Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch và quan hệ Việt Nam-Mỹ

Đại sứ Lê Văn Bàng
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao
Bài viết của Đại sứ Lê Văn Bàng, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (15/5/1921-15/5/2021).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch và quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch trả lời câu hỏi của đông đảo báo chí trong và ngoài nước về việc Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, ngày 4/2/1994. (Ảnh tư liệu)

Trong thập niên 1980, sau khi đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1954) và đế quốc Mỹ (1975), năm 1979, Việt Nam cùng lúc phải đối đầu với cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam sau đó phải chống chọi với những khó khăn kinh tế - xã hội gây ra bởi cuộc bao vây, cấm vận của Mỹ, Trung Quốc và các nước khác cho đến đầu những năm 1990.

Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân Việt Nam đã kiên cường đấu tranh phá tan thế bao vây, cấm vận, đưa đất nước mở cửa, hội nhập thành công. Trong cuộc đấu tranh phá bao vây cấm vận này, ngoại giao Việt Nam luôn đứng ở tuyến đầu và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch - vị tư lệnh trí dũng song toàn - đã để lại những dấu ấn vẻ vang, sáng chói trong lịch sử nền ngoại giao nước nhà.

Với tầm nhìn chiến lược và phong cách ngoại giao “Dĩ bất biến ứng vạn biến” kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã tham gia xây dựng đường lối chính sách và trực tiếp triển khai thắng lợi các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ vô cùng khó khăn này. Đặc biệt là Bộ trưởng đã có các bước đi sáng tạo, quyết đoán tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ, góp phần quyết định vào việc phá tan thế bao vây cấm vận Việt Nam của các thế lực thù địch.

Ông Nguyễn Cơ Thạch với vai trò Trưởng đoàn chuyên viên đàm phán về Hiệp định Paris.  (Ảnh tư liệu)
Ông Nguyễn Cơ Thạch với vai trò Trưởng đoàn chuyên viên đàm phán về Hiệp định Paris. (Ảnh tư liệu)

Bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Mỹ là đột phá khẩu

Bắt đầu từ năm 1965 khi Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ ở Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại ở Bắc Việt Nam, nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến công cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Năm 1968, khi Mỹ thất bại sau cuộc tổng tiến công chiến lược Tết Mậu thân buộc phải ngồi vào thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trở thành Trợ lý chính cho Cố vấn Lê Đức Thọ trong các cuộc thương lượng tại Paris, kể cả các cuộc gặp công khai và bí mật cùng Tiến sỹ H. Kissinger.

Bình luận sau này ông Kissinger có nói, khi gặp bí mật với ông Lê Đức Thọ, nếu có mặt ông Thạch là một thách thức rất lớn đối với đoàn Mỹ. Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một trong các trợ lý chấp bút và hoàn thành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973. Trong quá trình tiếp xúc, thương lượng phía Mỹ nhận thấy tinh thần độc lập dân tộc của Việt Nam rất cao và họ hy vọng sau khi kết thúc chiến tranh sẽ tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước.

Vì vậy, ngày 24/1/1973, trước khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Kissinger đã phát biểu “Ý định của chúng tôi trong quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chuyển từ thù địch sang bình thường hóa quan hệ và hợp tác”. Về phía Việt Nam cũng nhận thấy Mỹ muốn bình thường hóa quan hệ với các nước Đông Dương để duy trì ảnh hưởng ở khu vực. Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, Việt Nam và Mỹ đã gác lại quá khứ và tiến hành các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ.

Trong hai năm 1976 và 1977, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch là Trưởng đoàn Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Tuy lúc đầu có khác biệt về một vài vấn đề nhưng đến cuộc gặp ngày 27/9/1978 tại New York, Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ông R. Holbrooke đã thống nhất đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước.

Tuy nhiên, cùng thời gian này, Mỹ cũng tiến hành thương lượng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc nên việc Mỹ đồng thời bình thường hóa quan hệ với Việt Nam bị cản trở. Sau đó ít lâu, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam và lôi kéo Mỹ cùng bao vây cấm vận Việt Nam trong suốt thập kỷ 1980.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tiếp trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Richard Armitage thăm Việt Nam bàn về việc Mỹ đề nghị Việt Nam giúp tìm kiếm tù binh, quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (POW-MIA) (1/1986)
Ông Nguyễn Cơ Thạch tiếp Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Richard Armitage thăm Việt Nam bàn về việc Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam giúp tìm kiếm tù binh, quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (POW-MIA), tháng 1/1986. (Ảnh tư liệu)

Vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) - chìa khóa phá thế bao vây cấm vận

Bước vào những năm đầu 1980, tình hình thế giới và khu vực diễn ra vô cùng bất lợi cho Việt Nam. Ở Mỹ, chính quyền R. Reagan theo đuổi chính sách đối ngoại cực hữu, lấy chạy đua vũ trang và chống Liên Xô làm trung tâm. Mỹ tăng cường câu kết với Trung Quốc tập hợp lực lượng bao bao vây cấm vận triệt để Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch lúc này là tổng chỉ huy mặt trận đối ngoại. Ông cho rằng Mỹ câu kết với Trung Quốc chỉ là lợi dụng nhất thời. Để phá thế bao vây cấm vận của các nước đối với Việt Nam, Mỹ có thể là “khâu yếu”, là đột phá khẩu. Trong thời gian này, Mỹ hủy tất cả các cuộc tiếp xúc với Việt Nam, đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia làm điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán.

Đứng trước sự bế tắc này, Bộ trưởng Thạch chủ trương mời các tổ chức cựu chiến binh, các tổ chức phi chính phủ Mỹ vào thăm Việt Nam và cho họ biết thông tin về một số trường hợp người Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Việc làm này đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận Mỹ đòi chính quyền phải trực tiếp gặp phía Việt Nam.

Đến năm 1983, Việt Nam tiến thêm một bước thông báo với phía Mỹ là Việt Nam coi vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh là vấn đề hoàn toàn nhân đạo và muốn hợp tác cùng Mỹ giải quyết nhanh vấn đề này. Khi hai bên đã tiếp xúc làm việc về vấn đề MIA, Việt Nam đề nghị phía Mỹ cũng nên quan tâm vấn đề nhân đạo của Việt Nam như giúp đỡ những người thương tật do chiến tranh để lại và được Mỹ đáp ứng tích cực.

Đến năm 1986, để đẩy mạnh hơn quan hệ với Mỹ, Việt Nam đã đưa ra kế hoạch hành động về MIA trong 2 năm giải quyết cơ bản vấn đề này. Kế hoạch này đã buộc Mỹ phải cử Đặc phái viên Tổng thống, Tướng về hưu John Vessey thường xuyên vào Việt Nam đối thoại và tạo ra không khí hòa giải trong quan hệ hai nước.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Đại sứ William Sullivan tại Hà Nội năm 1989.
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Đại sứ William Sullivan tại Hà Nội năm 1989.

Doanh nghiệp Mỹ tham gia vận động bình thường hóa quan hệ

Đến cuối những năm 1980, tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á đã thay đổi rất cơ bản. Đối đầu Mỹ - Xô đã giảm, quan hệ Mỹ - Trung Quốc cũng không còn mặn nồng sau vụ Thiên An Môn năm 1989, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và tuyên bố rút quân ở Campuchia.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn từ chối tiến hành thương lượng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, lý do là trong nội bộ vẫn còn tiếng nói chống bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đứng trước bế tắc này, Bộ trưởng Thạch tìm đến một người đồng cấp khi tham gia đàm phán với Mỹ tại Paris đó là Đại sứ W. Sullivan.

Lúc này Đại sứ W. Sullivan đã nghỉ hưu và đang phụ trách tổ chức phi chính phủ “Trung tâm phát triển quốc tế”. Hai ông đã nhất trí thành lập “ Hội đồng thương mại Mỹ - Việt” và nhiệm vụ chính là vận động chính quyền, quốc hội Mỹ bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Hàng chục công ty lớn của Mỹ như CiTi bank, AT&T, AIG, COCA COLA… đã tham gia Hội đồng và tích cực hoạt động trong những năm 1991, 1992 - buộc chính quyền của Tổng thống George Bush (Cha) tuyên bố cho các công ty vào Việt Nam lập văn phòng sẵn sàng chờ lệnh bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ hai nước để kinh doanh. Cấm vận của Mỹ chống Việt Nam vì thế đã bị phá bỏ một phần.

Xử lý hội chứng chiến tranh Việt Nam tại Mỹ

Đầu những năm 1990, Việt Nam đã cùng chính quyền Mỹ giải quyết cơ bản những cản trở bình thường hóa quan hệ đó là hai vấn đề Campuchia và vấn đề MIA. Tuy nhiên, chính quyền Bush không thể tuyên bố hoàn toàn bỏ cấm vận đi đến bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Vấn đề chính cản trở lúc này là “Hội chứng chiến tranh Việt Nam” ở Mỹ.

Trong chính giới và dư luận Mỹ còn tồn tại một bộ phận khá lớn mang trong lòng hận thù và cay đắng vì thất bại trong chiến tranh Việt Nam, họ tiếp tục phản đối các bước đi tiến tới cải thiện quan hệ với Việt Nam. Đặc biệt thời gian này họ dựng lên những câu chuyện về tù binh Mỹ còn bị giam giữ ở Việt Nam hay bị chuyển sang Liên Xô trong thời gian chiến tranh.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã tiếp đón nhiều đoàn Mỹ và hứa đưa họ đến nơi nghi ngờ còn giam giữ tù binh Mỹ. Phía Mỹ đã đòi vào các nơi rất nhạy cảm về an ninh của Việt Nam như doanh trại quân đội, Hỏa Lò… để xác minh thông tin còn tù binh Mỹ bị giam giữ. Với sự chân thành và khôn khéo, mềm dẻo, Bộ trưởng đã thuyết phục được những người Mỹ khó tính nhất và tước vũ khí của những người chống Việt Nam đến cùng.

Cuối năm 1991, khi Bộ trưởng chuẩn bị nghỉ công tác cũng là lúc quan hệ Việt - Mỹ chuẩn bị bước sang trang mới. Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam vào ngày 3/2/1994 và bình thường hóa quan hệ hai nước diễn ra vào tháng 1/1995. Chính sách bao vây cấm vận Việt Nam của các nước khác cũng lần lượt sụp đổ, có thể nói Việt Nam đã toàn thắng trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3.

Đặt lợi ích quốc gia dân tộc trên hết

Được ghi nhận là người phá băng và kiến tạo, dám vượt qua không ít rào cản tạo nên những đột phá trong cách tiếp cận về Hoa Kỳ, phá bao vây cấm vận và kiến tạo nền tảng cho hợp tác Việt - Mỹ, có ý kiến cho rằng Bộ trưởng Thạch là người có xu hướng thân Mỹ và chống Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng trong hoàn cảnh Việt Nam “tứ bề thọ địch” như những năm 1980, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã khôn khéo, sáng tạo chọn mũi đột kích vào Mỹ là chính xác.

Tuy nhiên, Bộ trưởng không quên mục tiêu của Việt Nam là phá thế bao vây cấm vận của tất cả các nước và hội nhập quốc tế.

Vì vậy, tháng 5/1987, Bộ trưởng đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc và các nước khác. Để tỏ thiện chí với Trung Quốc và thay đổi nhận thức về Trung Quốc trong toàn Đảng và toàn dân, Bộ Ngoại giao đã trình Bộ Chính trị các biện pháp mạnh mẽ, có tính đột phá và đã được đồng ý. Đó là thời điểm mở ra quá trình cải thiện nhanh chóng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đến đây chúng ta có thể thấy Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch luôn coi lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, là bất biến. Trong cách hành xử của ông với Trung Quốc hoặc Mỹ, không có vấn đề “thân” bên nào nếu có tình cảm thân mến trong quan hệ của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thì đó là việc ông rất thân và dành cả cuộc đời yêu mến Việt Nam.

Nhìn lại giai đoạn lịch sử từ năm 1975 đến năm 1995, khi nhân dân Việt Nam anh dũng đánh thắng hai cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, phá tan bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, đưa đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế thành công, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như ngày nay, chúng ta đều thấy dấu ấn đậm nét của nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.

Tổng kết về những thắng lợi ngoại giao trong thời kỳ này không thể không kể đến những đóng góp và công lao to lớn của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch mà khâu then chốt “đột phá khẩu” là quá trình đấu tranh bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng, chúng tôi những cán bộ ngoại giao đi sau vô cùng nhớ ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của Bộ trưởng, đồng thời ghi nhớ những đóng góp to lớn của Bộ trưởng đối với ngành ngoại giao và sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

TIN LIÊN QUAN
Gương tự học của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch!
Nhớ Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch - Một vài ký ức nhỏ về một nhân cách lớn
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với những đột phá về công tác chỉ đạo điều hành
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với những đổi mới mạnh mẽ về công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ
Chủ trương của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch về đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu
Chuyện tình của những người làm cách mạng và bông hoa tặng vợ của ông Nguyễn Cơ Thạch

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động