Doanh nghiệp châu Âu không muốn tách rời Trung Quốc. (Nguồn: TTXVN) |
ERT là nhóm vận động hành lang trong lĩnh vực kinh doanh có tiếng nói ở châu Âu, gồm gần 60 chủ tịch và giám đốc điều hành của các tập đoàn đa quốc gia lớn có trụ sở tại châu lục này.
Nhóm ERT hối thúc các nhà lãnh đạo EU thúc đẩy xây dựng các mối quan hệ kinh doanh tốt hơn với Trung Quốc, chứ không phải "tách rời" với nước này, bất chấp sự nghi ngờ ngày càng tăng của một số nhà lãnh đạo về Bắc Kinh cũng như mối quan hệ đang được cải thiện giữa Mỹ và EU.
Nhiều chính phủ và quan chức EU trong những tháng gần đây đã nghiêng nhiều hơn về phía Washington khi phản đối lập trường ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu lo ngại về những lời kêu gọi tách rời khỏi Trung Quốc, tương tự như những gì diễn ra ở Mỹ.
Ông Jacob Wallanberg, Chủ tịch công ty cổ phần Investor AB và Phó chủ tịch tập đoàn viễn thông khổng lồ Ericsson AB của Thụy Điển tuyên bố, “chúng ta phải thực hiện thành công điều này” khi đề cập quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và phương Tây.
Ông Wallanberg cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa ngân hàng, bảo hiểm và các lĩnh vực khác dưới áp lực của EU và Mỹ và điều đó có thể cải thiện vị thế kinh doanh của phương Tây đối với Trung Quốc.
Chủ tịch công ty cổ phần Investor AB cho hay, một số công ty, bao gồm tập đoàn công nghiệp khổng lồ ABB, nhà sản xuất thiết bị gia dụng Electrolux AB và tập đoàn dược phẩm AstraZeneca, là các mục tiêu bị đe dọa trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc vào năm ngoái.
Nguyên nhân là Thụy Điển đã loại các công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc như Huawei Technologies và ZTE Corp khỏi mạng viễn thông 5G với lý do an ninh dưới sức ép của Mỹ, và ủng hộ tập đoàn Ericsson cũng như Nokia Corp của Phần Lan.
ERT cũng kêu gọi EU không lợi dụng cú sốc kinh tế của đại dịch Covid-19 để tăng cường quyền tự chủ về sản xuất và chính trị của châu Âu theo những cách thức có thể biến thành chủ nghĩa bảo hộ.
ERT đưa ra tuyên bố phản đối lời kêu gọi của một số nhà lãnh đạo châu Âu yêu cầu khối này thúc đẩy “quyền tự chủ chiến lược” lớn hơn từ Mỹ và Trung Quốc bằng cách nâng cao năng lực sản xuất và vị thế địa chính trị của EU.
| Thế giới chờ Trung Quốc thể hiện trong mục tiêu ‘100 năm thứ hai’ "Mục tiêu 100 năm" đầu tiên là xây dựng xã hội toàn diện khá giả đã hoàn thành, Bắc Kinh đang hướng đến việc chinh ... |
| Kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng thế nào khi người dân bỏ phố, về quê? Sau nhiều năm cố gắng kiếm tiền ở các thành phố, lao động nhập cư của Trung Quốc đang trở về nhà. |