Hàn Quốc gia nhập Bộ tứ: Mỹ không mặn mà, Seoul nên bận tâm?

Hồng Phúc
Nhà báo Kang Seung-woo của The Korea Times phân tích thái độ của Mỹ đối với việc bổ sung Hàn Quốc vào nhóm Bộ tứ (Quad).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Yoon Suk-yeol và người đồng cấp Joe Biden tại tiệc chào mừng sau thượng đỉnh Mỹ-Hàn tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở thủ đô Seoul ngày 21/5. (Nguồn: Yonhap)
Tổng thống Yoon Suk-yeol và người đồng cấp Joe Biden tại tiệc chào mừng sau thượng đỉnh Mỹ-Hàn tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở thủ đô Seoul ngày 21/5. (Nguồn: Yonhap)

Trong bài viết "Tại sao Mỹ không muốn thêm Hàn Quốc vào Bộ tứ" ngày 27/5, nhà báo Kang Seung-woo dẫn nhận định của các nhà quan sát ngoại giao xoay quanh việc Mỹ tỏ ra hờ hững với mong muốn chính thức gia nhập cơ chế Bộ tứ của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol.

Lập trường này trái ngược hẳn với sự hân hoan chào đón của Washington đối với quyết định của Seoul tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), sáng kiến mà Tổng thống Joe Biden đưa ra gần đây cũng nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.

Kiêng dè Trung Quốc?

Các nhà quan sát ngoại giao tin rằng phản ứng bất ngờ này của Mỹ có thể liên quan đến ý định không muốn “chọc giận” Trung Quốc thêm nữa bởi chắc chắn Bắc Kinh sẽ có phản ứng mạnh mẽ với tư cách thành viên Bộ tự của Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Washington có thể đã tính đến sự phản kháng tiềm tàng của Tokyo trong bối cảnh quan hệ song phương Nhật Bản-Hàn Quốc rạn nứt. Điều này có thể làm giảm mục tiêu chung của Bộ tứ.

Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông Yoon Suk-yeol cam kết sẽ tham gia các nhóm làm việc khác nhau của Bộ tứ, bắt đầu từ nhóm công nghệ và biến đổi khí hậu để dần dần tham gia vào mạng lưới này.

Một quan chức cấp cao của Mỹ được các phương tiện truyền thông dẫn lời ngày 22/5 vừa qua cho biết Washington chưa xem xét đến việc bổ sung Hàn Quốc vào Bộ tứ. Ngoài ra, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki ngày 3/5 cũng đã nói rằng Mỹ không có kế hoạch mời Hàn Quốc vào nhóm này.

Theo ông Harry Kazianis, người đứng đầu nhóm tư vấn Rogue States Project, chính quyền Tổng thống Joe Biden "có vẻ lo lắng rằng việc bổ sung Hàn Quốc có thể gây thù địch thêm với Trung Quốc khi quan hệ Mỹ-Trung đang ở trong tình trạng tồi tệ”.

Tuy nhiên, ông Kazianis cũng cho rằng quyết định của Mỹ sẽ là một sai lầm bởi Washington cần nhiều đồng minh nhất có thể để ngăn chặn sự hống hách của Trung Quốc.

“Hàn Quốc sẽ là một sự bổ sung quan trọng cho nhóm và có lẽ là một người làm thay đổi cuộc chơi. Tổng thống Yoon Suk-yeol đang chấp nhận rủi ro lớn khi thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia vào nhóm và ông Joe Biden nên chấp nhận điều đó”.

Thách thức và "lối thoát"

Trong khi đó, ông Bruce Klingner, cựu quan chức Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) phụ trách Bán đảo Triều Tiên và hiện là nghiên cứu viên cấp cao tại Quỹ Di sản, đề cập những thách thức đối với tư cách thành viên của Hàn Quốc.

Chính quyền ông Yoon Suk-yeol phải tính đến việc vượt qua sự phản đối của người dân trong nước vì lo sợ về sự trừng phạt của Trung Quốc và sự phản kháng tiềm tàng của Nhật Bản do quan hệ song phương căng thẳng.

Ông Bruce Klingner nói: “Cũng có những lo ngại rằng các tranh chấp song phương Hàn-Nhật sẽ làm giảm các mục tiêu chung của Bộ tứ. Nếu Tổng thống Yoon Suk-yeol đã tuyên bố ý định cải thiện quan hệ với Tokyo thì việc chính thức gia nhập tổ chức này sẽ có lợi hơn”.

Lý do Mỹ chưa ủng hộ Hàn Quốc tham gia Nhóm Bộ tứ
Theo chuyên gia, Hàn Quốc có thể dẫn đầu trong một nhóm làm việc của Bộ tứ liên quan đến an ninh hàng hải. (Nguồn: Kyodo)

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Hàn Quốc không nên quá bị ám ảnh về tư cách thành viên và vẫn còn nhiều lĩnh vực ở cấp nhóm làm việc mà nước này có thể đóng góp vào Bộ tứ.

Giáo sư Terence Roehrig của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định: “Theo nhiều khía cạnh, tư cách thành viên trong Bộ tứ không phải là trọng tâm mà đó là những sản phẩm của các nhóm làm việc nơi mà tiến trình hợp tác thực sự diễn ra".

Hàn Quốc có "chuyên môn đáng kể" đối với các nhóm làm việc hiện có của Bộ tứ về vaccine ngừa Covid-19, biến đổi khí hậu cùng với các công nghệ quan trọng và mới nổi, thậm chí có thể dẫn đầu trong một nhóm làm việc khác trong tương lai liên quan đến an ninh hàng hải.

Theo Giáo sư Terence Roehrig, trong những tháng tới, "với sự tham gia nhiều hơn của Hàn Quốc vào Bộ tứ, vấn đề tư cách thành viên sẽ tự động được giải quyết”.

Chuyên gia Bruce Klingner cũng cho rằng, thay vì chính thức gia nhập Bộ tứ, sẽ hiệu quả hơn đối với Hàn Quốc nếu nước này nhanh chóng tham gia các sáng kiến đa phương và tập trung trực tiếp hơn vào các nhiệm vụ an ninh khu vực.

Bộ tứ vẫn có nhiều cơ hội "bắt tay" với Hàn Quốc và các đối tác cùng chí hướng khác theo định dạng Bộ tứ mở rộng (Quad Plus), góp phần hình thành các liên minh chức năng nơi có chung lợi ích.

Ông Bruce Klingner nhắc đến sáng kiến mà Hàn Quốc tham gia sau khi một nhóm làm việc của Bộ tứ mở rộng được thành lập, trong đó có hội đàm video trực tuyến nhằm điều phối các hoạt động ứng phó với đại dịch Covid-19.

Như vậy, Seoul có thể là ứng viên tham gia các nhóm làm việc khác của Bộ tứ mở rộng trong các lĩnh vực như bảo vệ an ninh hàng hải, phân phối vaccine ngừa Covid-19 cùng nhiều lĩnh vực khác.

Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ: Trật tự quốc tế là luật pháp quốc tế, tranh chấp phải được giải quyết hòa bình

Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ: Trật tự quốc tế là luật pháp quốc tế, tranh chấp phải được giải quyết hòa bình

Các nước thành viên nhóm Bộ tứ đã thể hiện được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, cho thấy ...

Hàn Quốc sẽ tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu

Hàn Quốc sẽ tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu

Ngày 19/5, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, nước này đã quyết định tham gia sáng kiến kinh tế ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/5/2024: Tuổi Tý tiền bạc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/5/2024: Tuổi Tý tiền bạc tiêu hao

Xem tử vi 5/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Vietlott 5/5, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 5/5/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 5/5, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 5/5/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 5/5 - Vietlott Mega 6/45 5/5. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 5/5/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSKG 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 5/5/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 5/5/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 5/5/2024. KQXSKG chủ Nhật. ket qua xo so Kien Giang. xổ số Kiên Giang ngày ...
XSTG 5/5, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 5/5/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 5/5, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 5/5/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang nhanh nhất hôm nay - XSTG 5/5/2024. ket qua xo so Tien Giang. xổ số Tiền Giang ngày 5 ...
XSDL 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 5/5/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 5/5/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 5/5/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. xổ số Đà Lạt ngày ...
Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, giá vàng SJC đạt mốc cao kỷ lục mới. Thế giới giảm nhiệt. Trong một thị trường mệt mỏi, xuất hiện việc bán ra chốt ...
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động