Điều gì đang xảy ra ở Đức

Sau các vụ tấn công ở các nước châu Âu như Pháp, Bỉ,... những ngày gần đây, làn sóng bạo lực đang “gõ cửa” nước Đức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dieu gi dang xay ra o duc IS tung video về những kẻ tấn công nhà thờ ở Pháp
dieu gi dang xay ra o duc Tổng thống Nga Putin: Khủng bố thách thức văn minh nhân loại

Chỉ trong vòng một tuần qua, nhiều sự kiện liên tục xảy ra ở Đức. Tối 18/7, trên một chuyến tàu ở Wurzburg, một thanh niên dùng dao và rìu tấn công hành khách trong toa khiến 5 người bị thương nặng. Bản thân tên này sau đó   trên đường trốn chạy còn hành hung thêm một người nữa và điên cuồng tấn công cảnh sát và bị cảnh sát bắn chết.

Ngày 22/7, một thanh niên dùng súng bắn chết 9 người, làm bị thương nặng 35 người khác tại một cửa hàng ăn nhanh trong trung tâm thương mại Olympia ở Munich, sau đó tự sát.

dieu gi dang xay ra o duc
Cảnh sát đến hiện trường vụ xả súng tại Munich hôm 22/7. (Nguồn: AP)

Ngày 24/7, một người đàn ông 21 tuổi dùng dao quắm giết một phụ nữ và làm bị thương 5 người tại thành phố Reutlingen. Cũng tối Chủ Nhật 24/7, một người đàn ông đã cho nổ bom tự chế chứa trong ba lô tại lối vào một buổi nhạc hội ngoài trời ở Ansbach, khiến 15 người bị thương.

Khủng bố lan đến Đức?

Trong khi châu Âu đang bàng hoàng vì vụ thảm sát ở Nice (Pháp) trước đó, những hành động nói trên khiến dư luận đặc biệt quan tâm và lo ngại. Người dân nghĩ ngay đến hành động khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và đặt câu hỏi: Phải chăng khủng bố đã đặt chân đến Đức? Đức có còn an toàn?

Rất may, trong bốn vụ kể trên thì đến nay có thể khẳng định chắc chắn là hai vụ không liên quan đến khủng bố. Vụ việc xảy ra ở trung tâm thương mại Olympia ban đầu có dấu hiệu khủng bố trên diện rộng vì cảnh sát nghi ngờ có ba tên hoạt động vào cùng thời điểm ở những địa điểm khác nhau trong thành phố. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy đây là một vụ cuồng sát của David Ali Sonboly có quốc tịch Đức và Iran, sinh ở Đức. Tên này có tiền án bệnh tự kỷ và hoang tưởng, không có dấu hiệu cho thấy liên hệ tới IS. Hành động dùng dao quắm chém chết người ở Reutlingen cũng là vấn đề “quan hệ tình cảm” và không có dấu hiệu của khủng bố.

Đáng lo ngại là vụ việc xẩy ra trên tàu ở gần Wurzburg vì thủ phạm là một thanh niên tị nạn đến từ Afghanistan. Cách đây đúng  1 năm, Riaz Ahmadzai lúc đó 16 tuổi đến Đức xin tị nạn nhưng không có người lớn đi kèm. Trong năm qua Riaz được coi là hòa nhập tốt, chăm chỉ học tiếng Đức, được một gia đình người Đức nhận về nuôi và còn được bố trí một chỗ học nghề. Nhưng sau khi xảy ra vụ việc, kiểm tra phòng ở của tên này mới phát hiện ra bức vẽ cờ của IS và một bức thư gửi cho bố thủ phạm, trong đó nói rõ là đã đến thời điểm hắn trả thù những người vô đạo, trả thù nước Đức. Trên mạng xã hội, IS cũng cho công bố đoạn video clip của Riaz tay cầm dao và lên tiếng đòi trả thù.

dieu gi dang xay ra o duc
Riaz Ahmadzai đăng video clip đòi trả thù.

Trong vụ đánh bom tự sát ở Ansbach, các nhà điều tra bang Bayern cũng khẳng định vụ việc này có liên quan đến yếu tố Hồi giáo cực đoan, vì trong một đoạn video vừa tìm thấy thì thủ phạm tuyên bố sẽ trả thù nhằm vào người Đức. Tên này hai năm trước đến Đức nhưng bị từ chối cấp quy chế tị nạn và buộc quay trở lại Bulgaria là nước đến đầu tiên. Nhưng không hiểu sao việc trục xuất đến thời điểm gây án vẫn chưa tiến hành.

Gánh nặng người tị nạn

Qua những vụ bạo lực nói trên, xã hội Đức lại dấy lên cuộc tranh luận âm ỉ từ nhiều tháng trước đó, nhất là liên quan đến vấn đề người tị nạn.

Sở dĩ như vậy vì 3 trong 4 vụ nói trên là do người tị nạn gây ra (hai vụ do người gốc Syria và một vụ do người gốc Afghanistan). Riêng năm 2015, Đức đã nhận 1,1 triệu người tị nạn, trong đó đông nhất là người đến từ Syria và kế đó là người Afghanistan. Họ đã được đón  tiếp ở các trung tâm tiếp nhận, được sắp xếp về ở các địa phương, được cung cấp dịch vụ y tế, bảo hiểm sức khỏe, được tạo điều kiện học tiếng Đức, học nghề...

Đây thực sự là một gánh nặng cực kỳ to lớn với Chính phủ Đức và thách thức đối với xã hội Đức. Tuy nhiên, với chính sách nhất quán của Thủ tướng Angela Merkel, trong gần 1 năm qua, về cơ bản Đức đã xử lý tương đối ổn thỏa vấn đề này mặc dù gặp phải sự phản ứng, thậm chí “tẩy chay” của các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU).

Vừa qua, sau đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ kỳ và sự “thanh trừng” nội bộ của Tổng thống Erdogan, những tưởng Thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ về tị nạn có nguy cơ đổ vỡ. Nếu phía Ankara ngừng thực hiện thỏa thuận này, gánh nặng người tị nạn chắc chắn lại sẽ dồn cho EU và trước hết là Đức. Điều lo ngại nhất mà những người chống lại bà Merkel nêu ra suốt thời gian qua là việc để hàng triệu người tị nạn vào nước mình mà không biết họ là ai, nhân thân, quốc tịch như thế nào, có thể trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng cho an ninh quốc gia, có vẻ đang được thực tế chứng minh. Mặc dù Chính phủ Đức đang cố gắng trấn an dư luận, nhưng không thể phủ nhận là nhiều phần tử cực đoan, khủng bố, trong đó có cả các chiến binh IS trà trộn vào dòng người tỵ nạn để vào nước Đức.

Xu hướng cực đoan hóa

Có thể thấy, hầu hết các vụ bạo lực, nổ bom liều chết vừa qua đều do những người trẻ thực hiện. Vụ tấn công trên tàu ở Wurzburg thủ phạm mới 17 tuổi, hai vụ khác đều do thủ phạm ở độ tuổi 20 thực hiện. Điều này dấy lên lo ngại về xu hướng cực đoan hóa trong bộ phận lớn thanh niên tị nạn hoặc nguy cơ họ bị IS dụ dỗ, lôi kéo.

Theo số liệu của Cục Hành chính Liên bang, ở toàn nước Đức hiện nay có khoảng 70.000 trẻ em tị nạn ở độ tuổi vị thành niên và không có cha mẹ đi kèm, trong đó 70% từ Afghanistan. Đây là gánh nặng to lớn đối với Đức vì Chính phủ sẽ phải lo toàn bộ việc ăn ở, học tập, dạy nghề, hòa nhập của những trẻ em này. Mỗi năm ngân sách phải bỏ ra tròn 4,2 tỷ Euro để lo cho các cháu, ước tính 5.250 Euro/cháu/năm.

dieu gi dang xay ra o duc
Trẻ em tị nạn không có người lớn đi kèm đang là gánh nặng của Đức.

Bên cạnh câu chuyện về kinh phí mà ngân sách nhà nước phải bỏ ra, Đức lo ngại hơn cả là sự bất ổn về tâm sinh lý của các cháu. Những ám ảnh của chiến tranh, giết chóc, chạy nạn đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách cũng như sự phát triển bình thường của các cháu. Nhiều cháu sa vào trạng thái tự kỷ, hoang tưởng mãn tính. Đây là mảnh đất màu mỡ cho việc truyền bá và phát triển tư tưởng và hành động cực đoan, như Riaz Ahmadzai trong vụ ở Wurzburg. Trong trường hợp này, các nhân viên điều tra còn chưa rõ là Riaz đã được IS huấn luyện để trở thành “chiến binh Salifat“ trước khi được vào Đức hay IS tìm cách tác động, chiêu mộ khi Riaz đã ở Đức?

Vai trò của nhà nước

Như Chính phủ Đức đã nhiều lần khẳng định, đấu tranh chống khủng bố và xử lý khủng hoảng tị nạn là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, những vụ việc xảy ra vừa qua, từ vụ việc ở Koln đêm Giao thừa đến những án mạng, những vụ khủng bố hay đe dọa bạo lực liên tục xảy ra liên quan đến người tị nạn cũng làm cho người dân không thể không đặt câu hỏi về vai trò kiểm soát của Nhà nước trong vấn đề này.

Điều người dân quan tâm lúc này là an ninh phải được bảo đảm, không phải nơm nớp là khủng bố hay bạo lực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu. Còn người tị nạn ở Đức cũng lo ngại sau những vụ như thế này, búa rìu dư luận cũng như sự nghi kỵ của người dân Đức chắc chắn sẽ lại chĩa vào họ. Những phần tử khủng bố trà trộn vào dòng người tị nạn hay những người có xu hướng cực đoan khi đang ở Đức có thể chỉ là thiểu số, nhưng sự lo lắng của người tị nạn là hoàn toàn có cơ sở.

Trên tàu hỏa hay các phương tiện giao thông công cộng, người ta tránh hay dè chừng những người ngoại quốc có vẻ là người tị nạn. Cơ quan chức năng của Đức cũng đặt nhiệm vụ phải “để mắt” nhiều hơn đến hơn 70.000 trẻ em tị nạn không có người đi kèm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất ổn hay cực đoan. Một giáo sư ở Bayern còn xây dựng một “cẩm nang” gồm hàng loạt câu hỏi và dấu hiệu nhận biết về căn bệnh tự kỷ, hoang tưởng  để các bác sĩ, những nhân viên xã hội và cả những gia đình nhận nuôi trẻ tị nạn không cha mẹ đi kèm, sớm phát hiện những biểu hiện bất thường.

Cả xã hội Đức lại phải lần nữa gồng mình lên xử lý cuộc “khủng hoảng thế kỷ” này.

dieu gi dang xay ra o duc 5 thuyền viên Malaysia bị phiến quân Philippines bắt cóc

Cảnh sát Malaysia cho biết, 5 thuyền viên nước này mất tích từ tuần trước đã bị nhóm phiến quân Abu Sayyaf ở Philippines bắt ...

dieu gi dang xay ra o duc Bỉ tiếp tục duy trì cảnh báo an ninh mức 3

Thông tin được Cơ quan phối hợp phân tích các mối đe dọa (OCAM) của Bỉ đưa ra ngày 26/7.

dieu gi dang xay ra o duc Pháp xác định danh tính đối tượng tấn công nhà thờ

Ngày 26/7, Trưởng Công tố Paris Francois Molins cho biết một trong hai kẻ tấn công nhà thờ ở Normandy, miền Bắc nước Pháp, là ...

Nguyễn Hữu Tráng (từ Berlin)

Bài viết cùng chủ đề

Chống khủng bố

Xem nhiều

Đọc thêm

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở ...
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (6/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/11/2024.
Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm ...
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Hiện tại Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ mất điện chiếu sáng và nhiệt sưởi vào mùa Đông do các cơ sở hạ tầng năng lượng bị Nga tấn công.
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Quốc vương Jordan kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm UNRWA hoạt động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động