Hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến kết hợp trực tiếp với chủ đề "Phát triển Công viên Dược phẩm tại Việt Nam". |
Telangana là trung tâm sản xuất dược phẩm của Ấn Độ với hơn 800 công ty nghiên cứu và sản xuất sinh phẩm, đóng góp 35% tổng sản lượng thuốc, tạo ra công ăn việc làm cho 120.000 lao động. Tổng trị giá ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ lên tới 40 tỷ USD.
Tại hội nghị, Đại sứ quán đã kết nối nhóm các nhà đầu tư Ấn Độ với đại diện của các chính quyền địa phương tại Việt Nam nhằm giới thiệu và thúc đẩy ý tưởng xây dựng các công viên dược phẩm (pharma park) - khu công nghiệp chuyên biệt trong lĩnh vực dược để đón các “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất dược của Ấn Độ cũng như quốc tế đến Việt Nam.
Mô hình này đã được triển khai rất thành công tại Hyderabad và các địa phương khác của Ấn Độ, biến nước này thành cường quốc sản xuất dược phẩm lớn thứ ba thế giới.
Theo ông Ramesh Babu, Chủ tịch của tập đoàn SMS, công viên dược phẩm này được kỳ vọng là “đòn bẩy chiến lược” để biến Việt Nam thành một cứ điểm nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm hàng đầu của Đông Nam Á và thế giới.
Các khu công nghiệp chuyên biệt này là nơi chuỗi sản xuất các sản phẩm dược từ nguyên liệu tới thành phẩm. Với lợi thế quy trình khép kín, quy mô lớn, tập trung và ở các vị trí thuận tiện, công viên dược phẩm giúp các công ty giảm chi phí đầu tư nhưng lại tăng hiệu suất và hiệu quả phát triển và sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đại sứ quán kết nối nhóm các nhà đầu tư Ấn Độ với đại diện của các chính quyền địa phương tại Việt Nam nhằm giới thiệu và thúc đẩy ý tưởng xây dựng các công viên dược phẩm. |
Với lý do đó, sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của các địa phương tại Việt Nam. Đại diện của 30 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước và nhà quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, tỉnh Long An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thái Nguyên... đã trực tiếp tham dự trình bày, trao đổi trực tiếp với các đầu tư Ấn Độ và nhóm công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ về lợi thế, khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư về diện tích đất, vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, cơ chế ưu đãi đầu tư...
Tuy nhiên, các nhà đầu tư Ấn Độ cũng đặt ra 8 nhóm yêu cầu liên quan đến: đất đai, cơ sở hạ tầng thiết yếu, kết nối giao thông, nguồn nước, năng lượng, nguồn nhân lực, các cơ sở xử lý nước thải và rác thải rắn và các hỗ trợ từ chính phủ.
Để một khu công nghiệp chuyên biệt về dược phẩm hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư Ấn Độ cho biết cần một diện tích đất sạch ít nhất 500 ha với vị trí xa các khu vực dân cư nhưng gần các cảng biển và các hệ thống công nghiệp phụ trợ, kết nối bởi hệ thống giao thông thuận tiện.
Bên cạnh đó, các công viên dược phẩm cũng cần nguồn cung năng lượng liên tục và nguồn nước sạch dồi dào. Vấn đề xử lý nước thải và rác thải rắn cũng là một thách thức lớn nếu không có giải pháp căn cơ và lâu dài ngay từ đầu.
Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng chia sẻ việc xây dựng các công viên dược phẩm sẽ hình thành các “tổ” để các “đại bàng” dược lớn đến đầu tư, sản xuất lâu dài. Nhu cầu giảm mức độ phụ thuộc vào các nguồn cung truyền thống đồng thời đa dạng hóa các chuỗi sản xuất thúc đẩy các tập đoàn dược phẩm lớn tìm các địa điểm đầu tư mới trong bối cảnh chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ.
Có thể nói, vận hội lớn đang mở ra cho ngành dược phẩm của Việt Nam. Chính sách đúng đắn trên cơ sở tầm nhìn dài hạn sẽ mở cánh cửa để các tập đoàn dược phẩm lớn đầu tư vào Việt Nam, qua đó lôi kéo các doanh nghiệp phụ trợ, từng bước hình thành các chuỗi sản xuất mới.
| Lần đầu tiên có Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Ấn Độ Ngày 9/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức trọng thể Lễ trao Quyết định bổ nhiệm, Giấy ủy nhiệm và ... |
| Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma gửi thông điệp nhân Ngày Quốc tế Yoga 2021 Trong thông điệp trực tuyến nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga 21/6, Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma nhấn mạnh chủ đề của lễ ... |