Sáng 2/6, thí sinh dự thi vào lớp 10 trường công lập ở Hà Nội và TP HCM cùng thi môn Ngữ văn.
2019 là năm đầu tiên Hà Nội chỉ sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào lớp 10 công lập, không tính điểm rèn luyện và học tập của học sinh ở bậc THCS. Đây là cũng là lần đầu tiên thí sinh Hà Nội phải thi bốn môn (gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Lịch sử). Trong đó, môn Lịch sử được công bố vào tháng 3.
Toàn thành phố có gần 90.000 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập (tính cả thí sinh được xét tuyển thẳng). Tổng chỉ tiêu vào các trường công lập và công lập tự chủ là 67.230, trường ngoài công lập là 21.820. Số còn lại phải học dân lập với mức học phí cao hơn hẳn, hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học nghề.
Thí sinh vui vẻ sau khi hoàn thành bài thi môn văn. (Nguồn: Tuổi trẻ) |
Do số lượng thí sinh dự thi giảm khoảng 9.000 so với năm ngoái, tỷ lệ chọi các trường cũng giảm. Trong đó, trường THPT Chu Văn An có tỷ lệ chọi cao nhất. Chỉ tuyển 225 học sinh nhưng có đến hơn 530 em đăng ký nguyện vọng 1 vào trường (1/2,4). Các trường theo sát về tỷ lệ chọi gồm THPT Sơn Tây (1/2,3), THPT Trung Văn (1/2,2), THPT Yên Hòa (1/2,2), THPT Nhân Chính (1/2,1).
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã huy động 11.000 cán bộ trông thi tại 169 điểm; lập 10 đoàn giám sát ở các điểm nóng. Ngoài ra, Sở cũng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm tránh hiện tượng gian lận thi cử, như: phòng bảo quản đề thi và bài thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình 24/24h, lãnh đạo điểm thi và cán bộ công an bảo vệ đề thi và bài thi ở phòng đó 24/24h.
"Phương châm của chúng tôi là tạo ra kỳ thi nghiêm túc, không gây căng thẳng cho thí sinh", ông Lê Ngọc Quang, Phó giám Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết.
Sáng 2/6, hơn 80.300 thí sinh TP HCM cũng tham gia kỳ tuyển sinh lớp 10 tại 135 điểm thi trong thời tiết nắng ráo. Từ 7h, các điểm thi làm lễ khai mạc, phổ biến nội quy và hướng dẫn thí sinh lên phòng thi.
Năm nay TP HCM có hơn 95.000 học sinh tốt nghiệp THCS, trong đó hơn 80.300 đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT công lập, giảm khoảng 7.000 so với năm ngoái. Số thí sinh thi thường là 74.180, thi chuyên là 6.140.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, năm nay thành phố có 95.334 học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS nhưng chỉ có 80.327 thí sinh dự thi (74.180 thí sinh dự thi vào lớp 10 thường, 6147 thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên).
Như vậy, đã có hơn 10.000 học sinh lớp 9 không tham gia "cuộc đua" vào lớp 10 công lập. Nếu so sánh với tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập năm nay khoảng 67.299 thì "cuộc đua" này sẽ đánh rớt khoảng 13.000 thí sinh.
Đây là con số thuộc dạng "dễ thở" so với thông tin ban đầu là sẽ có gần 30.000 thí sinh rớt lớp 10 công lập.
Cũng theo Sở GD&ĐT TP.HCM, các thí sinh sẽ thi tại 135 điểm thi với hơn 10.000 giám thị coi thi.
Chỉ tiêu vào lớp 10 của 112 trường THPT công lập tại TP HCM là 67.290. Dự kiến 13.000 thí sinh không trúng tuyển sau kỳ thi phải chuyển sang học các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các trường nghề.
Kỳ thi có 135 điểm thi với hơn 3.400 phòng. Hơn 10.200 giám thị được Sở GD&ĐT TP HCM điều động phục vụ kỳ thi. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, giao thông được Sở cùng các quận huyện chuẩn bị từ nhiều tuần trước.
Thí sinh trao đổi nội dung bài thi sau khi hoàn thành môn văn. (Nguồn: Tuổi trẻ) |
Theo dõi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM hàng chục năm nay, thầy Trần Mậu Minh (nguyên Hiệu trưởng THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP HCM) phân tích các số liệu và cho răng tỷ lệ chọi các trường không tăng nhiều mặc dù giảm chỉ tiêu tuyển sinh.
Chiều nay (2/6), thí sinh thi vào lớp 10 tiếp tục môn thi thứ hai. Tại TP.HCM thí sinh thi môn ngoại ngữ, còn ở Hà Nội thí sinh thi môn toán. Thời gian làm bài môn ngoại ngữ bắt đầu từ 14h, thời gian làm bài 60 phút. Thời gian làm bài môn toán bắt đầu từ 14h30, thời gian làm bài 120 phút. |
Các trường tốp đầu có tỷ lệ chọi cao như THPT Gia Định (1 chọi 2,72); Nguyễn Thị Minh Khai (2,61); Lê Quý Đôn (2,31). Một số địa bàn do áp lực dân số hoặc có mở thêm trường mới giảm chỉ tiêu ở trường cũ làm cho tỷ lệ chọi tăng lên như THPT Nam Sài Gòn, quận 7 (2,33); Nguyễn Hữu Tiến, huyện Hóc Môn (2,26); Bà Điểm, huyện Hóc Môn (2,24).
Thí sinh sẽ dự thi ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ trong hai ngày 2 và 3/6. Điểm xét tuyển là tổng điểm ba bài thi (trong đó Ngữ văn và Toán hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1) và điểm ưu tiên.
Kết quả của kỳ thi sẽ được công bố vào ngày 13/6. Một ngày sau đó Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố công bố kết quả điểm số và điểm chuẩn tuyển sinh THPT chuyên, tích hợp và diện tuyển thẳng. Ngày 10/7, Sở công bố điểm chuẩn tuyển sinh 10 và danh sách thí sinh trúng tuyển.
* Tại Hà Nội: Rời khỏi phòng thi với nụ cười tươi, nhiều sĩ tử tự tin đạt 7-8 điểm môn Ngữ văn do được ôn kỹ bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. Với phần nghị luận xã hội, nội dung về "Hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình" được đặt ra trong đề bài giúp học sinh dễ liên hệ. Nhiều học sinh nghĩ mình được khoảng 8 điểm, những bạn học tốt môn Văn thậm chí có thể đạt từ 8,5 trở lên. Câu nghị luận xã hội không mới nhưng vẫn đảm bảo tính phân loại học sinh vì những bạn học giỏi sẽ có cơ hội thể hiện khả năng lập luận, dẫn chứng độc đáo", * Tại TP. HCM: Hết giờ làm bài thi môn văn vào lớp 10 ở TP.HCM, nhiều thí sinh nhận xét đề thi hay và không khó. Tuy nhiên, cũng có một số thí sinh nói đề khó do không ôn trúng “tủ”. Phần nghị luận xã hội đề cho bài học khá gần gũi, về sự ganh đua nên rất dễ liên tưởng trong thực tế. Còn nghị luận xã hội là suy nghĩ về sự ganh đua. Vấn đề này quá phổ biến trong cuộc sống, ganh đua trong học tập, trong các mối quan hệ, ganh đua vật chất. Trong khi đó, đề thi Ngoại ngữ được đánh giá là "vừa tầm", nhiều thí sinh tự tin làm bài đạt điểm cao. |