Hội nghị Tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, phát động triển khai ở cấp phổ thông do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. |
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, phát động triển khai ở cấp phổ thông, do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sáng nay (12/8).
Tại Hội nghị, ông Trần Thế Cương cho biết, tính đến 31/7, tỷ lệ học bạ được ký số trên tổng số học sinh tiểu học tại Hà Nội đạt 97,6%. Đây là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về kết quả triển khai học bạ số cấp tiểu học.
Tỷ lệ học bạ còn lại là của một số học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tiếp tục rèn luyện trong Hè và sẽ hoàn thành ký số sau khi có kết quả bổ sung. Ngoài ra, một số học sinh theo học tại các trường quốc tế, học sinh chưa được cha mẹ thực hiện việc cung cấp mã số định danh cá nhân.
Dù vậy, theo ông Trần Thế Cương, trong quá trình thí điểm còn có một số khó khăn như phát sinh chi phí về hạ tầng thiết bị, lưu trữ và vận hành hệ thống dữ liệu học bạ số; giáo viên phải sử dụng điện thoại, thiết bị của cá nhân để cài đặt phần mềm quản lý chữ ký số; giáo viên ở một số đơn vị phải tự chi trả kinh phí duy trì dịch vụ ký số.
Từ kết quả thí điểm đối với cấp tiểu học, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã phát động việc triển khai học bạ số tại tất cả các trường phổ thông từ năm học 2024 - 2025.
Để thực hiện việc này, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội thống nhất nhận thức về công tác chuyển đổi số trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu mỗi đơn vị.
Đồng thời, Sở cần quan tâm đầu tư hạ tầng dữ liệu đồng bộ; đẩy mạnh việc số hóa và kết nối dữ liệu; tập trung hướng đến “4 không” gồm: Họp không gặp mặt; xử lý văn bản không giấy; giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.
Cũng tại hội nghị, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT, cho biết, từ khi phát động, Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm học bạ số (Bộ GD&ĐT) yêu cầu các địa phương cả nước thực hiện thí điểm khoảng 50% số trường nhưng Hà Nội đã vượt chỉ tiêu, thực hiện gần 100% số trường.
Cũng theo ông Tài, việc sử dụng học bạ số giúp tăng cường tính minh bạch, tính hệ thống trong dữ liệu, tiết kiệm kinh tế khi thầy cô và các trường không phải in hàng triệu cuốn học bạ. Chi phí tiết kiệm này có thể dùng để đầu tư cho các mục tiêu khác trong giáo dục.
Thời gian tới, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền tới phụ huynh về để tránh băn khoăn; gia tăng sự tham gia của các trường thuộc hệ thống giáo dục ngoài công lập.
| Yêu cầu bậc tiểu học không quá 35 em/lớp Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định Điều lệ trường tiểu học 35 em/lớp, đồng thời có ... |
| Bạn trẻ cần trang bị 'vaccine số' trong thế giới ngày càng phụ thuộc vào AI Theo ThS. Đinh Văn Mãi, Giảng viên kỹ năng mềm, Trung tâm phát triển năng lực sinh viên, Trường Đại học Văn Lang, để đảm ... |
| Năm 2025, lịch thi tốt nghiệp THPT thế nào? Thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và 27/6, sớm hơn năm nay một ngày. |
| Cẩn trọng với AI trong giáo dục Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến ngành giáo dục, đặc biệt là người dạy và người ... |
| Cập nhật lịch công bố điểm chuẩn năm 2024 của các trường đại học trong cả nước Nhiều trường đại học đã ấn định thời gian công bố điểm chuẩn năm 2024, sớm nhất là ngày 17/8. |