải lưu ý rằng, Trung Quốc không thể đạp đổ hoặc phá bỏ hệ thống tiêu chuẩn hiện hành để xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn khác. Trong tương lai, điều Trung Quốc cần làm là tăng cường năng lực dẫn dắt và chủ đạo trong hệ thống này thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn mới, đồng thời thúc đẩy hệ thống thực hiện các điều chỉnh, tranh thủ quyền tham gia quyết sách và quyền phát ngôn. Trung Quốc vẫn tiếp tục cần hợp tác, đây cũng là một vấn đề cần được xem xét khi tiến hành “cuộc chơi” với phương Tây trong phương diện này.

Việc hướng ra thế giới của "Made in China" dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Kể từ khi thực hiện cải cách và mở cửa, các tiêu chuẩn quốc tế đã đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy và nâng cao sự phát triển của "Made in China".

Trong tương lai, "Made in China" vẫn sẽ tiếp tục phát triển theo con đường này, nâng cấp toàn diện, hướng tới chất lượng cao. Trong số các tiêu chuẩn hiện nay của Trung Quốc, một số tiêu chuẩn đã dẫn đầu, đây là kết quả đạt được trong tiến trình không ngừng tăng tốc và mở rộng công nghiệp hóa của Trung Quốc. Đây không chỉ là sự mở rộng hoặc nâng cấp của các tiêu chuẩn quốc tế vốn có, mà còn bao hàm sự đổi mới của chính Trung Quốc.

Nhiều trở ngại

Tại Hội nghị Đại hội đồng Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) lần thứ 39 tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 5/2016, Trung Quốc khi đó có 189 đề xuất tiêu chuẩn trở thành tiêu chuẩn quốc tế ISO, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt cao tốc, điện hạt nhân, thông tin và ô tô, Trung Quốc đã đạt được bước nhảy vọt từ vị trí đi sau lên vị trí dẫn dắt.

Có một vấn đề lớn là mặc dù các doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng lại các tiêu chuẩn mới trong một số lĩnh vực then chốt hoặc lĩnh vực có lợi thế, nhưng việc vận dụng những tiêu chuẩn mới này vẫn cần có cọ sát nhiều hơn, lâu hơn với thị trường quốc tế.

Theo khảo sát đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp Trung Quốc bao thầu tại nước ngoài, có thể thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc rất khó tạo ra đột phá trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng là xây dựng cầu, hồ chứa nước, trạm điện, đường bộ và đường sắt.

Trong quá trình phát triển trong nước, các doanh nghiệp Trung Quốc đã có nhiều đổi mới công nghệ, không ít trong số đó còn vượt qua tiêu chuẩn của quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn gặp phải trở ngại ở các mức độ khác nhau trong việc vận dụng các tiêu chuẩn Trung Quốc vào các dự án tại nước ngoài này.

Đâu là điểm yếu của Made in China trong việc hướng ra thế giới?
Ngành sản xuất của Trung Quốc cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. (Nguồn: Caixin)

Khi gặp những rắc rối như vậy, nhân viên kỹ thuật của các doanh nghiệp Trung Quốc thường chỉ có thể thuyết phục bộ phận giám sát và bên ký hợp đồng, đồng thời sử dụng kết quả thực tế để chứng minh tính khả thi của công nghệ Trung Quốc và tiêu chuẩn Trung Quốc.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp buộc phải quay lại sử dụng tiêu chuẩn quốc tế vốn có. Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế hiện tại đã được hình thành trong một thời gian dài, Trung Quốc cần có đủ kiên nhẫn và tầm nhìn thế giới dài hạn trong việc dài hạn để vươn lên trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn Trung Quốc phải đối mặt với nhiều tầng trở ngại. Từ sự kiện bông Tân Cương, có thể thấy ngay cả khi sản phẩm của Trung Quốc có chất lượng tốt và đạt tiêu chuẩn, nhưng chỉ cần thương hiệu vẫn bị người khác kiểm soát, thì sẽ bị các lực lượng chính trị phương Tây lợi dụng.

Đánh giá từ tình hình 5G, Trung Quốc càng vươn lên thì càng gặp nhiều khó khăn hơn. Trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII, Trung Quốc đã ban hành 285 tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất thông minh, dẫn dắt xây dựng 47 tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất của các doanh nghiệp. Lĩnh vực này hiện đã trở thành trọng tâm của cuộc chơi giữa Trung Quốc và phương Tây.

Ngành sản xuất của Trung Quốc cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu các nước phương Tây có thể, hoặc ở mức độ nào đó chấp nhận và tuân theo các tiêu chuẩn mới do Trung Quốc xây dựng hay không?

Tại Mỹ, gần đây đã có nhiều tiếng nói kêu gọi ngành sản xuất quay về chính quốc, nhưng việc toàn bộ chuỗi sản xuất quay về là điều không thể. Điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ từ bỏ chuỗi giá trị mà nước này chiếm lĩnh.

Làm thế nào để phát huy đầy đủ khả năng thiết kế và điều tiết của nhà nước, đưa ra lựa chọn chính xác giữa cạnh tranh và hợp tác, giữa mở cửa và quản lý, giữa bảo vệ lợi ích và chuyển giao lợi ích đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn và tính toán chính xác

Vaccine Covid-19 của Trung Quốc sẽ sớm phổ biến toàn cầu?
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (2-7/4): Mỹ 'thẳng tay' chỉ trích kế hoạch Made in China 2025, đổi mới quan hệ năng lượng chiến lược với Ấn Độ
Trung Quốc: Bùng nổ tranh cãi về việc ưu ái người tiêm vaccine Covid-19 'Made in China'
Bước đi tham vọng của ngành dược phẩm Trung Quốc trên sân chơi quốc tế
Bắc Kinh có đầy đủ tự tin đối đầu với Mỹ bằng công nghệ
TIN LIÊN QUAN

(theo Global Times)

Tin cũ hơn

Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng,  USD 'đẩy thuyền' Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng, USD 'đẩy thuyền'
Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào? Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào?
Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'? Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'?
Nga phát hiện mỏ dầu với trữ lượng khủng, Argentina lo ngại? Nga phát hiện mỏ dầu với trữ lượng khủng, Argentina lo ngại?
Mỹ cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh với Iran; áp trừng phạt liên quan kế hoạch giải phóng tài sản bị phong tỏa của tỷ phú Nga Mỹ cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh với Iran; áp trừng phạt liên quan kế hoạch giải phóng tài sản bị phong tỏa của tỷ phú Nga
Giá vàng hôm nay 15/5/2024: Giá vàng 'rơi tự do', Bộ Công an vào cuộc ngay tuần này; giới đầu tư thế giới đổ xô chốt lời, chuyên gia nói gì? Giá vàng hôm nay 15/5/2024: Giá vàng 'rơi tự do', Bộ Công an vào cuộc ngay tuần này; giới đầu tư thế giới đổ xô chốt lời, chuyên gia nói gì?
Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết' Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết'
EU tính bước đi cứng rắn với Nga, nhắm thẳng vào LNG, Moscow đã 'sẵn trong tay' cách đối phó EU tính bước đi cứng rắn với Nga, nhắm thẳng vào LNG, Moscow đã 'sẵn trong tay' cách đối phó