Hồi đầu tháng 7/2024, EU quyết định áp thuế quan tạm thời trong phạm vi từ 17,4% đến 37,6% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc. (Nguồn: AFP) |
Theo ông Valdis Dombrovskis, các quốc gia thành viên EU hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ ngành công nghiệp ô tô nội khối vì rủi ro thương mại hiện hữu.
Ủy viên thương mại châu Âu chỉ rõ: "Thị phần xe điện chạy bằng pin của Trung Quốc đang tăng rất nhanh tại châu Âu. Số liệu từ công ty theo dõi thị trường Dataforce, tính đến tháng 6/2024, các thương hiệu xe điện của đất nước tỷ dân đã chiếm 11% thị phần trên thị trường xe điện châu Âu".
Tin liên quan |
Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035 |
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, khối 27 thành viên đã quyết định áp thuế quan tạm thời trong phạm vi từ 17,4% đến 37,6% đối với xe điện sản xuất tại nền kinh tế số 1 châu Á. Mức thuế này được áp dụng bổ sung mức thuế 10% trước đó.
Động thái trên đã gây ra sự phẫn nộ ở Trung Quốc, trong khi những người ủng hộ cho rằng, cần áp thuế để bảo vệ các nhà sản xuất EU khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh.
Một cuộc điều tra do Ủy ban châu Âu tiến hành vào năm ngoái đã xác định rằng, các khoản trợ cấp của chính phủ Trung Quốc đang cho phép các công ty nước này giữ giá ở mức thấp.
Phía Bắc Kinh đã bác bỏ những tuyên bố đó, lập luận rằng ngành công nghiệp của họ đã phát triển một cách tự nhiên.
Ủy viên Dombrovskis nói sẵn sàng tìm kiếm "một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai bên" để giải quyết căng thẳng, mặc dù điều này đòi hỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải thay đổi chính sách trợ cấp.
Một số quốc gia EU, đặc biệt là Đức, lo ngại rằng việc áp thuế lên ô tô nhập khẩu từ quốc gia Đông Bắc Á có thể gây tổn hại cho châu Âu khi đây là đối tác thương mại lớn thứ hai của khối này.
Nhiều tiếng nói khác cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ Trung Quốc đối với quá trình chuyển đổi xanh ở châu Âu. Họ lo lắng những động thái xa lánh hàng nhập khẩu từ Bắc Kinh sẽ khiến các sản phẩm như tấm pin Mặt trời và xe điện trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng lục địa già.
Tuy nhiên, mặc dù công khai chỉ trích việc áp thuế quan, Berlin đã không bỏ phiếu chống lại các biện pháp này trong một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 7. Thay vào đó, nền kinh tế lớn nhất EU chọn cách bỏ phiếu trắng.
9 quốc gia khác cũng đã bỏ phiếu trắng, trong khi 4 nước phản đối thuế quan và 11 thành viên bỏ phiếu thuận.
Để ngăn chặn việc áp thuế quan, cần có phiếu chống từ 15 quốc gia đại diện cho 65% dân số của khối.
Đến nay, phản ứng của Trung Quốc với thuế quan của châu Âu vẫn chưa rõ ràng, mặc dù nước này đã đe dọa sẽ áp thuế lên hàng hóa của khối 27 quốc gia thành viên như thịt lợn và rượu mạnh.
| Costa Rica quyết định công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường Ngày 5/8, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại ... |
| 'Ngày thứ Hai đen tối' của thị trường chứng khoán toàn cầu, áp lực giảm lãi suất tăng cao, nỗi lo suy thoái kinh tế gia tăng Làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu gia tăng vào ngày 5/8, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 900 điểm ngay ... |
| Vì một lý do của Mỹ, chứng khoán Nhật Bản chìm trong sắc đỏ, nhà đầu tư bán tháo Ngày 5/8, thị trường chứng khoán Nhật Bản chứng kiến một phiên bán tháo mạnh mẽ trong “ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay”. |
| Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035 Trung Quốc được cho là sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035, sau khi nâng cấp hầu hết các ... |
| Xuất khẩu hàng hóa 'nở rộ' nhờ CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thực sự đã tạo động lực lớn cho tăng trưởng xuất ... |