TIN LIÊN QUAN | |
Mang Tết đến với người vô gia cư và lao động nghèo | |
Kêu gọi thanh niên khởi nghiệp với các sản phẩm OCOP |
Hội thảo nhằm tạo không gian đối thoại mở đa bên, đặc biệt là sự tham gia của trẻ em để nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà chính các em phải đối mặt trên môi trường mạng.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: LL) |
Có thể nói, môi trường mạng có nhiều lợi ích đối với người dùng, nhưng cũng có những rủi ro tiềm ẩn, đáng để tâm, đặc biệt là đối với trẻ em. Trẻ em, thanh thiếu niên có thể gặp phải những rủi ro như bị theo dõi hoặc đánh cắp thông tin cá nhân; bị bắt nạt, bôi xấu, rình rập; gặp người lạ, bị lợi dụng, xâm hại; tiếp nhận những thông tin sai lệch, những lời khuyên sai trái, phi đạo đức... Do đó, việc hiểu về môi trường mạng, hiểu về các quy định liên quan đến quyền của trẻ em được bảo vệ an toàn trên môi trường mạng là những hành trang bỏ túi không thể thiếu.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD cho rằng, đồng hành và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là công việc và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan (bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông).
Các bạn trẻ chia sẻ những vấn đề và giải pháp gặp phải trên mạng xã hội. (Ảnh: LL) |
“Tôi nghĩ, thay vì kiểm soát, cấm đoán, chúng ta nên tin tưởng, học hỏi từ thanh thiếu nhi. Chúng ta cần trao quyền để các em làm chủ công nghệ, trở thành những công dân số chuẩn, sử dụng mạng xã hội an toàn, thông minh và có các trải nghiệm tuyệt vời”, bà Nguyễn Phương Linh nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em khẳng định, Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế về bảo vệ quyền con người, bảo vệ trẻ em và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thiết lập các lá chắn vững chắc để bảo vệ trẻ em khi tham gia vào môi trường mạng. Trong khi đó, Luật Trẻ em (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Luật Báo chí (2016) cho đến Luật An ninh mạng (2018) đều có các quy định bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Do đó, việc thiết lập mạng lưới các tổ chức bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là rất cần thiết để kết nối và huy động nguồn lực từ các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em. Qua đó, thông tin, truyền thông trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các rủi ro và nguy cơ bị xâm hại khi tham gia vào môi trường mạng.
Tại Hội thảo, ông Dương Khánh Dương, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin & Truyền thông) cũng giới thiệu dự thảo “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh, an toàn tại Việt Nam”. Ông Dương mong muốn thu thập thêm các ý kiến của chính trẻ em và thanh niên để sớm được hoàn thiện và áp dụng bộ quy tắc trong thời gian tới, góp phần hướng đến việc xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn với thanh thiếu nhi.
Mang Tết đến với người vô gia cư và lao động nghèo Tối 20/1, Câu lạc bộ Kỹ năng Thanh niên Hà Nội đã tổ chức chương trình " Đêm từ tâm số 6" - tặng quà ... |
Kêu gọi thanh niên khởi nghiệp với các sản phẩm OCOP Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia cùng Bí thư Thứ ... |
Giao lưu thanh niên quốc tế - sàng khôn ngoài giảng đường Vừa qua, Tỉnh Đoàn Bình Phước đã phối hợp với Câu lạc bộ Bamboo Builders trực thuộc công ty Bamboo Builders (Singapore) tổ chức Chương ... |