Giá tiêu hôm nay 14/6: Thế giới giảm, cao nhất 72.000đ/kg. (Nguồn: Vieson) |
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 14/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.844.45 Rupee/tạ (cao nhất), 41.730 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm nhẹ 10 Rupee/tạ so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 10-16/6/2021 là 316,9 VND/INR.
| Ảnh ấn tượng tuần 7-13/6: Thượng đỉnh G7 'chốt' việc đối phó Nga, Trung Quốc, điều tra nguồn gốc Covid-19 và con ve trên áo ông Biden Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Anh, Ngày tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên, tình hình Covid-19, đàn voi ngủ trưa yên bình… là những ... |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 68.000 - 72.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 68.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (69.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (70.000 đ/kg); Bình Phước (71.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đ/kg.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 124.000 tấn, trị giá 387 triệu USD, giảm 15,6% về khối lượng nhưng tăng 25,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt, giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 3.039 USD/tấn, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất sau 2 năm giá liên tục đi xuống.
Các thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng qua là Mỹ, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Pakistan với 34,8% thị phần.
Dự báo thời gian tới, tình hình xuất khẩu tiêu sẽ lạc quan hơn, khi giá mặt hàng này tăng nhẹ từ tuần cuối tháng 5 tới trung tuần tháng 6, sau 3 tuần ảm đạm trồi sụt thất thường. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã nhận được đơn hàng, trong bối cảnh nguồn cung cạn dần do vụ thu hoạch tiêu đã kết thúc.
Về tình hình phát triển cây hồ tiêu, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, cây hồ tiêu ở Lâm Đồng bắt đầu được trồng phổ biến tại địa bàn các huyện Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên từ năm 2016 đến nay.
Cụ thể, trong giai đoạn năm 2016 - 2018, diện tích tiêu tăng từ hơn 1.711 ha lên 2.196 ha, trong đó tương ứng với diện tích kinh doanh là 725 ha (hơn 2.130 tấn) và gần 1.480 ha (hơn 4.595 tấn).
Theo thống kê tại các địa phương trong tỉnh, ước niên vụ 2021, diện tích hồ tiêu trên địa bàn còn 1.988,3 ha; trong đó, diện tích kinh doanh hơn 1.941 ha, tổng sản lượng gần 6.290 tấn; diện tích tái canh trồng mới khoảng 6,5 ha.
Như vậy, so với diện tích 14.000 ha trồng tiêu của huyện Đắk Song (Đắk Nông), cây hồ tiêu tại Lâm Đồng chiếm tỷ trong không đáng kể. Tuy vậy, do "sinh sau đẻ muộn" nên tiêu Lâm Đồng có những lợi thế về áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển tiêu hữu cơ, quy hoạch bài bản...