Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng

Tuấn Anh
Thực hiện Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ thực hiện kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu và kiểm tra thực địa các công trình trọng điểm tại tỉnh Kon Tum.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng
Các thành viên Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng.

Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Trọng Bình, Trung tướng - Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao; các đồng chí đại diện của các Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính…

Về phía tỉnh Kon Tum có các đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh.

Kon Tum nỗ lực thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư

Qua báo cáo từ các Sở: Kế hoạch Đầu tư, Giao thông vận tải, Ngoại vụ, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh… cho thấy, tổng sản phẩm Kon Tum (GRDP) quý I/2023 ước đạt 3.748,6 tỷ đồng, tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông-lâm-thủy sản tăng 5,04%; công nghiệp-xây dựng tăng 11,05%; thương mại - dịch vụ tăng 5,23%... Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 72 triệu USD, tăng 3,15% so với cùng kỳ và đạt 24,07% kế hoạch năm.

Hầu hết các ngành sản xuất đều tăng, một số nhóm ngành tăng cao như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất bàn ghế... Hoạt động du lịch phát triển mạnh, ước tính trong quý I/2023, thu hút được hơn 600.350 lượt khách, tăng 2,7 lần, doanh thu tăng hơn 3,8 lần so với cùng kỳ.

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng
Toàn cảnh Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với tỉnh Kon Tum.

Xác định việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo và yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan triển khai đồng loạt các giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Do vậy, Kon Tum là một trong những địa phương có tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công cao nhất khu vực Tây Nguyên.

Đến hết quý I, toàn tỉnh đã giải ngân được khoảng 379,1 tỷ đồng, đạt khoảng 12% so với thực nguồn kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 địa phương đã giao và đạt khoảng 10,57% so với kế hoạch vốn trung ương giao.

Các đơn vị của tỉnh cho rằng, chính sách giải phóng mặt bằng, tái định cư, cơ chế cho phép xây dựng dự án bồi thường… vẫn còn có vướng mắc chưa được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng giải phóng mặt bằng chậm ảnh hưởng đến việc bàn giao mặt bằng để triển khai thực hiện dự án.

Tỉnh xin kiến nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu có cơ chế phân cấp trong phê duyệt danh mục dự án thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm cho UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện để giảm thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn…; Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tham mưu trình quy định cụ thể để thống nhất giữa Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch đô thị…;

Xem xét mở cửa khẩu phụ Hồ Le tại huyện Ia H’Drai; hỗ trợ kinh phí dự án kè chống sạt lở, bảo vệ các cộc mốc biên giới Việt Nam-Campuchia và Việt Nam-Lào; bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các cầu còn lại trên tuyến đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh…

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng
Đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu tại buổi làm việc.

Cũng tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng… đã trao đổi, giải đáp nhiều vướng mắc, bất cập của tỉnh đã nêu, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến nhằm hỗ trợ tỉnh phát huy được tiềm năng thế mạnh để thúc đẩy phát triển kinh triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trước đó, Đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa Dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla trên địa bàn TP Kon Tum và một số dự án trọng điểm của tỉnh.

Tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh phát triển

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ghi nhận đánh giá cao công tác chuẩn bị kỹ lưỡng của tỉnh cho buổi làm việc và đại diện các bộ, ngành trung ương cũng có sự giải đáp, trao đổi rõ ràng, trách nhiệm. Bộ trưởng đề nghị, đại diện các bộ, ngành và các sở của địa phương tiếp tục trao đổi, cập nhật nội dung làm việc trong thời gian tới.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Kon Tum cần tiếp tục nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng chiến lược của các địa phương trong vùng Tây Nguyên, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 23/NQ-TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi làm việc, mong muốn tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài về phát triển kinh tế xã hội của Kon Tum.

Bộ trưởng đánh giá cao các thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó nổi bật là Kon Tum đã vươn lên trở thành đầu tàu tăng trưởng của khu vực Tây Nguyên, bám sát các chương trình mục tiêu quốc gia và đạt kết quả cao trong phát triển kinh tế xã hội trong 4 tháng đầu năm.

Tỉnh cũng đã bám sát chủ trương tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Gia Lai cũng đã làm sâu sắc hơn các quan hệ phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; hợp tác với các tỉnh biên giới của nước bạn, thúc đẩy quan hệ hợp tác thực chất với các địa phương bạn, biến biên giới thành đường biên giới hữu nghị và hợp tác, cùng nhau phát triển. Bộ trưởng đồng tình các kiến nghị của tỉnh về việc mở và thúc đẩy hợp tác kinh tế cửa khẩu với các địa phương bạn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, tỉ lệ vốn đầu tư vốn ngân sách nhà nước (đầu tư công và các nguồn khác, bao gồm cả ODA) của Kon Tum chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực còn gặp nhiều khó khăn, khó đoán định hiện nay… Lần lần đầu tiên Chính phủ thành lập các Đoàn công tác trực tiếp đi làm việc, nắm bắt, trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có việc giải ngân các nguồn vốn từ ngân sách.

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ tiến hành khảo sát thực địa Dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla trên địa bàn TP Kon Tum.

Trong thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị tỉnh tiếp tục bám sát các định hướng lớn của Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ năm 2023 và những năm tiếp theo. Từ đó, khắc phục khó khăn trong công tác quy hoạch; trong triển khai các dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư,…

Bộ trưởng cũng mong muốn tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài, trong đó lấy phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp là trọng tâm phát triển; tập trung phát triển công nghiệp chế biến là động lực, phát triển du lịch là đột phá, trong đó có du lịch sinh thái… Đồng thời mở sang phát triển năng lượng sạch, tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Đánh giá cao tinh thần chủ động, phối hợp với các bộ, ngành trong các mặt công tác, Bộ trưởng đề nghị tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần này, tiếp tục truyền thống đoàn kết, nỗ lực, tích cực thích ứng an toàn, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá… trong điều hành kinh tế xã hội. Tỉnh cũng cần mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác để có thể thúc đẩy xuất khẩu các mặt nông lâm thủy sản của tỉnh.

Về các vướng mắc, khó khăn Kon Tum đề xuất, Bộ trưởng cho rằng tỉnh cần chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách; Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương, trong đó có tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, thủ tục phê duyệt, thẩm định chủ trương đầu tư, xây dựng, giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.

Bộ trưởng đề nghị các bên tiếp tục phối hợp, trao đổi, các đơn vị của bộ, ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên Môi trường… hướng dẫn tỉnh thực hiện các mặt công tác, trong đó có một số kiến nghị cụ thể của tỉnh về các dự án trong kế hoạch vốn đầu tư công, lập quy hoạch… để từ đó Đoàn tổng hợp báo Chính phủ xem xét tổng hợp, giải quyết theo đề nghị của tỉnh.

Tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phân công Thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì đoàn công tác của Chính phủ làm việc với các địa phương Gia Lai và Kon Tum.
Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ tiến hành khảo sát thực địa một số dự án trọng điểm của tỉnh Kon Tum.
Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ tiến hành khảo sát thực địa Dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla trên địa bàn TP Kon Tum.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ tiến hành khảo sát thực địa một số công trình trọng điểm tỉnh Kon Tum.

Kon Tum tổ chức tập huấn công tác nhân quyền năm 2023

Ngày 10/5, Ban chỉ đạo (BCĐ) về nhân quyền tỉnh Kon Tum phối hợp Văn phòng Thường trực BCĐ nhân quyền Chính phủ tổ chức ...

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Gia Lai về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Gia Lai về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu

Thực hiện Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn ...

ASEAN 42: Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp trù bị cho Hội nghị cấp cao

ASEAN 42: Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp trù bị cho Hội nghị cấp cao

Ngày 9/5, tại Labuan Bajo, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các Hội nghị ...

ASEAN 42: Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong ngày đầu chuẩn bị Hội nghị cấp cao

ASEAN 42: Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong ngày đầu chuẩn bị Hội nghị cấp cao

Ngày 9/5, tại Labuan Bajo, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các Hội nghị ...

ASEAN 42: Quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN tầm vóc, bền vững, bao trùm, hết mình vì lợi ích người dân

ASEAN 42: Quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN tầm vóc, bền vững, bao trùm, hết mình vì lợi ích người dân

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác tham dự Hội ...

Đọc thêm

Phương án tuyển sinh năm 2025 của 3 trường đại học lớn phía Nam

Phương án tuyển sinh năm 2025 của 3 trường đại học lớn phía Nam

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã công bố phương án ...
5 'hòn đá tảng' với kinh tế Thái Lan, 'người ốm' có vực dậy trong năm 2025?

5 'hòn đá tảng' với kinh tế Thái Lan, 'người ốm' có vực dậy trong năm 2025?

Thái Lan phải đối mặt với 5 thách thức đáng kể trong năm 2025.
Hạn hán kéo dài, 'lá phổi xanh của Trái đất' liên tục bị thiêu đốt bởi cháy rừng, sắp chạm ngưỡng nguy hiểm

Hạn hán kéo dài, 'lá phổi xanh của Trái đất' liên tục bị thiêu đốt bởi cháy rừng, sắp chạm ngưỡng nguy hiểm

Năm 2024 đánh dấu số vụ cháy kỷ lục tại rừng mưa Amazon trong 17 năm qua, sau khi khu vực sinh thái rộng lớn này chịu đựng nhiều tháng ...
Hổ dữ liên tục tấn công người tại Ấn Độ

Hổ dữ liên tục tấn công người tại Ấn Độ

Liên tiếp những vụ hổ tấn công người dân xảy ra trong thời gian gần đây ở Ấn Độ.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Hàn Quốc sử dụng công nghệ in 3D sản xuất phụ tùng cho tàu chiến, xe tăng

Hàn Quốc sử dụng công nghệ in 3D sản xuất phụ tùng cho tàu chiến, xe tăng

Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký thỏa thuận mở rộng hợp tác trong sử dụng công nghệ in 3D.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Phiên bản di động