F1 rối tung với vụ Renault

Những diễn biến mới nhất trong vụ Renault bị cáo buộc gian lận tại Singapore GP 2008 đã khiến cho nội tình của môn thể thao này vốn phức tạp, nay lại càng trở nên “rối như canh hẹ”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Renault đang chìm trong nhiều nghi vấn

Môn đua xe F1 vốn đã tràn ngập các vụ bê bối trong những năm gần đây. Năm 2005 có vụ Indianapolis, năm 2007 có vụ gián điệp của McLaren, và mới chỉ hồi đầu năm nay, F1 cũng mới bị xới tung lên vì việc cắt giảm ngân sách.

Tuy nhiên, vụ bê bối mới nhất - chính là việc Renault bị tố cáo đã chỉ đạo cho Nelson Piquet gây tai nạn tại Sinpapore GP hồi năm ngoái nhằm giúp Alonso thắng chặng - chắc chắn là một trong những vụ trầm trọng nhất trong lịch sử môn thể thao này. Trên thực tế, đã có một vài nhà báo quốc tế nhận định rằng, đây là vụ gian lận tồi tệ nhất trong lịch sử của mọi môn thể thao!

Bản thú tội của Piquet

Những xì xào về việc Renault gian lận để trục lợi đã nổ ra cách đây chừng 1 tháng. Thế nhưng mãi đến hôm 10/9 vừa rồi, bản sao của một báo cáo mà tay đua Nelson Piquet gửi cho FIA mới bị lộ ra và sau đó nhanh chóng được phát tán lên internet. Trong bản báo cáo được viết tại Paris ngày 30/7/2009 này có đoạn nêu rõ:

“Trong thời gian diễn ra cuộc đua F1 GP năm 2008 tại Singapore vào ngày 28/9/2008, các ông Flavio Briatore - lãnh đạo trực tiếp của tôi và là lãnh đạo đội đua F1 Renault, và ông Pat Symonds - giám đốc kỹ thuật của đội đua F1 Renault, đã đề nghị tôi cố tình tự mình gây tai nạn để tạo lợi thế cho đội đua F1 Renault. Tôi đã đồng ý với đề nghị này và sau đó đã đâm xe vào tường chắn ở vòng đua thứ 13 và gây tai nạn sau đó ở vòng đua thứ 14”.

Piquet cũng đã tường thuật lại đầy đủ cuộc nói chuyện giữa anh và 2 lãnh đạo của Renault, đồng thời mô tả chi tiết cách anh gây ra vụ tai nạn nhằm ngăn cản đối thủ, và cả những gì diễn ra sau đó.

Ngay sau khi được tiết lộ, bản thú tội dài 4 trang giấy này của Piquet đã gây nên một cơn chấn động thực sự trong làng F1. Giới truyền thông và người hâm mộ như sôi lên, còn FIA ngay lập tức tuyên bố mở phiên tòa xét xử Renault vào ngày 21/9.

Renault nhận tội

Trong khi tất cả đều đang đoán già đoán non về những gì sẽ xảy ra tiếp theo, thì Renault đột ngột hành động. Hôm 16/9, Renault tuyên bố rằng họ sẽ không chống lại việc FIA buộc tội đội đua này đã cố tình dàn xếp vụ tai nạn của Nelson Piquet. Bên cạnh đó, Renault cũng công bố một thông tin thậm chí còn gây choáng váng hơn: cả 2 ông Flavio Briatore và Pat Symonds đều đã “rời khỏi đội đua”. Cần phải bổ sung thêm rằng, trước đó chỉ 1 ngày, hôm 15/9, ông Pat Symonds đã được FIA đề nghị sẽ miễn trừ mọi hình thức truy cứu trách nhiệm, để đổi lại các thông tin cần thiết do ông này cung cấp.

Tuy nhiên, động thái bất ngờ này của Renault chỉ càng làm cho mọi chuyện thêm khó hiểu. Câu hỏi đầu tiên và lớn nhất vẫn còn đó, đó là Hội đồng Mô-tô Thể thao Thế giới sẽ trừng phạt Renault ra sao?

Người ta dự đoán rằng ít nhất đội đua này sẽ bị tước chiến thắng đã giành được tại Singapore GP 2008. Tiếp đó, người ta sẽ còn phải phân tích các hậu quả trực tiếp và gián tiếp của vụ tai nạn nói trên, vốn hoàn toàn có khả năng thay đổi cả bảng xếp hạng mùa giải năm ngoái. Thậm chí, còn có nhiều thông tin nói rằng, Renault sẽ không được có mặt tại Singapore GP năm nay, sẽ diễn ra vào ngày 27/9 tới.

Tuy nhiên, kết luận chính xác thì vẫn phải chờ đến khi phiên tòa vào thứ Hai tới kết thúc mới biết được.

Vẫn còn nhiều vấn đề

Trên thực tế, F1 GP không thiếu các vụ tai nạn do các tay đua cố tình gây ra một cách có tính toán. Có thể kể ra vài vụ tiêu biểu: Alain Prost đâm sầm vào Ayrton Senna năm 1989, để rồi sau đó Senna đâm xe vào Prost năm 1990. Huyền thoại Michael Schumacher cũng gây tai nạn cho Damon Hill năm 1994 và cả với Jacques Villeneuve năm 1997...

Cũng như vụ Renault, tất cả các tai nạn trong F1 đều nguy hiểm, đối với chính bản thân tay đua gây tai nạn, đối với các tay đua khác và cả với các khán giả, giới truyền thông cũng như quan chức đường đua ở gần đó. Senna lao vào Prost với tốc độ hơn 200km/h, Piquet lao vào tường ở tốc độ 130km/h, còn Schumacher lao vào Hill ở tốc độ khoảng 180km/h. Chết chóc là điều hoàn toàn có thể xảy ra ở những tốc độ cao như thế.

Điều khiến vụ Renault khác biệt với tất cả các vụ trước đó là bởi chính ban lãnh đạo đội đua này đã ra lệnh cho một tay đua liều mạng - chưa tính tới các hậu quả khác, nhằm trục lợi cho đội đua và một tay đua khác. Đó đích thị là một tội ác.

FIA có thể sẽ lại miễn trừ Piquet khỏi bị truy tố để đổi lấy lời khai của anh ta, nhưng tay đua này không thể tránh khỏi bị phán xét bởi công luận, bởi chính anh là kẻ đồng lõa tồi tệ - với hy vọng sẽ thăng tiến trong sự nghiệp.

Các phản ứng gần đây của các bên cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi khác. Vì sao Briatore và Symonds ra đi gấp gáp như vậy, sau khi Renault đã sa thải Piquet? Liệu có ai ngoài Briatore, Symonds và Piquet có dính líu tới vụ này? Liệu đã từng có đội đua nào thực hiện các âm mưu tương tự, và có thành công hay không?

Lòng tin của khán giả vào F1 đã bị đánh cắp. Chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng này, F1 đang tiếp tục rơi vào một đợt khủng hoảng khác. Có điều, lần này nó nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Theo Thethaohcm.vn

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024 vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2024 ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung ...
Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động