Gỡ khó cho mỹ thuật Việt: Không dễ!

Có thể coi Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 sự là tổng kết quá trình 5 năm sáng tạo của giới mỹ thuật trong nước, nhưng qua đó cũng bộc lộ những hạn chế của nền mỹ thuật nước nhà mà việc tìm ra giải pháp là điều không đơn giản. Báo TG&VN đã có cuộc trao đổi với ông Vi Kiến Thành (Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm, Trưởng Ban Tổ chức Triển lãm), về vấn đề này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm Vi Kiến Thành - Trưởng Ban Tổ chức Triển lãm. (Ảnh: M.H)


Qua triển lãm lần này ông thấy mỹ thuật Việt Nam trong những năm qua đã có những bước đi như thế nào?

Cá nhân tôi cho rằng, trong 5 năm vừa qua, mỹ thuật Việt Nam có xu hướng đi lên, cùng với đầy đủ những biến động, thay đổi trong đời sống mỹ thuật nước nhà.

Nền mỹ thuật của chúng ta bước vào Đổi mới cùng đất nước từ năm 1986. Đó là những năm tháng sôi nổi, nhiệt huyết của một lớp nghệ sĩ với những tìm tòi, sáng tạo, thể nghiệm. Đó cũng là thời kì sôi động của thị trường mỹ thuật, tác giả được ghi nhận và tác phẩm tiêu thụ được. Tiếp theo đó là thời kì Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, sự giao lưu Văn hóa được đẩy mạnh với nhiều trường phái nghệ thuật du nhập vào Việt Nam, với sự tiếp nhận nồng nhiệt từ các nghệ sĩ trẻ.

Tuy nhiên, trải qua thời gian và tác động xã hội, các nhân tố mới cũng sẽ dần trở nên quen thuộc, trong khi các nhân tố trẻ chưa thực sự được định hình, chính điều đó làm cho những năm gần đây, nền mỹ thuật Việt Nam có vẻ như đang tĩnh lại. Tôi nói tĩnh lại vì nó vẫn chuyển động phát triển nhưng chậm hơn, bản thân người nghệ sĩ có độ lùi cần thiết để nhìn lại con đường và có sự tĩnh tâm để sáng tác, theo tôi đó cũng là một cái hay. Với nghệ thuật, sự tĩnh tâm luôn là điều cần thiết để tạo nên những tác phẩm có giá trị.

Công tác tổ chức triển lãm năm nay có những nét mới nào so với những năm trước, thưa ông?

Đầu tiên là thay đổi về tên gọi, từ Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc thành Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, điều đó thể hiện mặt bằng sự phát triển và khẳng định vị thế của Triển lãm đối với đời sống mỹ thuật của cả nước, đại diện cho quốc gia.

Thứ hai, Hội đồng nghệ thuật năm nay cũng có các thành viên mới, trẻ hơn và sự tham gia của đại diện giới phê bình mỹ thuật có uy tín là anh Phan Cẩm Thượng. Nhà lý luận có vai trò như cầu nối giữa khán giả với tác phẩm, rất cần thiết cho Hội đồng nghệ thuật.

Thứ ba là năm nay, tất cả các loại hình, từ video art, trình diễn, sắp đặt, body art, body painting,… đều được mời tham gia và hoàn toàn bình đẳng với nhau trong đánh giá và nhận xét. Tuy vậy, số lượng tác phẩm thuộc nghệ thuật đương đại năm nay tham gia ít, chưa thực sự có tiếng nói riêng, bản thân các nghệ sĩ cũng vẫn còn mặc cảm, e dè, chưa tham gia Triển lãm do có quan niệm đây là một sân chơi truyền thống.

Thứ tư là thay vì tổ chức Hội thảo, năm nay, chúng tôi tổ chức 4 cuộc tọa đàm công khai với công chúng và truyền thông. Sự tương tác với xã hội, sự cởi mở của các nghệ sĩ trong các cuộc tọa đàm cũng là cầu nối để khán giả hiểu hơn về mỹ thuật nước nhà.

Thứ năm, kinh phí giải thưởng năm nay đã bước đầu được xã hội hóa với sự tài trợ một phần của tập đoàn SunGroup.

Một góc buổi tọa đàm được tổ chức tại Triển lãm. (Ảnh: M.H)


Như ông chia sẻ, năm nay chúng ta siết chặt hơn về lựa chọn tác phẩm. Vậy, tiêu chí lựa chọn là gì?

Tất cả các tác phẩm thuộc mọi thể loại của Mỹ thuật không vi phạm bản quyền tác giả, được sáng tác từ năm 2011 đến 2015 đều có thể tham gia Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam lần này. Hội đồng nghệ thuật đã chọn từ 4.076 tác phẩm tham dự lấy 409 tác phẩm trưng bày và trao giải cho 38 tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra còn có 13 tác phẩm được Nhà nước đặt hàng trong đề án 844 của Chính phủ về 2 cuộc kháng chiến. Quy trình chọn lựa được tiến hành nghiêm túc và chặt chẽ với sự công tâm, khách quan của Hội đồng Nghệ thuật.

Từ góc độ quản lý nhà nước, theo ông, vấn đề lớn nhất của mỹ thuật Việt Nam hiện nay là gì và cần có những giải pháp nào?

Vấn đề thì nhiều, nhưng ở thời điểm này theo tôi có 2 vấn đề lớn, mà để giải quyết thì không đơn giản mà phải gỡ từng nút thắt một.

Đầu tiên là mỹ thuật Việt Nam chưa thực sự được sự ủng hộ và tạo điều kiện phát triển của xã hội. Qua dư luận, qua những thông tin trên báo chí, có thể nói, mỹ thuật là một trong những ngành nghệ thuật bị hiểu, bị đánh giá không đúng nhất và thiếu sự ủng hộ nhất.

Khó khăn thứ hai, đó là hệ lụy từ khó khăn trên, chúng ta chưa có được thị trường mỹ thuật ở trong nước. Đấy là 2 vấn đề khó khăn lớn của mỹ thuật Việt Nam hiện nay.

Về nội lực, lực lượng nghệ sĩ, sức sáng tạo, tài năng của đội ngũ họa sỹ Việt Nam tôi cho là đầy triển vọng. Nhưng chúng ta chưa có được sự ủng hộ của xã hội, cũng sự quan tâm và tạo điều kiện của Nhà nước còn thiếu và yếu. Chúng ta cũng chưa có thị trường mỹ thuật trong nước. Việc xây dựng cho được thị trường này vừa là mục tiêu, vừa là động lực để mỹ thuật Việt Nam phát triển trong những năm tới.

Xin cảm ơn ông!

Minh Hòa (thực hiện)

Đọc thêm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng rất mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024 trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Trên toàn thế giới, hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Lưu lượng hành khách hàng không năm 2023 đã chạm mức gần 95% so với thời kỳ trước đại dịch.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động