Hai rào cản lớn trong quan hệ Nga-Trung

Phan Quân
Sau Thượng đỉnh Nga-Trung, người ta nói nhiều về mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa Moscow và Bắc Kinh, nhưng liệu chừng đó đã đủ để dùng chữ ‘đồng minh’? Bình luận của Báo TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga-Trung Quốc. (Nguồn: Sputnik)
Quan hệ Nga-Trung sau cuộc gặp trực tiếp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Bắc Kinh vừa qua đã có bước tiến lớn, song còn vướng nhiều rào cản. (Nguồn: Sputnik)

Điểm yếu về kinh tế

Trước hết, một mối quan hệ “đồng minh” bền vững cần được xây dựng không chỉ dựa trên nền tảng chính trị, mà còn được vun đắp thông qua liên kết về kinh tế. Tuy nhiên, trong khi khía cạnh chính trị của mối quan hệ Nga-Trung ngày càng cải thiện, các liên kết kinh tế lại đang tụt hậu.

Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm liên kết Sáng kiến vành đai và con đường (BRI) với Liên minh Kinh tế Á-Âu của Moscow không có nhiều tiến triển. Đồng thời, thương mại song phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ các lệnh cấm vận từ phương Tây. Kể từ khi Nga sát nhập Crimea, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã liên tục sụt giảm, từ 90 tỷ USD trong năm 2014 xuống dự kiến còn 64 tỷ USD trong năm tới.

Liên kết kinh tế song phương sẽ còn lung lay hơn khi Bắc Kinh, trong nỗ lực theo đuổi cam kết chống biến đổi khí hậu, ưu tiên sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng và năng lượng tái tạo thay vì dầu thô, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nga sang Trung Quốc.

Trong khi khía cạnh chính trị của mối quan hệ Nga-Trung ngày càng cải thiện, các liên kết kinh tế lại đang tụt hậu.

Thêm vào đó, thời gian gần đây, Bắc Kinh cho thấy năng lực sản xuất vũ khí, trang thiết bị quốc phòng càng mạnh mẽ, thể hiện qua việc tự đóng thành công tàu sân bay Sơn Đông và tiếp tục nâng cấp tiêm kích J-15, từ máy bay chiến đấu thế hệ 4 lên thế hệ 4+. Điều này sẽ tác động đáng kể tới các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Moscow sang Bắc Kinh.

Ngoài ra, khí tài Trung Quốc với giá cả phải chăng đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Thái Lan, Pakistan, Bangladesh hay Algeria, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công nghiệp quốc phòng Nga, vốn là một nguồn thu quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xứ bạch dương.

Trung Quốc ý thức rõ được thực trạng này. Do đó, danh sách đề xuất của Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh “hai bên cần thực hiện Lộ trình phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao”. Điều này không hề đơn giản, nhất là khi Nga vẫn đặt hợp tác kinh tế với Trung Quốc xếp sau các chủ đề chiến lược và địa chính trị quan trọng hơn.

Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về hợp tác sâu rộng trong phát triển công nghệ và công nghiệp quân sự. Đặc biệt, Bắc Kinh và Moscow kêu gọi sử dụng nhiều hơn các đồng tiền quốc gia trong thương mại quốc tế, trước những lo ngại về sự bấp bênh xung quanh đồng USD, cũng như giảm thiểu khả năng Washington sử dụng đồng tiền này để hạn chế các giao dịch.

Tuy nhiên, cả Nga lẫn Trung Quốc không thể đảm bảo rằng giao dịch song phương sẽ an toàn một khi Mỹ và châu Âu đẩy mạnh trừng phạt xứ bạch dương vì Ukraine.

(02.09) Mối quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Kiev khiến Bắc Kinh gặp khó trong tình hình hiện nay tại Ukraine. (Nguồn: 112 International)
Mối quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Kiev khiến Bắc Kinh gặp khó trong tình hình hiện nay tại Ukraine - Ảnh: Tuyến tàu chở hàng hóa giữa Trung Quốc và Ukraine. (Nguồn: 112 International)

Khác biệt về mục tiêu

Ngay cả trong lĩnh vực chính trị, Nga và Trung Quốc cũng có không ít khác biệt.

Đầu tiên, Nga vẫn đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ và Đông Nam Á, vốn vẫn tồn tại tranh chấp về biên giới lãnh thổ với Trung Quốc. Báo cáo của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội (CRS) Mỹ cho thấy kể từ năm 2010, New Delhi chiếm tới 1/3 tổng sản lượng vũ khí xuất khẩu của Moscow trên toàn cầu. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Việt Nam tiếp tục là thị trường tiềm năng của vũ khí Nga.

Đồng thời, trong vấn đề Biển Đôngbiên giới Trung-Ấn, Nga vẫn giữ thái độ trung lập, kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế. Quan điểm này giúp Moscow giữ được quan hệ với New Delhi và các đối tác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song chắc chắn không thể khiến Bắc Kinh hài lòng.

Đáp lại, Trung Quốc cố gắng duy trì thái độ trung lập trong căng thẳng tại Ukraine. Đây là điều dễ hiểu, bởi Kiev có vai trò chiến lược và kinh tế đặc quan trọng với Bắc Kinh.

Trung Quốc cũng là khách hàng mua thiết bị quân sự quan trọng của Ukraine. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2016-2020, Bắc Kinh mua tới 36% tổng lượng vũ khí xuất khẩu của Kiev. Tàu sân bay Sơn Đông do Trung Quốc tự sản xuất cũng được phát triển dựa trên tàu Liêu Ninh, vốn là tàu sân bay chưa hoàn thiện của Ukraine từ thời Liên Xô.

Đáp lại, Trung Quốc cố gắng duy trì thái độ trung lập trong căng thẳng tại Ukraine. Đây là điều dễ hiểu, bởi Kiev có vai trò chiến lược và kinh tế đặc quan trọng với Bắc Kinh.

Quan trọng hơn, nằm ở phía Bắc Biển Đen, Ukraine là hành lang thương mại quan trọng giữa châu Âu, châu Á và Trung Đông và một tâm điểm trong BRI của Trung Quốc.

Năm 2019, Trung Quốc vượt qua Nga để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine. Năm 2020, một tuyến tàu chở hàng đã được mở giữa hai nước. Mới đây, Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine Fan Xiaorong khẳng định các công ty nước này “ngày càng sẵn sàng” khám phá cơ hội đầu tư trong chế biến thực phẩm, xây dựng cảng, sản xuất phụ tùng xe hơi và vaccine ở Ukraine.

Thực tế này đặt Trung Quốc vào thế khó khi phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ Ukraine và liên kết chính trị với Nga. Tuyên bố chung sau thượng đỉnh giữa ông Vladimir Putin và ông Tập Cận Bình phản ánh rõ điều này.

Dù thể hiện lập trường phản đối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông châu Âu, song văn bản này lại không đề cập trực tiếp tới tên Ukraine và chỉ nói về “một số người chơi… đơn phương sử dụng vũ lực… trong giải quyết các vấn đề quốc tế”.

Tất nhiên, nhận định này nhằm ám chỉ Mỹ bổ sung lực lượng hỗ trợ Ukraine tại biên giới với Nga, song trong bối cảnh khác, nó hoàn toàn có thể được dùng để nói về các cuộc tập trận gần đây của Moscow ở khu vực này.

Vì thế, dù thượng đỉnh vừa qua tại Bắc Kinh đã chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực, song có thể nói quan hệ Nga-Trung vẫn chỉ dừng ở mức “trên tình bạn, dưới tình yêu” mà thôi.

Hợp tác Nga-Trung Quốc dựa trên sự đồng thuận của hai bên

Hợp tác Nga-Trung Quốc dựa trên sự đồng thuận của hai bên

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 3/2 đã hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đang ở thăm Bắc Kinh.

Dưới sức ép từ phương Tây, Nga-Trung Quốc 'gần nhau chưa từng có'

Dưới sức ép từ phương Tây, Nga-Trung Quốc 'gần nhau chưa từng có'

Đại sứ Nga tại Vương quốc Anh Andrey Kelin ngày 30/1 cho rằng các động thái không “thân thiện” của phương Tây nhằm chống lại ...

Đọc thêm

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã tạo ra một viên kim cương 3 carat hoàn toàn từ nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn ...
Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Để có body hoàn hảo, 'ngọc nữ màn ảnh Việt' Ninh Dương Lan Ngọc chăm chỉ trong việc giữ gìn hình thể bằng việc tập gym, thể thao.
Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Kai Havertz, Ben White cùng lập cú đúp trong chiến thắng giòn giã của Arsenal trong trận derby London với Chelsea tại vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Vòng bảng U23 châu Á 2024 mới hạ màn, 4 cặp đấu của vòng tứ kết cũng được xác định.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động