EU tìm cách ‘chiếm sóng’ Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á

Quang Hiếu
TGVN. Hiện Mỹ và Trung Quốc là hai nước có ảnh hưởng kinh tế và chính trị rõ rệt nhất ở Đông Nam Á, còn Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể giành được lợi thế dù có rất nhiều tiềm năng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Nam Á đang là khu vực thu hút nhiều đối tác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU). (Nguồn: Zing)
Đông Nam Á đang là khu vực thu hút nhiều đối tác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU). (Nguồn: Zing)

Đông Nam Á đang là khu vực thu hút nhiều đối tác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả khu vực này là khoảng 3.000 tỷ USD và các nền kinh tế khu vực đang phát triển nhanh chóng.

EU là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Đông Nam Á và nằm trong số 3 nhà nhập khẩu hàng đầu của hầu hết các quốc gia trong khu vực. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng tạo điều kiện phát triển chủ nghĩa đa phương giữa các khối, và hầu hết các chính phủ trong khu vực đều đang khao khát trở thành cường quốc tầm trung.

Mặt khác, chủ nghĩa đế quốc đã để lại cho châu Âu rất nhiều sức mạnh mềm trong khu vực này. Cụ thể tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chung của khu vực, châu Âu là điểm du lịch được ưa thích thứ hai tại đây và các trường đại học của châu Âu nằm trong số top 3 lựa chọn được du học sinh yêu thích nhất nhờ các suất học bổng hào phóng.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát mới nhất do Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore thực hiện có tên “Thông điệp Đông Nam Á” cho thấy kết quả tốt xấu lẫn lộn đối với EU.

Khi được hỏi về việc họ tin tưởng rằng quốc gia nào hoặc khối nào sẽ ủng hộ mạnh mẽ nghị trình thương mại tự do toàn cầu, những người tham gia khảo sát xếp EU ở vị trí thứ hai với 25,5%, chỉ sau Nhật Bản (27,6%), dẫn trước Mỹ và Trung Quốc.

Với câu hỏi nước nào nên đóng vai trò lãnh đạo trong việc duy trì trật tự dựa trên quy tắc và luật pháp quốc tế, EU đứng đầu với 33%, cao hơn Mỹ (24,3%) và Nhật Bản (20%).

Tuy nhiên, tỷ lệ người được hỏi cho rằng EU là nền kinh tế có ảnh hưởng nhất trong khu vực đã giảm xuống chỉ còn 0,6%, so với mức 1,7% trong cuộc khảo sát năm 2019 trong khi Nhật Bản duy trì ở mức khoảng 4%.

Về nước có ảnh hưởng chính trị và chiến lược nhất, số người lựa chọn EU đã tăng từ 0,7% vào năm 2019 lên 1,1% vào năm 2020, nhưng khối này vẫn xếp sau Nhật Bản.

EU-ASEAN: Từng bước xây dựng nền tảng cho một FTA toàn diện

EU-ASEAN: Từng bước xây dựng nền tảng cho một FTA toàn diện

TGVN. Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại ASEAN Igor Driesmans nhận định, quan hệ EU-ASEAN đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều ...

Thiếu sự nổi bật

Trên thực tế, kết quả này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Cho đến nay, Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng kinh tế và chính trị nổi bật nhất trong khu vực và tình trạng cạnh tranh chiến lược mới giữa hai nước chỉ càng làm rõ thêm điều này.

Tuy nhiên, vì sao EU hiện không giành được lợi thế so với các cường quốc tầm trung khác như Nhật Bản? Mới đây, Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesmans cho biết EU thiếu sự hiện diện nổi bật trong khu vực này, mặc dù ông lưu ý rằng đây không phải là điều xảy ra ở riêng Đông Nam Á.

Ông Igor Driesmans đánh giá: “Vốn rất khó để có các bài viết về EU và các chính sách của EU bên trong châu Âu. Do đó, chúng tôi nhận thức được vấn đề này và đang tích cực giải quyết bằng việc tìm cách cải thiện có hệ thống hình ảnh của mình trên khắp khu vực. Nói thì dễ hơn làm, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng”.

Một phần là do các vấn đề vốn có thể dễ dàng giải quyết như quan hệ công chúng. Chẳng hạn, ông Driesmans chỉ có 3.558 người theo dõi trên Twitter, ít hơn so với Đại sứ Mỹ tại Campuchia (6.751 người). Những nhà cung cấp nội dung truyền thông lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng là của Mỹ.

Không một phương tiện truyền thông nào của châu Âu có thể sánh kịp, kể cả khi so với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung đang bùng nổ trong những năm gần đây. Hơn nữa, công tác hoạch định chính sách của EU quá quan liêu, tốc độ xử lý chậm chạp và gây khó hiểu (ngay cả đối với các phóng viên châu Âu trong khu vực).

Mặc dù vậy, nhiều khả năng vị thế của EU tại Đông Nam Á sẽ được củng cố trong những năm tới nếu EU thông qua chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở rộng. Năm 2019, Pháp đã thông qua chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong khi đó Đức và Hà Lan cũng lần lượt công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng 9 và tháng 11/2020.

EU tìm cách ‘chiếm sóng’ Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á
Chủ tịch EC Charles Michel. (Nguồn: EC)

Tiềm năng khẳng định vị thế

Mới đây, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell đã lưu ý rằng đường lối chỉ đạo của Đức sẽ đóng góp hữu ích cho chính sách của chính EU, do đó có khả năng Brussels cũng sẽ đưa khu vực ASEAN vào trọng tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình.

Sau Nhật Bản, EU được đánh giá cao thứ hai trong khu vực xét về khía cạnh ủng hộ mạnh mẽ nghị trình thương mại tự do toàn cầu. Dựa vào lợi thế này, EU có thể lạc quan hơn mặc dù cả Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mới được ký kết thì EU chỉ là quan sát viên.

Gần đây, Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN với sự hỗ trợ của EU, một hệ thống quản lý quá cảnh trực tuyến, đã được triển khai, dù ít gây chú ý hơn so với RCEP. Thêm vào đó, Hiệp định vận tải hàng không toàn diện EU-ASEAN cũng có thể sẽ được ký kết trước khi năm 2020 kết thúc.

Bên cạnh đó, các nước thành viên EU cũng đóng góp khoảng một nửa số tiền cho Quỹ tài chính xúc tác xanh ASEAN trị giá 1,2 tỷ Euro và Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN do EU tài trợ sẽ khởi động vào năm 2021. Sau cùng, những dự án này có thể cải thiện danh tiếng của EU như một cường quốc kinh tế trong khu vực.

Bài toán khó

Tuy nhiên, bài toán lớn nhất để EU khẳng định vị thế tại khu vực này là làm sao để có một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và toàn khối ASEAN. Các nhà lãnh đạo EU vẫn mong muốn có một thỏa thuận giữa hai khối, như ông Driesmans và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh EU-ASEAN hồi tháng 11.

Tin liên quan
EU-ASEAN tăng cường hợp tác nhiều phương diện EU-ASEAN tăng cường hợp tác nhiều phương diện

Đến nay, khả năng trong tương lai gần chỉ có thể có thỏa thuận của EU với từng nước ASEAN. EU đã phê chuẩn các FTA với Singapore và Việt Nam và cả hai đều mang lại kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiệp định thương mại với Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia dường như đều đình trệ bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả vấn đề nhân quyền.

Theo ông Bridget Welsh, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Nottingham Malaysia, EU cần phải đặt mình ngang hàng với Đông Nam Á và thậm chí nên hiểu rằng châu Âu cần Đông Nam Á hơn là Đông Nam Á cần châu Âu.

Các nhà lãnh đạo EU đã tiếp nhận ý kiến này và nóng lòng muốn xóa bỏ khoảng cách giữa hai khối. Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh EU-ASEAN ngày 19/11, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh: “Chúng ta cần học hỏi lẫn nhau và trao đổi những thông lệ hiệu quả nhất, EU và ASEAN cần có nhau”.

Theo ông Borrell, trong cuộc cạnh tranh nước lớn, sự ủng hộ của châu Âu đối với nền dân chủ là một nguồn quan trọng tạo nên sức hút cho Brussels. Thông qua Kế hoạch hành động về nhân quyền và dân chủ mới được thông qua, EU dự định mở rộng việc hỗ trợ xây dựng dân chủ trên toàn thế giới.

Khi đó, câu hỏi đặt ra là liệu sự hiện diện thiếu nổi bật của EU có đang làm suy giảm khả năng của họ trong việc hỗ trợ xây dựng chế độ dân chủ ở những nơi như Đông Nam Á hay việc xây dựng dân chủ là một phương tiện để khắc phục tình trạng kém nổi bật của họ.

Đây sẽ là một bài toán cân bằng đối với Brussels, mặc dù Đông Nam Á là nơi lý tưởng để EU tiến hành cuộc thử nghiệm trở thành một “cường quốc chiến lược”.

Tin tức ASEAN buổi sáng 9/11: Họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Đông Nam Á chúc mừng ông Joe Biden

Tin tức ASEAN buổi sáng 9/11: Họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Đông Nam Á chúc mừng ông Joe Biden

TGVN. Họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, lãnh đạo một số nước Đông Nam Á chúc mừng ông Joe Biden... là những ...

72% doanh nghiệp EU tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh

72% doanh nghiệp EU tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh

TGVN. Báo cáo khảo sát tâm lý kinh doanh lần thứ 6 của Hội đồng Kinh doanh Liên minh châu Âu (EU)-ASEAN công bố ngày ...

Việt Nam luôn tạo điều kiện các doanh nghiệp EU đầu tư

Việt Nam luôn tạo điều kiện các doanh nghiệp EU đầu tư

TGVN. Chiều 7/10, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN Donald ...

(theo Internationale Politik Quarterly)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Đọc thêm

Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của Afghanistan

Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của Afghanistan

Ngày 8/1 tại Dubai, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri gặp quyền Ngoại trưởng Mawlawi Amir Khan Muttaqi trong chính quyền Taliban ở Afghanistan.
Cập nhật bảng giá xe máy Honda Lead mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Lead mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe máy Honda Lead mới nhất tháng 1/2025 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao nhất của Lào; gặp các nguyên lãnh đạo cấp cao Lào...
NÓNG! Súng nổ liên tục, giao tranh đẫm máu gần dinh Tổng thống CH Chad, 18 người thiệt mạng

NÓNG! Súng nổ liên tục, giao tranh đẫm máu gần dinh Tổng thống CH Chad, 18 người thiệt mạng

Các tay súng đã tấn công vào khu phức hợp của Tổng thống CH Chad tại thủ đô N'Djamena ngày 8/1, dẫn tới một cuộc giao tranh.
Hé lộ hàng loạt trang bị mới trên Kia Carnival hybrid tại Việt Nam

Hé lộ hàng loạt trang bị mới trên Kia Carnival hybrid tại Việt Nam

Sau khi đăng video nhá hàng, hãng xe Hàn Quốc đã tiếp tục bổ sung Kia Carnival hybrid vào danh mục sản phẩm trên trang website.
Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Ford của các dòng EcoSport 2021, Ranger 2021, Everest 2021, Territory 2022, Everest 2022, Explorer 2022, Ranger 2022, Ranger Raptor 2023, Everest 2023, Everest 2024, Ranger ...
Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của Afghanistan

Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của Afghanistan

Ngày 8/1 tại Dubai, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri gặp quyền Ngoại trưởng Mawlawi Amir Khan Muttaqi trong chính quyền Taliban ở Afghanistan.
NÓNG! Súng nổ liên tục, giao tranh đẫm máu gần dinh Tổng thống CH Chad, 18 người thiệt mạng

NÓNG! Súng nổ liên tục, giao tranh đẫm máu gần dinh Tổng thống CH Chad, 18 người thiệt mạng

Các tay súng đã tấn công vào khu phức hợp của Tổng thống CH Chad tại thủ đô N'Djamena ngày 8/1, dẫn tới một cuộc giao tranh.
Ấn Độ trang bị ngư lôi hạng nặng thế hệ mới, gia tăng hợp tác quân sự với láng giềng Nepal

Ấn Độ trang bị ngư lôi hạng nặng thế hệ mới, gia tăng hợp tác quân sự với láng giềng Nepal

Ấn Độ và công ty đóng tàu của Pháp đã ký kết một thỏa thuận cung cấp ngư lôi hạng nặng điện tử F21 mới cho tàu ngầm diesel-điện lớp Kalvari của Hải quân.
Mỹ công bố số tiền khủng đã 'bơm' cho Kiev, Liên hợp quốc thống kê số dân thường thương vong trong xung đột ở Ukraine

Mỹ công bố số tiền khủng đã 'bơm' cho Kiev, Liên hợp quốc thống kê số dân thường thương vong trong xung đột ở Ukraine

Phó Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, bà Nada al-Nashif, ngày 8/1 cho biết hơn 12.300 thường dân đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Ra tuyên bố gắt, Ukraine để lộ ý đồ muốn thế chân Hungary trong EU và NATO

Ra tuyên bố gắt, Ukraine để lộ ý đồ muốn thế chân Hungary trong EU và NATO

Ukraine sẵn sàng thay thế Hungary trong EU và NATO nếu Budapest muốn gia nhập các khối do Nga đứng đầu.
Hai nước Đông Nam Á ra tuyên bố chung

Hai nước Đông Nam Á ra tuyên bố chung

Malaysia và Singapore, hai quốc gia Đông Nam Á ra tuyên bố chung khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động