TIN LIÊN QUAN | |
Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Bế tắc đã được khai thông? | |
Thượng đỉnh Mỹ - Trung tại Hội nghị G20: Cơ hội hòa giải hay cuộc trường chinh mới bắt đầu? |
Các chuyên gia kinh tế nhận định, thế giới nên thận trọng với thỏa thuận ''đình chiến'' của Mỹ và Trung Quốc. (Nguồn: AFP) |
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định trì hoãn thuế quan đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc và hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau cuộc đàm phán hồi tháng Năm.
Song, mức thuế quan hiện tại mà hai nước lên tới hàng trăm tỷ USD hàng hóa vẫn tồn tại. Tổng thống Trump cũng tuyên bố nới lỏng một số lệnh cấm với Huawei, nhưng số phận của ‘‘gã khổng lồ’’ công nghệ Trung Quốc vẫn còn không chắc chắn cho đến khi hai nước chính thức đạt thỏa thuận thương mại.
Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Dịch Cương, mặc dù sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc tại Osaka mang đến kết quả ‘‘có phần tốt đẹp’’ nhưng căng thẳng thương mại vẫn hiện hữu, còn nhiều khó khăn chưa thể giải quyết.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Bế tắc đã được khai thông? Việc Mỹ và Trung Quốc ngày 29/6 nhất trí tái khởi động các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột thương mại giữa hai ... |
Trong khi đó, Ethan Harris, Gíam đốc Kinh tế Toàn cầu tại Ngân hàng Bank of America cũng nhận định, trên thực tế, căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ‘‘còn lâu mới kết thúc’’.
‘‘Nhiều khả năng một số thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được vào cuối mùa Hè năm nay, nhưng cũng có nguy cơ tiềm ẩn về một đợt thuế quan khác được thêm vào trước khi hai nước đạt được bất kỳ thỏa thuận nào’’, ông Ethan Harris nói.
Stefan Hofer, Giám đốc điều hành và chiến lược gia đầu tư tại Ngân hàng tư nhân LGT (Hồng Kông) cho rằng, Mỹ có thể sẽ không áp dụng thêm thuế quan mới, miễn là hai nước có thể tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, Tổng thống Trump có thể làm điều ngược lại nếu ông muốn, điều đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Kevin Anderson, Gíam đốc đầu tư của châu Á - Thái Bình Dương tại State Street Global Advisors cho biết, bất kỳ thỏa thuận nào đạt được đều có thể là ‘‘một thỏa thuận đau đớn’’ - một trong những điều không có lợi cho cả hai bên. ''Ngay cả khi các nhóm kinh doanh và các nhà phân tích hoan nghênh thông báo ‘‘đình chiến’’ thương mại của ông Trump thì hầu hết đều lưu ý rằng việc đi đến một thỏa thuận chung vẫn còn là điều khó khăn đối với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới'', ông Kevin Anderson nhấn mạnh.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Berenberg (Đức) nhận thấy, thế giới nên thận trọng với thông báo đình chiến của Mỹ và Trung Quốc. "Bởi năm ngoái, cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập ở Argentina kết thúc cũng rất lạc quan, nhưng các cuộc đàm phán sau đó lại tiếp tục đổ bể và cả hai lại áp thuế trả đũa nhau. Khả năng hai nước đạt thỏa thuận cuối cùng và gỡ bỏ hết các mức thuế quan vẫn còn rất xa vời", các nhà phân tích của Berenberg nói.
Ho-Fung Hung, Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán. ''Đây là thời gian tốt để thị trường thế giới có thể yên lặng chờ đợi. Tuy nhiên, cũng phải lường trước nguy cơ sẽ không có tiến triển đáng kể trong các cuộc đàm phán sau này'', Giáo sư Ho-Fung Hung lo ngại.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Bế tắc đã được khai thông? Việc Mỹ và Trung Quốc ngày 29/6 nhất trí tái khởi động các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột thương mại giữa hai ... |
G20 với Thượng đỉnh Osaka: Trước sóng cả gắng giữ tay chèo TGVN. Thời thế và bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới hiện đang khó khăn và phức tạp. G20 phải xác định lại ... |
Mỹ - Trung Quốc: Rút củi đáy nồi TGVN. Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị G20 tại Osaka trong hai ngày ... |