EU cần thay đổi tư duy an ninh

Đó là quan điểm của ông Mark Leonard, Giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, trong bài viết trên mạng Project Syndicate ngày 29/9 vừa qua. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
eu can thay doi tu duy an ninh Hungary: "Lời từ chối" người di cư không có giá trị
eu can thay doi tu duy an ninh Làm sao để Brexit bớt “đau đớn”?

Mọi người thường nghĩ rằng, hầu hết các quyết định quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) được đưa ra ở Paris, Berlin hay Brussels. Tuy nhiên, những tháng gần đây, trong lúc EU phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang nổi lên như các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách của liên minh.

Nhân tố chia rẽ liên minh

Hiện nay, các quốc gia thành viên EU đang chia rẽ trong vấn đề quan hệ với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - hai nước láng giềng không mấy thân thiện cũng như luôn có tâm lý dè chừng phương Tây. Quan hệ EU – Nga từ lâu đã gắn liền với “lợi ích chính trị, an ninh, kinh tế đa dạng” của từng nước thành viên liên minh. Vì vậy, khi EU quyết định áp đặt lệnh trừng phạt Nga vì hành động sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014, nhiều quốc gia thành viên EU đã tỏ ý không đồng tình với chính sách này của liên minh bởi họ muốn xây dựng quan hệ hợp tác lâu bền với Moscow.

Có thể thấy, các thành viên mới của EU như Estonia, Ba Lan, Thụy Điển cùng với Anh đã phản đối mạnh mẽ các hành động của Nga. Tuy nhiên, Áo, Cyprus, Cộng hòa Czech, Hy Lạp, Hungary, Italy… lại miễn cưỡng tham gia lệnh trừng phạt Nga của EU và vẫn bày tỏ thái độ thân thiện với chính quyền Tổng thống Vladimir Putin.

eu can thay doi tu duy an ninh
Quan hệ Nga - EU đang trong giai đoạn khó khăn. (Nguồn: Sputnik)

Không giống Nga, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đồng thời đang đàm phán gia nhập EU. Tuy nhiên, chính quyền Ankara hiện nay, dưới sự điều hành của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cũng được đánh giá là nhân tố làm chia rẽ châu Âu không kém gì Điện Kremlin.

Trong quá khứ, Thổ Nhĩ Kỳ từng là một quốc gia có nhiều tiềm năng trở thành thành viên EU cũng như là hình mẫu cho nền dân chủ tự do Hồi giáo. Tuy nhiên, ngày nay, quốc gia Trung Đông này được xem là một vùng đệm địa chính trị, là “đấu trường” của các cường quốc khu vực và thế giới.

Đối với các nước châu Âu như Đức hay Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ là một điểm trung chuyển người tị nạn từ Trung Đông. Trong khi đó, giới lãnh đạo chính trị ở Áo và Pháp lại đang có xu hướng chỉ trích ông Erdogan nhằm thu hút cử tri theo cánh hữu. Thực tế đó đang đặt ra nhiều khó khăn hơn cho thỏa thuận giữa EU - Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được Thủ tướng Đức Angela Merkel thúc đẩy từ đầu năm nay nhằm hỗ trợ tài chính cho Ankara, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đi vào EU, cũng như hợp tác trong quản lý người di cư.

Chủ nghĩa đa cực ở châu Âu

Giới phân tích cho rằng, những tuần tới là giai đoạn thử thách quyết tâm của châu Âu đối với vấn đề trừng phạt Nga cũng như thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong lúc uy tín của bà Merkel đang suy giảm. Trong trường hợp những chính sách này thất bại, điều đó có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở châu Âu.

Có thể thấy, châu Âu đang gặp rắc rối trong duy trì quan hệ với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, bởi châu Âu không thể dung hòa việc đảm bảo các lợi ích địa chính trị với tham vọng bảo vệ quyền con người và những quy tắc pháp luật quốc tế. Trên thực tế, EU dường như không có nền tảng nhận thức chung đối với các nước láng giềng của liên minh, đặc biệt là những nước không chủ động chấp nhận các nguyên tắc và luật lệ của EU.

Tuy nhiên, vấn đề của EU với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đơn thuần là sự xung đột bản sắc và chính sách, nó còn bắt nguồn sâu xa từ cục diện quan hệ quốc tế ở châu Âu. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, EU và NATO là hai cơ chế tiên phong trong việc phát triển một trật tự đơn cực nhằm đảm bảo an ninh cho châu Âu. Dù vậy, có thể nói rằng nỗ lực này đã không thành công.

Sáu năm trước, trong một bài viết đăng trên mạng của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, Ivan Krastev (học giả tại Viện Nghiên cứu Nhân văn Vienna, Áo) và tôi đã cảnh báo về sự trỗi dậy của chủ nghĩa đa cực ở châu Âu, tức là các nguyên tắc và thể chế ảnh hưởng đến các quốc gia châu Âu không chỉ được quyết định bởi EU. Kịch bản này đang dần trở thành hiện thực.

Ngày nay, EU chỉ là một trong nhiều kế hoạch lớn của châu Âu. Nước Nga, vốn đang có tâm lý thù địch với EU cũng như NATO, đã tạo ra Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) như một giải pháp thay thế cho các cơ chế kinh tế của EU. Bên cạnh đó, Nga cũng cố gắng làm suy yếu các cơ chế an ninh chung của châu Âu như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) hay Hội đồng châu Âu (EC).

eu can thay doi tu duy an ninh
Bản đồ các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á - Âu. (Nguồn: The Daily Economist)

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ dường như không còn giữ được vai trò như một thành viên của NATO hay đối tác quan trọng của EU tại khu vực. Chính sách đối ngoại của Ankara thay đổi nhanh chóng, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước láng giềng. Dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn là một nhân tố quan trọng tại khu vực bởi vị trí địa chính trị, địa chiến lược của mình.

Trong bối cảnh quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ bị chững lại trong khi xung đột ở miền Đông Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, EU cần phải xem xét lại mối quan hệ phức tạp với Moscow và Ankara. Châu Âu đang rất lo ngại trước khả năng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ thành lập một liên minh nhằm chống lại EU.

Tuy nhiên, kịch bản nói trên có lẽ sẽ khó trở thành hiện thực. Quan hệ Nga - Thổ đã ấm dần lên trong thời gian gần đây, tuy nhiên hai nước vẫn gặp bất đồng trong nhiều vấn đề, từ chuyện số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho đến an ninh tại Biển Đen hay việc sáp nhập bán đảo Crimea.

EU thực sự cần phải thay đổi tư duy để từ đó các quốc gia thành viên có thể đạt đồng thuận trong quan hệ giữa liên minh với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu EU không làm như vậy, liên minh này có thể sẽ bị cô lập trong bối cảnh nhiều thế lực mới nổi lên ở khu vực. Từ Balkan cho đến Trung Đông hay Trung Á - những vùng đệm của châu Âu có thể làm rung chuyển tận gốc liên minh.

eu can thay doi tu duy an ninh EU “loay hoay” khôi phục niềm tin

Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Liên minh châu Âu (EU) vừa qua chỉ là thành công bước đầu trên con đường củng ...

eu can thay doi tu duy an ninh EU cần tăng cường hội nhập quân sự - an ninh

Đó là quan điểm của ông Javier Solana, cựu Cao ủy phụ trách Chính sách đối ngoại và An ninh của Liên minh châu Âu ...

eu can thay doi tu duy an ninh Trở thành công dân EU chỉ với… 100 Euro

Chỉ cần hoàn thành một bản đăng ký trực tuyến ngắn và đóng lệ phí 100 Euro, bạn có thể trở thành công dân điện ...

Quang Chinh (dịch)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động