Diễn giả Thảo Phạm học hỏi được rất nhiều điều, đặc biệt từ mẹ, người truyền cảm hứng và dạy cho chị những bài học kinh doanh đầu tiên từ khi còn rất nhỏ. |
“Tôi biết ơn gánh hàng tạp hóa của mẹ!”
Nhắc đến mẹ với diễn giả Thảo Phạm là một sự tự hào, đầy yêu thương và trân quý. Mẹ là người phụ nữ giản dị, quanh năm gắn liền với gánh hàng tạp hóa ở chợ Chã, thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để có tiền các con khôn lớn. Trong mắt chị: “Bà nhanh nhẹn, hoạt bát và rất tinh tế trong việc nuôi dạy con cái. Bà tính toán cũng rất giỏi, cộng nhẩm hàng dãy số, hay đơn giản là bán một nhóm các sản phẩm mà bây giờ mọi người thường gọi nó là combo. Bà tinh tế từ những chi tiết nhỏ nhất nên luôn làm khách hàng cảm thấy cực kỳ ấn tượng mỗi khi mua bán. Ở vùng quê nhà tôi, bà khá là nổi tiếng vì bán hàng có duyên và mọi người đều rất vui khi đến với bà”.
Ngày còn nhỏ, nhất là dạo gần Tết, chị Thảo thường dậy từ 4 giờ sáng để cùng mẹ bày biện, dọn hàng ra. Rồi chị lại ngồi giúp mẹ trông hàng những ngày không phải đến lớp. Công việc tưởng chừng quá dễ dàng và ai cũng có thể làm được nhưng lại không phải vậy. Mẹ chỉ cho chị phải ăn mặc thoải mái nhưng lịch sự, ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, không được dựa hay nằm sõng soài ra, khách vào dù có mua hàng hay không cũng chào hỏi và cười thật tươi. Với bà, nụ cười là bí quyết, cũng là món quà để trao tặng cho nhau cho dù họ chỉ tình cờ lướt qua.
Chị học được ở mẹ không được phép mang cảm xúc cá nhân vào công việc. Với khách hàng phải luôn niềm nở cho dù lúc đó bản thân có gặp chuyện gì không vui đi chăng nữa. Có lẽ đó cũng chính là nền tảng để sau này, bất kỳ ai gặp, dù ngoài đời hay trên sân khấu, đều thấy chị luôn tươi cười, niềm nở, thân thiện đến lạ kỳ.
Chị Thảo cho biết: “Với mẹ chị, việc bán hàng không chỉ là giới thiệu sản phẩm họ cần mà phải lắng nghe để thấu hiểu và tư vấn cho phù hợp. Khi khách hàng không mua vẫn phải cúi đầu, cảm ơn và chào hỏi lễ phép.
Học hỏi những điều nhỏ nhất ấy khiến chị Thảo tích lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu, áp dụng cho công việc sau này. Gánh hàng tạp hóa là cả kí ức tuổi thơ đầy gian khó nhưng cũng lung linh sắc màu, mà ở đó hàng ngày chị được mẹ trực tiếp dạy bảo tỉ mỉ từng chút một. Mẹ là người vun đắp, bồi dưỡng để chị Thảo trở thành một diễn giả nổi tiếng như ngày nay khi đã và đang truyền dạy cho hơn 10.000 học viên cách livetream bán hàng.
Để đạt được thành công, theo diễn giả Thảo Phạm, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp và uy tín. |
Mẹ là hình mẫu cho việc xây dựng hình ảnh cá nhân uy tín, chuyên nghiệp
Để đạt được thành công điều quan trọng nhất theo diễn giả Thảo Phạm đó là phải xây dựng được hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp và uy tín. Khi bản thân tạo được niềm tin thì sẽ như chất keo hút mọi người lại gần với mình một cách tự nhiên và đầy say mê.
Nhắc đến điều này, chị phải thừa nhận: “Với tôi mẹ đã làm rất tốt điều này nhưng bà không gọi tên rõ ràng được ra. Sự uy tín của bà khiến gánh hàng tạp hóa mà sau này là cửa hàng to của gia đình tôi lúc nào cũng nườm nượp khách qua lại”.
Trân trọng từng khách hàng ghé qua, dù là có mua hay không, bà còn là người rất có duyên khi liên tục pha chất hài hước vào từng câu chuyện. Thói quen nói ngược của bà khiến cho mọi người vô cùng thích thú và thoải mái. Trong trí nhớ của chị Thảo về mẹ: “Mẹ tôi hay bông đùa hỏi khách kiểu, cô (chú) mua 5 ngàn đồng hay 10 ngàn đồng “Chình mí”, tức là mì chính đó”.
Diễn giả Thảo Phạm. |
Sự hài hước, dân dã ấy của bà có ảnh hưởng rất lớn đến chị nên trong các lớp học của mình, diễn giả Thảo Phạm cũng thường xuyên áp dụng để học viên cảm thấy thoải mái và cũng nhắc chị nhớ nơi mình được sinh ra và lớn lên với đầy những điều thú vị.
Bà xử lí các tình huống trong bán hàng thấu tình đạt lí khiến nhiều người nể phục. Chị Thảo kể: Ngày tôi còn nhỏ, có lần có một chiếc ô tô đẹp lắm của người Hà Nội về quê, có ghé qua nhà tôi mua chiếc phong bì đi ăn cỗ cưới. Mẹ tôi đưa cho họ 3 cái và không lấy tiền. Họ vì quá ngại nên muốn mua cả tập nhưng mẹ tôi không bán. Mọi người đều rất ngạc nhiên vì có thể bán được vài đồng nhưng mẹ tôi bình tĩnh và nói họ mà mua cả tập phong bì thì dùng đến bao giờ cho hết, mà lấy tiền thì ngại vì không đáng là bao nên cứ hoan hỉ đi rồi mọi việc sẽ hanh thông. Một thời gian sau, chính gia đình đó đã quay về quê chơi và ra nhà tôi sắm toàn bộ đồ trong gia đình. Họ kể là vì ấn tượng với mẹ tôi nên cũng từ đó nhà tôi trở thành địa chỉ họ chắc chắn ghé qua mỗi lần về quê.
Hay có lần có bà cụ nông dân nghèo, chuyên bán lá chè tươi ngoài chợ, vào mua 1 gói bánh. Bà cụ than thở là hàng hôm nay rất ế, không bán được nhưng giờ về vẫn phải mua bánh cho bọn trẻ cho chúng phấn khởi. Mẹ tôi ngay lập tức đã đổi 1 gói bánh lấy 1 bó chè tươi nhỏ và bảo bà cụ là đổi sang ngang vừa xinh luôn.
Những chi tiết nhỏ như thế thôi nhưng lại là những ấn tượng đậm nét để người khác luôn nhớ đến bà. Với diễn giả Thảo Phạm, mỗi lần đứng sân khẩu, chị luôn tự hào khoe: “Tôi được học từ mẹ của mình”. Mẹ chính là chìa khóa giúp mở mọi cánh cửa thành công của chị mà cả cuộc đời này chị luôn ghi nhớ và biết ơn.
| CEO Huỳnh Thị Hạnh Phước: Chữ tín quý hơn vàng Với bà chủ tiệm vàng Ba Hên Huỳnh Thị Hạnh Phước, trong kinh doanh có nhiều điều quý giá hơn vàng. |
| Nguyễn Thế Vinh chia sẻ về kinh nghiệm Start-up trong lĩnh vực công nghệ Tuy còn trẻ tuổi, Nguyễn Thế Vinh đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ nhờ sự thông minh, nhanh nhạy, quyết ... |
| Lê Nguyên Thảo An: Thương hiệu tạo nên đẳng cấp CEO 9X Lê Nguyên Thảo An là một nữ doanh nhân trẻ, tràn đầy năng lượng và sức sống, luôn có quan điểm trong kinh ... |