GS. Hà Tôn Vinh: Để thu hút FDI, không chỉ làm tốt, thường xuyên phải làm tốt hơn!

Linh Chi
TGVN. Chia sẻ với TG&VN về sự kiện 15 công ty Nhật Bản đang nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam, GS. Hà Tôn Vinh khẳng định, Việt Nam cần làm tốt hơn, nhiều hơn, nhanh hơn những gì đang làm để đón vận hội này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
thu hut fdi khong chi lam tot thuong xuyen phai lam tot hon
GS. Hà Tôn Vinh, cựu Trợ lý Nhà Trắng thời Tổng thống Mỹ Reagan, Phó Tổng thống Bush, cố vấn tài chính cho nhiều công ty đa quốc gia.

Các tập đoàn nước ngoài phát tín hiệu dịch chuyển chuỗi sản xuất, cung ứng trong khu vực châu Á đang dấy lên hy vọng cho Việt Nam trong việc thu hút “đại bàng vào làm tổ”. Giáo sư đánh giá thế nào về điều này?

Các công ty đa quốc gia luôn có chiến lược phát triển hay thu gọn hoạt động phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới, sự phát triển hay thay đổi của công nghệ, hoặc tình hình chính trị nơi họ hoạt động… Mục tiêu chính của họ là để giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, tầm hoạt động hay ảnh hưởng lâu dài. Vì vậy, việc các tập đoàn dự kiến rời Trung Quốc để sang một nước khác cũng không có gì là ngạc nhiên hay mới lạ.

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang có xung đột chính trị và thương mại, sẽ có nhiều công ty tính toán rút khỏi Trung Quốc. Việc đánh mạnh vào sự thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ kéo theo nhiều hệ lụy chính trị, kinh tế và tài chính quốc tế. Đại dịch Covid-19 chỉ là “giọt nước làm tràn ly”. Các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Anh, Đức cũng sẽ dần dịch chuyển doanh nghiệp của họ ra khỏi Trung Quốc và vào những thị trường thân thiện với Mỹ như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và cả Việt Nam.

Mới đây, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) đã tiết lộ danh sách 30 công ty Nhật Bản rời Trung Quốc, trong số đó có 50% dự định sẽ tới Việt Nam. Việt Nam dường như đang trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho doanh nghiệp Nhật Bản?

Sự kiện 30 công ty Nhật Bản chuyển ra khỏi Trung Quốc và có 15 công ty đang nghiên cứu vào Việt Nam là một tin vui. Tuy nhiên, để các công ty Nhật Bản quyết định đến Việt Nam còn là một quá trình đòi hỏi thời gian, cần nhiều thông tin và sự hỗ trợ cũng như cam kết của lãnh đạo Việt Nam.

Xét về hiện tượng dịch chuyển này, có 3 yếu tố cần biết.

Thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn rất mạnh sự dịch chuyển này và đã cám kết bỏ ra hơn 650 triệu USD để chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Điều này nhằm làm giảm sự phụ thuộc và đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng cho nước Nhật.

Chính phủ Nhật Bản đang kêu gọi các doanh nghiệp trở về Nhật Bản hoặc di chuyển sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, vì hiện có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động thành công ở Việt Nam, tạo hiệu ứng lôi kéo, tập hợp để cùng hỗ trợ và phát triển.

Thứ hai, từ những năm 2012, ở Trung Quốc đã có rất nhiều cuộc biểu tình chống Nhật Bản vì vấn đề của đảo Điếu Ngư/Senkaku. Rất nhiều công ty Nhật Bản bị áp lực tài chính, thương mại, vì người Trung Quốc tẩy chay hàng Nhật Bản. Việc dịch chuyển doanh nghiệp Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc cũng là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp và thị trường ở nước ngoài.

Thứ ba, Việt Nam từ lâu đã có một quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại với Nhật bản rất tốt. Tình hình chính trị ổn định, môi trường đầu tư thân thiện và gần gũi với văn hóa kinh doanh Nhật Bản đã đưa Việt Nam vào tầm ngắm và là địa điểm ưu tiên của Chính phủ cũng như doanh nghiệp Nhật Bản.

Vì vậy, việc chọn điểm đến kinh doanh thì không gì tốt hơn là nơi có thị trường và chế độ chính trị ổn định, nhân công lao động tốt và đặc biệt là có sự hiện diện của các công ty Nhật Bản đi trước đã làm cho các công ty đi sau yên tâm.

thu hut fdi khong chi lam tot thuong xuyen phai lam tot hon
Đã có những tín hiệu cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài tin vào chính sách, đường lối của lãnh đạo Việt Nam và sẵn sàng mở rộng hoạt động. (Nguồn: Cafe F)

Không thể phủ nhận đây là một vận hội lớn của Việt Nam. Vậy Việt Nam cần làm gì để tiếp nhận các nguồn vốn hấp dẫn này, thưa Giáo sư?

Doanh nghiệp Nhật Bản quyết định chuyển đến Việt Nam là cơ hội tốt cho cả hai bên.

Thứ nhất, tốt cho doanh nghiệp của Nhật Bản, bởi họ sẽ biết cần làm gì và sẽ thành công thế nào.

Thứ hai, tốt cho địa phương Việt Nam. Có sự hiện diện và đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, nhân công lao động Việt Nam sẽ có thêm có công ăn việc làm, nguồn thu thuế hay dịch vụ địa phương gia tăng.

Thứ ba, môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ được mở rộng, đầu tư tài chính và các dự án cơ sở hạ tầng gia tăng… Đó cũng là những tín hiệu cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài tin vào chính sách, đường lối của lãnh đạo Việt Nam và sẵn sàng mở rộng hoạt động.

Để đạt được những mục tiêu phát triển của đất nước, lãnh đạo quốc gia hay địa phương của Việt Nam hay các doanh nghiệp đối tác của Việt Nam đều cần làm tốt hơn, nhiều hơn, nhanh hơn những gì họ đang làm. Doanh nghiệp Nhật Bản rất chú trọng vào khái niệm quản trị kinh doanh “Kaizen”, nghĩa là cải tiến, cải thiện. Đây là một yếu tố kinh doanh rất quan trọng, hàng ngày, hàng giờ phải làm tốt hơn những gì mình đã làm.

Do đó, Việt Nam không những phải làm tốt mà thường xuyên phải làm tốt hơn!

Tác giả Jim Collins khi viết cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại đã đưa khái niệm “Kaizen” vào ngay đầu đề. Ông Collins nói rằng: “Tốt là kẻ thù của vĩ đại”, điều này hàm ý làm tốt chưa đủ. Vì nếu chỉ làm tốt thôi thì mọi chuyện sẽ dừng ở đó và sẽ mãi mãi không có gì vĩ đại hoặc trường tồn.

Để thu hút được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu được “Kaizen”, là triết lý cũng như chiến lược kinh doanh của Nhật Bản.

Bên cạnh mặt tích cực, cũng có mặt tiêu cực, ví dụ như việc cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Giáo sư nhận định thế nào?

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra và có thông tin nhiều công ty đa quốc gia muốn rời khỏi Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đích thân viết thư mời gọi các tập đoàn này, đặc biệt là hơn 1.000 tập đoàn Mỹ đến đầu tư và mở rộng hoạt động tại Ấn Độ.

Lãnh đạo các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, cũng có những động thái mời chào các nhà đầu tư đến thị trường của họ với các ưu đãi như miễn thuế lên tới 10 năm, thuê đất lâu dài... Điều này cho thấy sự nhạy bén trong tầm nhìn, thái độ cầu thị và quyết tâm kêu gọi và mang các nhà đầu tư nước ngoài vào đất nước của họ.

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra và có thông tin nhiều công ty đa quốc gia muốn rời khỏi Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đích thân viết thư mời gọi hơn 1.000 tập đoàn Mỹ đến đầu tư và mở rộng hoạt động tại Ấn Độ.

Vậy điểm yếu hiện tại của Việt Nam là gì và cần thay đổi như thế nào?

Việt Nam đang làm rất tốt việc mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư nhiều năm vẫn còn chưa đạt mức yêu cầu hay mục tiêu dự kiến.

Điều này hiển nhiên cho thấy sự yếu kém trong bộ máy quản lý dự án, sự tập trung nguồn vốn vào một vài địa phương hay trung ương, sự quá tải trong việc họach định, phát triển hay quản lý dự án của đội ngũ cán bộ chủ chốt hay điều hành dự án.

Rất nhiều các cán bộ điều hành hay quản lý dự án không được đào tạo bài bản về các mô hình hay phương pháp quản lý dự án có tầm cỡ quốc tế.

Bên cạnh đó, việc các dự án bị đội giá trên 10-20% hay chuyện kéo dài thời gian trên nhiều năm là chuyện thường thấy, điều này trong ngành quản lý dự án là điều không thể chấp nhận được, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ mất niềm tin vào trình độ của các cán bộ điều hành cũng như quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, sự lệch pha giữa việc hoạch định chính sách, thiết kế , điều hành và quản lý dự án, đến việc thi hành dự án là một khoảng cách rất xa và là “nút thắt cổ chai” lớn nhất trong việc đón nhận và hoàn thành các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Việc đào tạo quản lý dự án chuyên nghiệp, có trình độ quốc tế và bài bản là việc cấp thiết cần làm ngay.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Làm sao tăng tốc?

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Làm sao tăng tốc?

TGVN. Trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do dịch bệnh, Việt Nam vẫn là thỏi nam châm trong mắt giới ...

Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Chủ động 'xây tổ' để đón 'đại bàng'

Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Chủ động 'xây tổ' để đón 'đại bàng'

TGVN. Chia sẻ với TG&VN, TS. Phạm Hùng Tiến, Phó Giám đốc và Quản lý Dự Án Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (FNF) nhận ...

Kinh tế hậu Covid-19: Đón đại bàng hay chim sẻ?

Kinh tế hậu Covid-19: Đón đại bàng hay chim sẻ?

TGVN. Đi nhanh, chủ động mới đón được "đại bàng", đi chậm chỉ đón được "chim sẻ". Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia ...

Linh Chi (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất và lạm phát trong nước.
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động