Dòng chảy phương Bắc 2 khơi thông 'dòng chảy lợi ích’ dồi dào cho Nga?

Vân Hà
Thỏa thuận Mỹ-Đức về dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream II) đã tháo gỡ nút thắt, thông suốt ‘dòng chảy lợi ích’ dồi dào cho Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dòng chảy phương Bắc 2 khơi thông 'dòng chảy lợi ích’ dồi dào cho Nga?
Đức vốn là thị trường khí đốt sinh lợi nhất của Nga. Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ làm tăng gấp đôi kim ngạch xuất nhập khẩu khí đốt giữa hai nước. (Nguồn: Getty)

Trong một bài đăng trên tạp chí National Interest, nhà báo John Ruehl cho rằng, dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ tạo ra mối đe dọa cho nền kinh tế, năng lượng và an ninh quốc gia của các nước Trung và Đông Âu, đặc biệt là Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hẳn đã cảm thấy vô cùng hài lòng với kết quả cuộc gặp giữa một thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm và tân Tổng thống Mỹ.

Sự miễn cưỡng thừa nhận của Mỹ

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với đường ống dài 764 dặm nay chỉ còn 60 dặm cần thi công trước khi hoàn tất.

Trong khi đó, Đức và Mỹ vừa qua đã đạt thỏa thuận, trong đó Mỹ lần đầu tiên ngầm chấp thuận đường ống vận chuyển khí đốt của Nga đến Đức đi qua Biển Baltic.

Dự án này được cho là sẽ khiến châu Âu trở nên phụ thuộc nguồn khí đốt từ Nga, khiến Nga trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho khu vực này.

Mặt khác, Dòng chảy phương Bắc 2 làm dấy lên một số quan ngại rằng, dự án có thể đe doạ nền kinh tế, năng lượng và an ninh quốc gia của các nước Trung và Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan và Ukraine.

Chính quyền Mỹ nhận định, việc tiếp tục bày tỏ sự bất đồng với đường ống đã gần hoàn thành chỉ làm căng thẳng quan hệ của nước này với Đức trong khi lợi ích thu được không đáng kể.

Thay vào đó, giải pháp có thể cứu lấy thể diện là hiệp định cam kết thành lập một quỹ hàng tỷ USD để đảm bảo an ninh năng lượng cho Ukraine và các sáng kiến ​​năng lượng bền vững trên khắp châu Âu.

Khoảng 250 triệu USD đã được ứng trước để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và cải thiện cơ sở hạ tầng an ninh năng lượng của Ukraine.

Hiệp định cũng đồng thời tuyên bố rằng nếu Nga sử dụng năng lượng làm công cụ chính trị hoặc gây hấn quân sự ở Ukraine, Đức sẽ "thúc đẩy các biện pháp hiệu quả ở cấp độ châu Âu", bao gồm cả các biện pháp trừng phạt.

Nhưng dường như chính phủ Ukraine không thực sự được trấn an. Thay vào đó, sự mơ hồ của thỏa thuận này dường như là chủ ý về mặt ngoại giao của chính quyền ông Biden, nhằm miễn cưỡng thừa nhận một dự án có lợi cho cả Nga và Đức.

Một dự án, nhiều mối lo

Đức vốn là thị trường khí đốt sinh lợi nhất của Nga. Đường ống mới sẽ còn tăng gấp đôi kim ngạch xuất nhập khẩu khí đốt giữa hai nước. Đức được nhập khẩu khí đốt với số lượng lớn với giá rẻ hơn, đồng thời biến mình thành trung tâm khí đốt cho Trung và Tây Âu.

Cam kết của Đức đối với dự án là sự tiếp nối cách tiếp cận Ostpolitik (Chính sách hướng Đông) đối với Moscow. Từ cuối những năm 1960, nhằm hạ nhiệt căng thẳng, Đức tìm cách tăng cường thương mại giữa nước này và Liên Xô, đặc biệt là thông qua các thỏa thuận năng lượng.

Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush từng lên tiếng phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc ngay sau khi nó được công bố vào năm 2005.

Năm 2015, dự án mở rộng Dòng chảy phương Bắc 2 tiếp tục được “ra mắt” kéo theo sự chỉ trích từ chính quyền ông Barack Obama.

Dự án này làm dấy thêm lo ngại của Washington rằng, đường ống sẽ cung cấp kinh phí cho “chủ nghĩa quân phiệt” của Nga và gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng của các quốc gia Đông Âu.

Trước đó, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine vì những bất đồng chính trị nhưng lấy lý do tranh chấp về giá cả, gây ra sự hoang mang khắp châu Âu.

Việc Nga tăng cường nguồn cung khí đốt ở châu Âu đồng thời khiến xuất khẩu khí đốt tự nhiên lỏng (LNG) của Mỹ trở nên khó cạnh tranh hơn ở thị trường này.

Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga vì các hành động được cho là gây tổn hại tới Ukraine cách đây 7 năm. Đi kèm với đó, EU cũng cam kết giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, nói thì dễ làm thì khó, khối này vẫn liên tục gia tăng phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Và Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ thúc đẩy điều này đi xa hơn nữa.

Berlin hay Washington cũng khó có thể kháng cự được chiến lược dài hạn của Điện Kremlin với mục đích gia tăng ảnh hưởng trên toàn châu Âu.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã thực hiện trừng phạt đối với các công ty liên quan đến Dòng chảy phương Bắc vào năm 2018, nhưng cũng không thể ngăn cản dự án tiến gần hơn đến ngày hoàn thành.

Tổng thống Joe Biden gần đây đã thừa nhận rằng: “Dòng chảy phương Bắc đã hoàn thành 99%. Bất kì hành động nào cũng không thể dừng nó lại được”.

Tuy nhiên các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn mô tả đó là “một thỏa thuận tồi tệ đối với Đức, một thỏa thuận tồi tệ đối với Ukraine và nói rộng hơn là cả châu Âu”.

Thỏa thuận chứng tỏ Washington ngày càng thấy rõ những nỗ lực nhằm ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ chỉ phá hoại quan hệ với Berlin. Với thỏa thuận mới, Nhà Trắng hy vọng điều này sẽ chấm dứt tình trạng căng thẳng giữa Berlin và Washington.

Đặc biệt khi bà Angela Merkel rời cương vị Thủ tướng Đức vào tháng 9 tới, đồng nghĩa với việc Mỹ đang tránh việc phải thiết lập lại mối quan hệ với nhà lãnh đạo mới của Đức trong một bối cảnh khó khăn.

Dòng chảy phương Bắc 2 khơi thông 'dòng chảy lợi ích’ dồi dào cho Nga?
Đối với Nga, lợi ích của Dòng chảy phương Bắc 2 khi hoàn thành là vô cùng lớn. (Nguồn: Reuters)

Nga "hưởng lợi"

Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Bắc 2 đồng thời làm gia tăng căng thẳng giữa Đức và các nước láng giềng Đông Âu. Cả hai mạng lưới đường ống này đều đi vòng so với các tuyến đường ống hiện có chạy qua Ukraine và các quốc gia Đông Âu khác.

Trước đây, khoảng 40% khí đốt của Nga đến châu Âu đi qua Ukraine trước và EU thường dẫn đầu các nỗ lực đàm phán để hoá giải các tranh chấp. Tuy nhiên, khi Dòng chảy phương Bắc 2 hoàn thành, Nga sẽ sớm có thể trừng phạt Ukraina bằng cách hạn chế trung chuyển khí đốt qua nước này mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các khách hàng quan trọng ở Tây Âu, mong muốn của EU thực hiện vai trò trung gian cũng sẽ giảm.

Với việc giảm đáng kể lượng trung chuyển khí đốt của Nga, Kiev không chỉ đối mặt với nguy cơ thiệt hại về kinh tế mà còn khiến chính họ mất đi quyền tiếp cận với một nguồn năng lượng quan trọng. Ngoài ra, các nước Đông Âu kết nối với đường ống của Ukraine cũng phải đối mặt với tình huống khó xử tương tự.

Đối với Nga, lợi ích của Dòng chảy phương Bắc 2 khi hoàn thành là vô cùng lớn. Nó sẽ giúp Moscow trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Tây Âu và gia tăng ảnh hưởng của Điện Kremlin ở khu vực này. Ngoài ra, dự án còn giúp Nga “thu lời” nhiều hơn khi vận chuyển khí đốt trực tiếp đến Đức mà không cần đi qua Đông Âu.

Như một phần lợi tức, dự án cũng mở rộng phạm vi quân sự của Nga. Đồng thời, Moscow đã có sáng kiến ​​tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Baltic để bảo vệ các lợi ích thương mại của mình.

Mỹ và Nga vừa tổ chức nhiều cuộc đàm phán cấp cao tại Geneva trong khuôn khổ Đối thoại Ổn định Chiến lược, được thiết lập nhằm khuyến khích sự ổn định quan hệ ngoại giao và kiểm soát vũ khí. Bản thỏa thuận với Đức về tình tình của Dòng chảy phương Bắc 2 đã hình thành một phần cơ sở cho việc này.

Tuy nhiên những phàn nàn gay gắt vẫn tiếp tục, không chỉ từ phía Đông Âu mà còn từ các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa Mỹ vì cho rằng, chính quyền ông Biden có ý muốn gia nhập vào lợi ích của Nga với cái giá do phương Tây bỏ ra.

Tin thế giới 11/8: Mỹ có động thái bất ngờ liên quan Dòng chảy phương Bắc 2; đụng độ đẫm máu ở Đông Ukraine; Kabul sẽ sớm thất thủ ?

Tin thế giới 11/8: Mỹ có động thái bất ngờ liên quan Dòng chảy phương Bắc 2; đụng độ đẫm máu ở Đông Ukraine; Kabul sẽ sớm thất thủ ?

Dòng chảy phương Bắc 2, tình hình miền Đông Ukraine, bán đảo Triều Tiên, Afghanistan, Trung Đông, quan hệ EU-Belarus... là một số sự kiện ...

Đại sứ Nga: Đức và Mỹ không ký kết thỏa thuận về Dòng chảy phương Bắc 2, Nga sẽ chẳng chịu nghĩa vụ nào

Đại sứ Nga: Đức và Mỹ không ký kết thỏa thuận về Dòng chảy phương Bắc 2, Nga sẽ chẳng chịu nghĩa vụ nào

Trong bài phỏng vấn được đăng trên tờ Izvestia của Nga vào ngày 9/8, Đại sứ nước này tại Đức Sergei Nechaev cho biết, việc ...

(theo National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu Meta tiếp tục giảm khiến cho tài sản ròng của Mark Zuckerberg “bốc hơi” hơn 18 tỷ USD. Nhưng ông chủ ...
Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực hôm nay (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Ngày 26/4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp ông Michal Safianik, Trưởng đoàn Ban công tác Á-Úc (COASI) thuộc Hội đồng châu Âu.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động