Nhỏ Bình thường Lớn

Quan hệ Nga – Mỹ sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Mỹ kế nhiệm?

Trước những động thái gây căng thẳng quan hệ Nga – Mỹ gần đây, giới quan sát đang có nhiều dự đoán về hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ và mối quan hệ với Nga dưới thời tân Tổng thống Mỹ.
TIN LIÊN QUAN
quan he nga my se ra sao duoi thoi tong thong my ke nhiem Bầu cử Mỹ: Bất ngờ ở phía trước
quan he nga my se ra sao duoi thoi tong thong my ke nhiem Bầu cử Mỹ và tác động đối với Australia

Tiến trình đàm phán về Syria

Trong ngắn hạn, khả năng nối lại đàm phán song phương Nga - Mỹ về Syria hầu như không có. Về dài hạn, chắc chắn tiến trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả bầu cử tại Mỹ. Ít nhất, ở cấp độ ngôn từ thì ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đang có quan điểm khá khác nhau về Syria và Trung Đông.

Có thể giả định rằng, về tổng thể, vai trò của Mỹ trong tình hình Trung Đông sẽ giảm, chứ khó có thể tăng. Mỹ đã mệt mỏi về khu vực này, về sự can thiệp không thành công, về các đối tác và những người bạn không đáng tin cậy. Mặt khác, Mỹ đang tiến đến độc lập về năng lượng và Trung Đông sẽ không còn là ưu tiên đối ngoại nữa, dù tất nhiên vẫn còn liên minh Mỹ - Israel, còn quan hệ với Tehran và các nhân tố khác gắn Mỹ với khu vực này.

Nhưng đối thoại Nga - Mỹ không phải định dạng duy nhất của tiến trình đàm phán Syria. Còn có Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cuộc đàm phán Geneva về Syria mà đại diện Tổng thư ký Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura đang hết sức nỗ lực. Vì vậy, đàm phán về Syria sẽ tiếp tục tại các diễn đàn khác nhau mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào quan hệ Nga - Mỹ.

quan he nga my se ra sao duoi thoi tong thong my ke nhiem
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, Tổng thống Nga Putin và ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. (Nguồn: BIN)

Thông điệp cho tổng thống mới của Mỹ

Dự luật về dừng thỏa thuận Nga và Mỹ về việc tiêu hủy plutoni cấp độ vũ khí là một tín hiệu mới rất mạnh mẽ và rõ ràng từ Nga, không chỉ cho chính quyền Mỹ hiện nay, mà cho chính quyền kế nhiệm. Vì quyết định tương tự có thể được đưa ra một cách hoàn toàn khác. Hơn thế nữa hy vọng thực hiện một thỏa thuận 15 năm đã chẳng có và thực chất thì chẳng bên nào thực sự bắt tay thực hiện nó. Nhưng phía Nga đã chọn cách gây căng thẳng, gắn việc dừng hợp tác với một loạt cáo buộc chính trị đối với Washington.

Phản ứng của Nga là ghi nhận rằng Moscow đã không còn hy vọng vào bất kỳ sự thay đổi theo hướng tích cực trong quan hệ song phương. Có nghĩa là cho đến cuối tháng 1 năm sau thì chắc chắn sẽ không có điều gì tích cực, sau đó thì còn chờ xem.

Có thể cho rằng, dự luật về plutoni không phải gửi cho ông Obama, mà cho người kế nhiệm ông. Có nghĩa là tổng thống tương lai của nước Mỹ được gửi một bản danh sách các yêu sách của Nga và có thể trong tương lai thảo luận với Nga. Nếu danh sách của Nga là một “quan điểm yêu cầu” để mặc cả và tìm kiếm thỏa hiệp thì đó cũng là điều dễ hiểu.

Diễn biến tiếp theo phụ thuộc rất nhiều vào việc đội hình nào sẽ làm chủ Nhà Trắng, họ có thái độ thế nào với việc đối thoại với Moscow. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì đây cũng là điều kiện cứng rắn để nối lại đối thoại Nga - Mỹ. Và tất nhiên, thực hiện yêu cầu, dù không đầy đủ, là việc rất không dễ dàng cho Tổng thống Mỹ tương lai.

Một thủ lĩnh có thể đoán trước và con người có khả năng gây ngạc nhiên

So sánh hai ứng cử viên hiện nay, có thể nói rằng bà Hillary Clinton là “bộ não” của hệ thống chính trị Mỹ, còn ông Donald Trump là “tủy sống” của nó.

Bà Hilary có nhiều kinh nghiệm, các mối quan hệ rất rộng trong giới chính trị, có uy tín quốc tế, có sự ủng hộ của giới doanh nghiệp lớn, song bà vẫn ở trong vòng chiến lược của ông Obama – dù có chút biến thể và đổi mới. Ở bà có thêm chút nhấn vào quyền con người, thêm chút cứng rắn trong quan hệ với Kremlin, chút kiên quyết hơn trong việc chống ông Assad tại Syria, song chiến lược hoàn toàn mới ở đây chưa thấy lộ diện và những ai đã hoàn toàn thất vọng với ông Obama không chắc đã nhiệt tình muốn thấy công việc của ông được tiếp nối.

Với bà Hillary, nước Nga sẽ không dễ dàng song lại có thể đáng tin cậy. Nhìn chung, Nga biết có thể chờ đợi gì ở bà và ở những người mà bà sẽ mang theo đến Nhà Trắng. Bà là nhà ngoại giao chuyên nghiệp và hiểu cả khả năng lẫn hạn chế của Mỹ. Đó là vị thủ lĩnh khá dễ đoán trước, nghiêm khắc và đôi khi khó tính, song là người có đường có lối.

Ngược lại, ông Trump biết ít hơn về đối ngoại và đưa ra quyết định mang tính bản năng nhiều hơn. Theo ông Trump, có thêm 8 năm “đường lối của Obama” nữa cũng không chắc đã giải quyết được vấn đề đặt ra đối với Mỹ và cần phải có những quyết định phi tiêu chuẩn, phi truyền thống nào đó. Quyết định nào thì có lẽ hiện nay chính ông cũng chưa biết, song yêu cầu cải tổ trong xã hội Mỹ là có và ông Trump muốn đáp ứng tối đa yêu cầu đó.

Không thể phủ nhận, vị tỷ phú này là con người có khả năng gây ngạc nhiên và có thể ông sẽ khiến Nga ngạc nhiên cả về khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, ông Trump sẽ không gắn với di sản của Obama, thậm chí ông còn có thể xóa di sản đó. Song mặt khác, với ông Trump chắc chắn sẽ có rủi ro với những quyết định nóng vội, tình huống, mang màu sắc cá nhân, không hoàn toàn có cân nhắc, mà có thể kéo theo những sai lầm nghiêm trọng.

Ai sẽ thắng?

Hiện tại, xét về số lượng người chọn chắc chắn bà Clinton vẫn vượt ông Trump. Và nếu bầu cử diễn ra vào ngay ngày mai, bà Clinton gần như cầm chắc chiến thắng với khoảng cách khá xa. Nhưng giờ đây đang xuất hiện câu hỏi: Liệu có phải tất cả công dân Mỹ đều đưa ra lựa chọn của mình một cách trung thực và công khai hay không?

Vấn đề là ngày hôm nay, đối với nhiều người ở Mỹ, việc công khai ủng hộ ông Trump được xem là việc ngớ ngẩn hoặc ít nhất không hoàn toàn tỉnh táo về chính trị. Vì vậy, kết quả thăm dò phải được điều chỉnh ở những người ủng hộ “còn thẹn” đó của ông Trump. Điều chỉnh thế nào thì không ai biết chắc, nhưng chính sự điều chỉnh này có thể lật ngược tình thế khi bỏ phiếu.

Cũng cần tính rằng, tuyệt đại đa số báo chí Mỹ và các trung tâm quan sát đều tỏ vẻ không ủng hộ ông Trump. Và kết quả ý kiến thăm dò của họ nghiêng về bà Clinton cũng là một điều tất yếu.

Ngoài ra, còn cả một tháng nữa mới đến bầu cử, và nhiều điều có thể thay đổi. Có thể có các khiêu khích chính trị, những rò rỉ thông tin bất ngờ, những diễn biến quốc tế và đa số những nhân tố bất ngờ đều chống lại bà Clinton. Phía trước còn các cuộc tranh luận và chúng cũng có thể thay đổi nhiều trong cán cân lực lượng.

Các phương trình với nhiều ẩn số

Ở Nga, người ta ưa ông Trump hơn bà Clinton, nhưng ở thời điểm hiện tại, khó có thể nói chắc ai tốt hơn cho nước Nga: Donald Trump hay Hillary Clinton? Đây là một phương trình với nhiều ẩn số.

Cuộc bầu cử, dù ai thắng đi nữa, cũng có nghĩa là một quãng nghỉ trong quan hệ hai nước. Chính quyền mới cần phải có thời gian để tập hợp đội ngũ, thông qua các định hướng then chốt trong Quốc hội, xem xét lại di sản của người tiền nhiệm, xây dựng chiến lược đối ngoại – những công việc này thường phải mất nửa năm, đôi khi lâu hơn. 

Như vậy, đối với Nga bây giờ điều quan trọng hơn là xác định đường lối, lợi ích của mình trong quan hệ với Mỹ, những ranh giới mềm mỏng của mình, những giới hạn có thể nhượng bộ. Và Nga càng chuẩn bị tốt bao nhiêu ở giai đoạn này thì càng có nhiều cơ hội cho quan hệ Nga - Mỹ nếu không tốt lên, thì ít nhất cũng ổn định ở mức hai bên có thể chấp nhận được.

quan he nga my se ra sao duoi thoi tong thong my ke nhiem Sự leo thang nguy hiểm

Quan hệ giữa hai siêu cường hạt nhân thế giới đóng băng khiến thế giới không khỏi quan ngại về những tác động tiêu cực. 

quan he nga my se ra sao duoi thoi tong thong my ke nhiem Nga - Mỹ: Nguy cơ tái hiện kịch bản thời Chiến tranh Lạnh

Căng thẳng giữa Nga và Mỹ khiến các nhà phân tích lo ngại nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang tái hiện kịch bản ...

quan he nga my se ra sao duoi thoi tong thong my ke nhiem 6 câu hỏi về thoả thuận xử lý plutoni giữa Mỹ và Nga

Động thái đơn phương rút khỏi cam kết xử lý plutoni của Nga mới đây đặt ra nhiều câu hỏi cho giới quan sát.

Hồng Ngân (theo Global Affairs)