TIN LIÊN QUAN | |
Sản xuất vải đang là ‘nút thắt cổ chai’ của ngành dệt may Việt Nam | |
Dệt may Việt Nam 'lao đao' vì Covid-19 |
Theo Báo cáo thường niên 2019 Better Work Việt Nam, điều kiện lao động tại các doanh nghiệp dệt may nước ta đã có những cải thiện đáng kể. |
Better Work là chương trình hợp tác giữa ILO và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2009 với mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giầy.
Trong một thập kỷ qua, Chương trình đã ghi nhận những tiến bộ rõ rệt của các doanh nghiệp, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân ngành may mặc cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam và toàn cầu.
Đến nay, hơn 360 doanh nghiệp đã sử dụng trên 600.000 lao động tham gia Chương trình. Better Work Vietnam cung cấp một gói dịch vụ cho tất cả các doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình, bao gồm dịch vụ đánh giá, tư vấn và đào tạo.
Chương trình đã giúp giảm tỷ lệ vi phạm về Hệ thống quản lý An toàn Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) từ mức 52% trong năm 2011 xuống còn 32% trong năm 2019. Ngoài ra, tỷ lệ vi phạm về bảng lương giảm từ 42% trong năm 2011 xuống còn 13% trong năm 2019.
Các số liệu trong Báo cáo thường niên 2019 của Better Work Việt Nam dựa trên kết quả đánh giá công khai tại 295 doanh nghiệp được thực hiện trong năm 2019.
Thông qua Cổng thông tin công khai những vi phạm chính, Chương trình đã ghi nhận những cải tiến đáng kể ở các nhà máy trong các lĩnh vực như ATVSLĐ, minh bạch về bảng lương, cải thiện tính độc lập của công đoàn trong quá trình ra quyết định.
Tương tự những năm trước đây, các vi phạm về sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức rất hiếm trong các doanh nghiệp tham gia chương trình.
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp không tuân thủ quy định liên quan đến an toàn và sức khỏe người lao động còn tồn tại dai dẳng. Các vi phạm phổ biến có liên quan đến hệ thống báo cháy, bộ phận y tế cơ sở và an toàn điện. Ngoài ra, vi phạm quy định về giới hạn làm thêm giờ vẫn phổ biến và tình trạng phân biệt đối xử về giới vẫn còn tồn tại trong ngành.
Báo cáo thường niên 2019 của Better Work Vietnam cung cấp một bức tranh tổng quan về ngành dệt may nhằm tăng cường đối thoại và cùng nhau hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Bà Nguyễn Hồng Diệp, Phó Chánh Thanh tra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm Chủ tịch Ban Tư vấn Chương trình Better Work Việt Nam khẳng định: “Chúng tôi luôn hỗ trợ Chương trình Better Work Việt Nam và kêu gọi các cơ quan đối tác cùng chung tay tham gia hỗ trợ để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp may Việt Nam”.
Trong năm 2019, ngành dệt may Việt Nam đạt 39 tỷ USD doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức và ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng do đại dịch Covid-19. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này cần sự chung tay, nỗ lực của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng.
Chương trình Better Work Vietnam đang phối hợp với các cơ quan đối tác cấp quốc gia và toàn cầu đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người lao động, giúp các doanh nghiệp và Chính phủ vượt qua thách thức do đại dịch Covid-19.
| Covid-19 tác động nghiêm trọng đến lao động nữ, nguy cơ hủy hoại các thành quả bình đẳng giới TGVN. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cảnh báo, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có thể hủy hoại "thành tích khiếm ... |
| EVFTA: Cơ hội giúp doanh nghiệp Việt lấy lại đà tăng trưởng TGVN. Từ phía doanh nghiệp, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) còn được khẳng định là cứu cánh mang đến ... |
| Hỗ trợ doanh nghiệp chớp 'thời cơ vàng', phục hồi, phát triển và bứt phá hậu Covid-19 TGVN. 8h sáng nay (9/5), Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp: Cùng nỗ lực - Vượt thách thức - Đón thời cơ - ... |