Hai câu hỏi ngỏ sau Thượng đỉnh Bắc Mỹ

Lưu Huỳnh
Bên cạnh thành công về đồng thuận trong nhiều vấn đề nóng của khu vực, Thượng đỉnh Bắc Mỹ chưa thể có tiếng nói chung về vấn đề di cư hay Trung Quốc
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thượng đỉnh Bắc Mỹ đã khép lại với việc lãnh đạo Mỹ, Canada và Mexico ra tuyên bố chung về hợp tác giải quyết nhiều vấn đề nóng của khu vực, từ đối phó đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, di cư và hợp tác kinh tế.

Tuy nhiên vẫn còn đó câu hỏi ngỏ về hành động cụ thể của khu vực trong vấn đề di cư cũng như việc tuyên bố của Mexico về Trung Quốc Xuyên suốt Hội nghị, các nhà lãnh đạo không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề di cư, chủ đề ngày càng nhức nhối ở khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát và lây lan mạnh mẽ.

(11.24) Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đồng cấp Mỹ Mexico López Obrador và Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong hành lang Nhà Trắng ngày 18/11/2021. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đồng cấp Mexico López Obrador và Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong hành lang Nhà Trắng ngày 18/11/2021. (Nguồn: AP)

Hiện nay, trong số 11 triệu người di cư không giấy tờ ở Mỹ, có năm triệu người Mexico và gần hai triệu người Trung Mỹ. Tổng thống Joe Biden đã trình Quốc hội dự luật hợp pháp hóa tình trạng nhập cư của nhóm này, lập luận rằng họ đã giữ cho nước Mỹ đứng vững. Tuy nhiên, người nhập cư đã quen với lời hứa hẹn như vậy từ năm này này qua năm khác.

Thống kê của Cục Điều tra Dân số Mỹ cho thấy số người gốc Latin tại Mỹ đạt kỷ lục 62,1 triệu người năm 2020, chỉ đứng sau cộng đồng người da trắng. Do đó, Washington cần có một thỏa thuận về di cư.

Theo cựu Đại sứ Mexico tại Mỹ Arturo Sarukhan, ba nước sẽ phải chứng minh khả năng cải cách di cư ở tầm châu lục. Ông cho rằng tuy không đạt thỏa thuận, song kết quả thượng đỉnh sẽ tạo tiền đề cho hợp tác thực chất trong tương lai.

Hội đàm với người đồng cấp Mỹ, Tổng thống Mexico López Obrador đã ủng hộ dự luật của ông Joe Biden, coi đây là “một sáng kiến mang tầm vóc xã hội, đem lại công bằng”, đồng thời cảm ơn Mỹ đã “đối xử tôn trọng” và “không xem Mexico như sân sau của Mỹ”.

Nhưng cùng lúc đó, Mỹ vẫn tiếp tục thi hành đạo luật Tiêu đề 42, cho phép trục xuất người di cư không giấy tờ khỏi lãnh thổ Mỹ vì lý do y tế. Mới đây, Toà án Tối cao Mỹ cũng yêu cầu ông Biden khôi phục chính sách “Ở lại Mexico” gây tranh cãi, buộc người di cư phải ở lại lãnh thổ Mexico trong quá trình chờ xét đơn tị nạn.

Rốt cục, sau tất cả, chính sách di cư của Mỹ vẫn chẳng có gì thay đổi.

Tương tự là câu chuyện về lập trường của Mexico với Trung Quốc.

Tại Thượng đỉnh, Tổng thống Mexico đã kêu gọi Bắc Mỹ đoàn kết để đối mặt với sự vươn lên và vị thế vượt trội của cường quốc châu Á. Ông López Obrador chỉ ra Bắc Mỹ hiện chiếm 13% thị trường thế giới, còn Trung Quốc chiếm 14,4%. Nếu xu thế này tiếp diễn, Trung Quốc sẽ thống trị 42% thị trường toàn cầu vào năm 2051.

Pérez Ricart, học giả Viện Nghiên cứu Mỹ Latin của Đại học Oxford (Anh) cho rằng, Tổng thống Mexico đang chơi nước đôi một cách thông minh: Một mặt, ông đưa ra tuyên bố kiểu này với Biden, một mặt thúc đẩy các cơ chế như CELAC (Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean), nơi Mexico xem Trung Quốc là đối tác đối thoại cấp cao nhất để tận dụng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Mexico đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập Bắc Mỹ của Trung Quốc. Cả hai đều hiểu mối quan hệ này sẽ không bị ảnh hưởng bởi tuyên bố, mà là các dự án, công trình, khoản đầu tư thực tế. Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung, tuyên bố của Mexico không nhằm “chọn phe” và đơn giản là chiến lược nước này áp dụng lâu nay.

Biết rõ Mỹ muốn giữ Mexico và Mỹ Latin xa Trung Quốc, Mexico càng xích lại gần Bắc Kinh để “nâng giá” sự ủng hộ dành cho mình từ Washington. Vì thế, lập trường của Mexico về Trung Quốc, dù là trước hay sau Thượng đỉnh Bắc Mỹ, sẽ không đổi.

Cáo buộc Nga có 'những lời lẽ gay gắt' nhằm vào Ukraine, Mỹ kêu gọi Moscow xuống thang

Cáo buộc Nga có 'những lời lẽ gay gắt' nhằm vào Ukraine, Mỹ kêu gọi Moscow xuống thang

Ngày 22/11, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, Mỹ đã có các cuộc thảo luận với những quan chức tại Moscow và ...

Tổng thống Mỹ khỏe mạnh trở lại nhiệm vụ sau khi tạm thời chuyển giao quyền lực

Tổng thống Mỹ khỏe mạnh trở lại nhiệm vụ sau khi tạm thời chuyển giao quyền lực

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiếp nhận nhiệm vụ trở lại vào lúc 11h 35 phút (giờ địa phương) ngày 19/11, sau khi tạm ...

(theo Washington Post)

Đọc thêm

Tôn vinh cây quế - biểu tượng kinh tế, văn hóa của tỉnh Yên Bái

Tôn vinh cây quế - biểu tượng kinh tế, văn hóa của tỉnh Yên Bái

Lễ hội Quế lần thứ V vừa được tổ chức tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, nhằm tiếp tục đẩy mạnh, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm ...
Hàng nghìn vận động viên cùng cam kết giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường sống

Hàng nghìn vận động viên cùng cam kết giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường sống

Bên cạnh những tấm huy chương, các vận động viên đều nhận được một cây xanh sau khi ký cam kết giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Công an tỉnh Bình Phước

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Công an tỉnh Bình Phước

Tổng Bí thư đề nghị Công an tỉnh Bình Phước phải thể hiện vai trò tiên phong trong rà soát, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong ...
Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển

Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các Trung tâm tài chính mới nổi như Việt Nam có cơ hội vàng để tiếp nhận nguồn lực tài chính dịch chuyển.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel ra cảnh báo gắt với Hezbollah, lệnh ngừng bắn mong manh đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Bộ trưởng Quốc phòng Israel ra cảnh báo gắt với Hezbollah, lệnh ngừng bắn mong manh đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz cảnh báo nếu Hezbollah không rút toàn bộ lực lượng về phía Bắc sông Litani, Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn.
Muôn màu cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Muôn màu cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Các cuộc thi nhan sắc quốc tế được tổ chức hằng năm nhằm tìm kiếm những người đẹp đại diện cho tiếng nói của phụ nữ hiện đại.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel ra cảnh báo gắt với Hezbollah, lệnh ngừng bắn mong manh đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Bộ trưởng Quốc phòng Israel ra cảnh báo gắt với Hezbollah, lệnh ngừng bắn mong manh đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz cảnh báo nếu Hezbollah không rút toàn bộ lực lượng về phía Bắc sông Litani, Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn.
Ukraine bắt dầu phản công, tiến sâu vào tỉnh Kursk, Nga tổn thất nặng nề

Ukraine bắt dầu phản công, tiến sâu vào tỉnh Kursk, Nga tổn thất nặng nề

Quân đội Ukraine ngày 5/1 đã phát động chiến dịch phản công ở tỉnh Kursk, miền Tây nước Nga.
Giao tranh đẫm máu giữa lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, tình hình Syria vẫn 'căng như dây đàn'

Giao tranh đẫm máu giữa lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, tình hình Syria vẫn 'căng như dây đàn'

Những cuộc giao tranh giữa các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và SDF do người Kurd đứng đầu ở miền Bắc Syria trong 2 ngày qua đã khiến hơn 100 người thiệt mạng.
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tòa án Seoul bác đơn phản đối lệnh bắt giữ của ông Yoon; cơ quan an ninh Tổng thống từ chối hợp tác

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tòa án Seoul bác đơn phản đối lệnh bắt giữ của ông Yoon; cơ quan an ninh Tổng thống từ chối hợp tác

Ngày 5/1, Tòa án Seoul đã bác bỏ lệnh của Tổng thống Yoon Suk Yeol nhằm vô hiệu hóa lệnh của tòa để bắt giữ ông và khám xét dinh thự tổng thống.
Lo ngại đám tang cựu Tổng thống Jimmy Carter lọt tầm ngắm 'những kẻ tấn công cực đoan', Mỹ siết chặt an ninh cao độ

Lo ngại đám tang cựu Tổng thống Jimmy Carter lọt tầm ngắm 'những kẻ tấn công cực đoan', Mỹ siết chặt an ninh cao độ

Đánh giá an ninh mới được công bố cho hay, tang lễ cấp quốc gia dành cho cựu Tổng thống Jimmy Carter có thể nằm trong tầm ngắm của 'những kẻ tấn công cực đoan'.
Tổng thống Ukraine thông báo 'tổn thất nặng nề' của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Tổng thống Ukraine thông báo 'tổn thất nặng nề' của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Tổng thống Zelensky cho biết lực lượng Nga và Triều Tiên đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh ở khu vực phía Nam nước Nga.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phiên bản di động