Nhỏ Bình thường Lớn

Đối đầu ngoại giao Canada-Trung Quốc: Khúc mắc khó giải

TGVN. Đối đầu ngoại giao Canada-Trung Quốc khó có thể hóa giải trong thời gian sớm, khi những bất đồng quan điểm xung quanh vấn đề then chốt còn đó. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.

Thời tiết Ottawa những ngày cuối tháng Mười đang trở lạnh, song quan hệ song phương Canada-Trung Quốc có lẽ còn “lạnh” hơn.

Không lạnh sao được khi ngày 15/10, Đại sứ Trung Quốc tại Canada Tùng Bồi Vũ đã có lời cảnh báo về “sức khỏe và sự an toàn” của 300.000 công dân Canada ở Hong Kong có thể “gặp nguy hiểm” nếu Ottawa tiếp tục cấp quy chế tị nạn chính trị cho người Hong Kong (Trung Quốc) rời đặc khu hành chính này.

Đối đầu ngoại giao Canada-Trung Quốc: Khúc mắc khó giải
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc. (Nguồn: AP)

PHÂN TÍCH CỦA TG&VN

Làn sóng covid-19 thứ hai ở châu Âu: Vì sao nên nỗi?

Làn sóng covid-19 thứ hai ở châu Âu: Vì sao nên nỗi?

Ngay lập tức, phát ngôn này đã gặp phản ứng mạnh từ Canada. Ngoại trưởng Francois-Philipppe Champagne đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối và “làm rõ rằng Canada chắc chắn sẽ luôn bảo vệ nhân quyền và quyền của người Canada trên toàn thế giới”, khẳng định thỏa thuận thương mại tự do song phương Canada-Trung Quốc giờ khó khả thi khi “Trung Quốc không còn là Trung Quốc của năm 2016”.

Phó Thủ tướng Chrystia Freeland gọi phát ngôn trên là “không phù hợp trong bất kỳ cách thức quan hệ ngoại giao nào”. Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố Canada sẽ “cứng rắn với các vấn đề liên quan tới nhân quyền”, bao gồm cả “tình hình ở Hong Kong".

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định Ottawa đã “bỏ qua” bình luận tiêu cực xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của Canada, cho phép chúng lan rộng trên cả nước và đưa ra những cáo buộc vô căn cứ nhắm vào quốc gia châu Á này.

50 năm trước, Thủ tướng Pierre Trudeau là nhân tố then chốt thúc đẩy Canada thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trớ trêu thay, nửa thế kỷ sau, chính phủ do con trai ông đứng đầu đang chứng kiến quan hệ Ottawa-Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Đáng ngại hơn, bang giao song phương sẽ khó khởi sắc thời gian tới nếu vấn đề then chốt chưa được tháo gỡ.

Bài toán khó

Trước hết là khúc mắc về vụ Ottawa, theo yêu cầu của Washington, bắt giữ Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc phụ trách Tài chính (CFO) Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu đầu tháng 12/2018 do cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ. Đây là khởi đầu cho sự xuống dốc trong quan hệ Trung Quốc-Canada bởi ngay sau đó, Bắc Kinh đã bắt giữ hai công dân Canada, với cáo buộc làm gián điệp, “gây nguy hại cho an ninh quốc gia”.

Tin liên quan
Đại sứ Trung Quốc tại Canada phát ngôn gây tranh cãi, Bắc Kinh quay sang chỉ trích Otawa Đại sứ Trung Quốc tại Canada phát ngôn gây tranh cãi, Bắc Kinh quay sang chỉ trích Otawa

Trong tuyên bố tranh cãi ngày 15/10, Đại sứ Trung Quốc tại Canada Tùng Bồi Vũ hối thúc Ottawa trả tự do tức thì cho bà Mạnh Vãn Chu “để tạo điều kiện đưa quan hệ hai nước trở lại con đường đúng đắn”.

Tuy nhiên, trả tự do cho bà Mạnh Vãn Chu đồng nghĩa rằng Canada thừa nhận quyết định bắt giữ nhân vật này, dựa trên chứng cứ mà Mỹ cung cấp, là không phù hợp.

Trong diễn biến mới nhất tại phiên điều trần từ 28-30/9, luật sư bà Mạnh cho rằng chứng cứ mà Mỹ cung cấp thiếu những nội dung quan trọng, có sự “ngụy tạo”. Song dù vậy, thừa nhận sai sót là điều không ai muốn, khi nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của Thủ tướng Justin Trudeau và tỷ lệ ủng hộ của đảng Tự do chỉ vừa ổn định trở lại do hiệu ứng từ công tác chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Đáng ngại hơn, hành động này có thể khiến quan hệ Canada-Mỹ, vốn đã trắc trở trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump do hàng rào thuế quan thương mại, nguội lạnh hơn. Một bộ phận lớn người Canada có cái nhìn tiêu cực về Tổng thống Donald Trump ngay cả khi Mỹ, Mexico và Canada vừa ký Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) đầu năm 2020.

Theo ông Roland Paris, giáo sư môn Quan hệ quốc tế tại Đại học Ottawa, cựu Cố vấn của ông Trudeau, nhà lãnh đạo này đã ít nhiều được hưởng lợi khi thể hiện ứng xử khéo léo trong giai đoạn khó khăn của quan hệ song phương. Tuy nhiên, điều này có thể chấm dứt nếu Canada thả bà Mạnh Vãn Chu.

Lựa chọn mới?

Bài toán đi với Trung Quốc hay thân với Mỹ đã đặt Canada thường xuyên trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, song với động thái mới đây, mọi chuyện có thể sẽ khác. Nhận định về hành động của Canada, ông David Mulroney, cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Stephen Harpher cho biết: “Có dấu hiệu có thấy Canada đang kiên quyết và cứng rắn hơn. Những thách thức công khai… đã làm giảm khả năng Canada thực hiện các cuộc trao đổi tù nhân với phía Trung Quốc, kể cả yêu cầu giao trả bà Mạnh Vãn Chu hay đóng cửa cho người xin tị nạn từ Hong Kong”.

Canada đã đưa ra sự lựa chọn, song liệu đó có phải là câu trả lời đúng hay không, chỉ thời gian mới có thể giải đáp. Điều dễ thấy nhất ở thời điểm này là chừng nào vụ bà Mạnh Vãn Chu nói riêng, và lập trường của chính quyền Thủ tướng Justin Trudeau trong quan hệ Mỹ-Trung nói chung chưa rõ ràng, quan hệ Canada-Trung Quốc sẽ tiếp tục căng thẳng, đánh dấu cột mốc buồn trong 50 năm hình thành lịch sử quan hệ hai nước.

Căng thẳng chính trị tại Thái Lan: Lắng nghe để thấu hiểu

Căng thẳng chính trị tại Thái Lan: Lắng nghe để thấu hiểu

TGVN. Chính phủ Thái Lan đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình, hiệu quả và bền vững nhằm giải quyết triệt để tình trạng ...

Canada cảm ơn Tổng thống Trump hỗ trợ công dân bị Trung Quốc giam giữ

Canada cảm ơn Tổng thống Trump hỗ trợ công dân bị Trung Quốc giam giữ

TGVN. Văn phòng Thủ tướng Canada cho biết Thủ tướng Justin Trudeau và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/10 đã điện đàm để trao ...

Canada hối thúc NATO theo sát Trung Quốc ở Biển Đông

Canada hối thúc NATO theo sát Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Mới đây, Canada đã hối thúc NATO theo sát các hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông.