Đưa đàn tranh hòa nhập cùng thế giới

Hơn mười năm sau thành công của CD đầu tay, nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thủy vẫn miệt mài sáng tạo trên con đường giới thiệu âm nhạc dân tộc ra với thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
dua dan tranh hoa nhap cung the gioi

Năm 2005, nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thủy ra mắt album Độc tấu đàn tranh Vol.1. Tại thời điểm phát hành cũng như hiện tại, hiếm có nghệ sĩ nào tại Việt Nam chọn chơi nhạc dân tộc chỉ bằng một nhạc cụ trong cả CD. Dù biết sản phẩm của mình không “chiều” theo thị hiếu khán giả nhưng chị Thủy vẫn quyết định cho ra đời album. “CD của tôi được cả khán giả trong nước lẫn quốc tế đánh giá cao. Sự thành công của album hoàn toàn là điều bất ngờ đối với tôi. Dù đã phát hành từ rất lâu nhưng CD vẫn tiếp tục được khán giả tìm mua”, chị Thủy chia sẻ.

Đừng nghĩ mình đặc biệt!

Từ năm 2012 đến nay, nữ nghệ sĩ này làm tiến sỹ tại Học viện Âm nhạc Malmo tại Thụy Điển. Bên cạnh việc nghiên cứu, chị vẫn thường xuyên trình diễn đàn tranh ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á.

Nhớ lại những gì đã thể hiện trong album đầu tay, chị Thủy tự nhận thấy mình đã thay đổi rất nhiều. Giờ đây, chị sáng tạo ra nhiều kỹ thuật chơi đàn mới và chơi được nhiều thể loại âm nhạc với cây đàn tranh...

dua dan tranh hoa nhap cung the gioi

Nghệ sĩ đàn tranh Nguyễn Thanh Thủy sinh ra và lớn lên tại Bắc Ninh trong một gia đình có hai đời làm diễn viên kịch hát dân tộc. Năm 8 tuổi, chị theo học đàn tranh chuyên nghiệp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Nhạc viện) đến hết Đại học. Sau đó, chị tiếp tục lấy bằng thạc sỹ tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian rồi trở thành giảng viên tại Nhạc viện. Hiện chị Thủy đang học tiến sĩ tại Học viện Âm nhạc Malmo - Thụy Điển.

Khi còn ở Việt Nam, tôi chỉ chơi nhạc cổ truyền. Lúc ấy, tôi luôn thấy cây đàn và thể loại âm nhạc mà mình theo đuổi là đặc biệt, khác biệt với thế giới”, chị Thủy nhớ lại. Nhưng sau những lần đứng chung sân khấu với các nghệ sĩ nước ngoài, chị nhận thấy họ có quan niệm khác hẳn so với mình. Với những nhạc cụ cổ truyền phương Tây như: piano, violon, kèn… các nghệ sĩ luôn sáng tạo cái mới bằng cách thách thức các giá trị cũ và không hề ngại ngần chơi các thể loại âm nhạc khác nhau, kết hợp với nhiều nhạc cụ điện tử. Chị Thanh Thủy cho biết: ”Khi học được tinh thần ấy, tôi không còn thấy mình “đặc biệt” nữa. Cây đàn tranh cũng chỉ là một nhạc cụ dân tộc như rất nhiều nhạc cụ khác, cần phải được bảo tồn bằng cách phát triển nó”.

Theo chị Thủy, hầu hết các khán giả nước ngoài đều rất thích thú khi nghe những thanh âm mà nhạc cụ dân tộc Việt Nam cất lên, dù cho họ chưa tìm hiểu sâu về nó để cảm nhận hay phê bình. Từ đó, chị hiểu rằng, rào cản giữa khán giả với các thể loại âm nhạc của nước ngoài không phải về văn hóa mà chính là cách nghĩ của mỗi người. Khi cởi mở suy nghĩ và nhìn nhận mình như một phần của thế giới, tất cả sẽ không còn thấy bất kỳ sự khác biệt nào.

Không ngại phản ứng trái chiều

Dù rất nỗ lực trong việc đem tiếng đàn tranh đến giới thiệu với bạn bè thế giới nhưng những sáng tạo của chị Thủy đôi khi “không được lòng” các bạn đồng nghiệp và một số khán giả. Nhiều người cho rằng sự kết hợp đàn tranh với các nhạc cụ phương Tây, nhạc cụ điện tử hay chơi đàn theo nhiều cách khác so với truyền thống là đi ngược lại với việc bảo tồn âm nhạc dân tộc. 

Tuy nhiên, chị lại cho rằng nếu một loại nhạc cụ, hay rộng hơn là một nền âm nhạc khi nó không thể cho ra những sản phẩm mới nữa thì đồng nghĩa với việc nó không phát triển. Việc tạo ra những tác phẩm mới, những ngón đàn mới cũng quan trọng chẳng kém gì việc bảo tồn âm nhạc cổ truyền. Vì vậy, bản thân người phụ nữ này không hề thấy những gì mà mình đang làm hiện nay với đàn tranh và âm nhạc dân tộc đi ngược lại với công cuộc bảo tồn. “Tôi mạnh dạn bước ra thế giới, mạnh dạn sáng tạo cái mới mà không sợ đánh mất đi bản sắc. Ngược lại, tôi biết mình đang làm giàu có thêm những gì vốn có”, chị Thanh Thủy tâm sự.

Năm 2015, chị Thanh Thủy đã phối hợp cùng nghệ sĩ đàn bầu Ngô Trà My, tay guitar Stefan Ostersjo và đạo diễn Jorgen Dahlqvist (Thụy Điển) thực hiện dự án phim tài liệu kết hợp trình diễn âm nhạc sân khấu “Những thành phố nhập cư: Hà Nội”. Sau khi trình chiếu tại Hà Nội, nhiều khán giả đã dành lời khen ngợi bộ phim nhưng thừa nhận là tác phẩm có phần trừu tượng. Khi được hỏi về phản ứng này của khán giả, nữ nghệ sĩ đàn tranh cho rằng, những điều khó hiểu hiện nay có thể sẽ rất dễ hiểu trong mười năm nữa nếu có những nghệ sĩ dám làm những việc cần làm, dù cho nó “khó hiểu” hay ”đi ngược” thị hiếu của số đông. Nếu không, tất cả rồi sẽ mãi chỉ luẩn quẩn trong những tư duy cũ kỹ và rồi mười năm sau vẫn cảm thấy mọi thứ quá trừu tượng và khó hiểu.

Chị nói: “Tôi không đặt cho mình nhiệm vụ quảng bá âm nhạc Việt Nam mà chỉ đơn thuần là phát triển nó theo dòng chảy của thời đại. Nhìn hàng triệu bản nhạc được soạn cho cây đàn piano so với vài trăm bản cho đàn tranh, tôi thấy mình còn rất nhiều việc để làm”.

“Tiếng đàn tranh nỉ non, uyển chuyển, dìu dặt, khi nhặt khi khoan, đã đưa tôi đến một không gian trong mát êm đềm. Tôi có cảm giác như gặp luồng gió mát trong buổi trưa hè, nếm một chén trà thơm dưới ánh trăng vằng vặc... Tiếng đàn tranh của Nguyễn Thanh Thủy trong những bản nhạc Việt nam có thể đem chúng ta ra ngoài cuộc sống quay cuồng của một xã hội kỹ nghệ hóa, như một liều thuốc an thần, giúp ta từ trạng thái căng thẳng sang cảm giác an nhiên tự tại”.

GS. Trần Văn Khê nhận xét về album đầu tay của nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thủy (năm 2005).

Nguyễn Hoàng

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động