Hàng loạt khó khăn chờ đợi tân Thủ tướng Anh sau ngày 24/7

Hàng loạt tờ báo có tầm ảnh hưởng lớn ở Anh đã tỏ ra lo lắng trước tính cách và kinh nghiệm lãnh đạo của tân Thủ tướng Boris Johnson trong việc chèo lái con thuyền nước Anh vượt qua nhiều thách thức phía trước. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hang loat kho khan cho doi tan thu tuong anh sau ngay 247 Nếu trở thành Thủ tướng Anh, ông B.Johnson sẽ không ủng hộ Mỹ tấn công quân sự Iran
hang loat kho khan cho doi tan thu tuong anh sau ngay 247 Tổng thống Trump: Cựu Ngoại trưởng Boris Johnson có thể là Thủ tướng “rất tốt” tiếp theo của Anh
hang loat kho khan cho doi tan thu tuong anh sau ngay 247
Hàng loạt khó khăn chờ đợi tân Thủ tướng Anh sau ngày 24/7

Các tờ báo này đã đưa ra những cảnh báo nếu ông Johnson đưa nước Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ chính phủ sụp đổ. Khi đó, đảng Bảo thủ của ông có thể sẽ mất quyền lãnh đạo đất nước nếu tổng tuyển cử diễn ra trong bối cảnh Brexit "cứng". Việc lựa chọn các thành viên nội các của ông trong một vài ngày tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc liệu ông có đối mặt với "liên minh nổi loạn" tại Quốc hội hay không.

Tờ The Economist mô tả ông Johnson là đỉnh cao của sự kết hợp giữa sức lôi cuốn, đầu óc chính trị thực tế và cả tính khí lỗ mãng. Trong nhãn quan của ông Johnson, hầu như không có khái niệm "thỏa hiệp là cần thiết". Không phải vì ông tin rằng mọi cuộc đàm phán sẽ phải kết thúc bằng việc một bên sẽ thất bại, mà bởi vì ông là người không quan tâm đến các chi tiết. Sự kết hợp giữa khẳng định mạnh mẽ và tính không chính xác là đặc trưng điển hình của người đàn ông này. Do vậy, thật khó biết ông Johnson sẽ là Thủ tướng như thế nào.

Trong quá khứ, ông luôn để lại những dấu ấn về sự đối nghịch, mâu thuẫn khiến chúng ta khó đoán định. Một mặt ông ủng hộ cắt giảm thuế, ủng hộ kinh doanh, nhưng có lúc ông lại chỉ trích kinh doanh kịch liệt, là người ủng hộ nhập cư nhưng chính ông cũng là người đã nhạo báng phụ nữ đạo Hồi trùm khăn che kín mặt. Mỗi thời Thủ tướng Anh, khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, thường để lại trào lưu những người ngưỡng mộ, đi theo ý tưởng chính trị và các chính sách của họ, những người hâm mộ đi theo các thần tượng của mình thường được giới chính trị dùng những tên gọi như Thatcherites, Blairites, Brownites và Cameroons. Tuy nhiên, dù ông Johnson có là Thủ tướng Anh trong một số năm đi nữa thì sẽ khó có ai cuồng tín các tư tưởng chính trị và chính sách của ông Johnson đến mức gọi là Borissians, tờ The Economist đánh giá.

Tờ The Economist cảnh báo ông Johnson là việc trở thành Thủ tướng khác xa với việc là một Thị trưởng thành phố. Ông sẽ phải đưa ra những quyết định lớn hơn rất nhiều và những người chống đối ông sẽ nhiều hơn và có quyền lực mạnh rất lớn. Một thực tế đó là đảng Bảo thủ hiện nay chỉ chiếm đa số ghế tại Hạ viện quá bán có 2 ghế. Nếu như Công đảng đối lập đoàn kết lại để chống chính phủ cũng tạo ra thách thức đủ lớn cho những nghị sĩ bảo thủ nổi loạn gồm những người ủng hộ Brexit "cứng" và những nghị sĩ Bảo thủ thuộc phe ôn hòa, những người thuộc phe của bà May tại Hạ viện sẽ hoàn toàn có thể đánh đắm những kế hoạch của ông Johnson.

Nhận định về những khó khăn đang chờ đợi ông Boris Johnson, tờ Financial Times cho rằng hiếm có một Thủ tướng thời bình nào của Anh lại phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn đang chờ đợi như ông Boris Johnson khi ông bước vào Downing Street ngày 24/7. Và cũng thật hiếm có một Thủ tướng nào mà có tính khí, tính cách và kinh nghiệm không tương xứng với mức độ nhiệm vụ như ông Johnson. Ông đã ngồi vào vị trí Thủ tướng không phải bằng một cuộc tổng tuyển cử mà bằng cuộc bỏ phiếu chỉ trong các đảng viên Bảo thủ mà thôi. Ông chính là người đã làm rất nhiều điều đưa nước Anh vào "bãi mìn" của Brexit thì ông phải là người tìm cho ra cách đưa nước Anh ra khỏi "bãi mìn" này, bài chính luận của ban biên tập Financial Times đã thẳng thừng cáo buộc. Sự thăng tiến của ông Johnson dẫn đến những người Brexiteers sẽ nắm quyền chủ đạo tại đảng Bảo thủ và Chính phủ. Giờ đây khi quyền đã có trong tay, ông Johnson hoàn toàn có thể lựa chọn các thành viên nội các theo ý mình, liệu ông có thể sẽ gặt hái được thành công tại những vấn đề mà bà Theresa May đã thất bại?

Những khó khăn trong "mê cung" mà bà May từng gặp tại Hạ viện cũng sẽ chờ đón ông Johnson trong những tháng tới vì đa số ghế đảng Bảo thủ tại Hạ viện có thể xuống còn quá bán có 1 ghế nếu như tại cuộc bầu cử phụ vào tuần tới đảng Bảo thủ bị thua. Nhóm những nghị sĩ Bảo thủ kỳ cựu nói họ sẽ bỏ phiếu để lật đổ Chính phủ còn hơn là để cho thảm họa Brexit không thỏa thuận xảy ra. Tuy nhiên việc thể hiện lập trường cứng rắn của ông Johnson trong suốt chiến dịch tranh cử sẽ dẫn đến kết quả là ông sẽ không bị tự đóng khung nhốt mình.

Ông đã dứt khoát đưa ra thời hạn chót để Anh rời EU là ngày 31/10, trong khi từ chối bất cứ sự thỏa hiệp nào - như vấn đề kế hoạch chốt chặn Ireland, Johnson phải biết việc nước Anh rời EU không thỏa thuận sẽ nguy hiểm cho vấn đề Bắc Ireland. Thậm chí nếu như Anh rời EU không thỏa thuận thì vẫn cần một thỏa thuận về quan hệ thương mại với đối tác thương mại lớn nhất của mình. Điều đó sẽ bao gồm tất cả các yếu tố: kế hoạch chốt chặn, trả lại tiền nước Anh nợ ngân sách EU - đây là những điều khoản trong thỏa thuận rút khỏi khó có thể sửa lại được. Không thỏa thuận sẽ đòi hỏi chính phủ cần phải ngồi lại với nhau, vấn đề mắc kẹt sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và vị thế đàm phán của nước Anh.

Financial Times cho rằng ông Johnson nên tận dụng cơ hội ít ỏi mà lãnh đạo các nước EU đưa ra cho tân Thủ tướng, tích cực phối hợp với EU tiến hành đàm phán lại những lĩnh vực có thể bàn lại trong thỏa thuận của bà May như viết lại tuyên bố chính trị không ràng buộc pháp lý về các mối quan hệ tương lai của Anh với EU, và ông Johnson cần hợp tác với Hạ viện chứ không phải chống lại vì Hạ viện có thể sẽ làm cho Brexit không thỏa thuận bị dừng lại.

Tờ The Times cho rằng dù có thắng lớn trong cuộc tranh cử vừa qua, nhưng việc sắp xếp nội các của Johnson sẽ phải là một sự cân bằng tinh tế. Nếu như bổ nhiệm nội các của mình toàn những người thuộc phe Brexiteers, ông Johnson sẽ đối mặt với rủi ro thổi bùng "liên minh những người chống đối" dẫn đầu bởi các ông Philip Hammond và David Gauke và những nghị sĩ phản đối Brexit không thỏa thuận trong Quốc hội. Thực ra những nhân vật chủ chốt trong phe của ông Johnson đều nhận thấy cửa ải Quốc hội đối với ông Johnson là vô cùng khó khăn. Họ tin rằng ông Johnson sẽ không có lựa chọn nào khác mà sẽ phải tiến hành tổng tuyển cử trong vòng 1 năm nữa. Sớm hay muộn gì thì ông Johnson cũng sẽ cần thực thi nguyện vọng đến từ các cử tri Anh.

Ngày 24/7, sau khi tuyên bố nhậm chức Thủ tướng, phép thử đầu tiên về khả năng điều hành đất nước của ông Johnson sẽ được thể hiện qua việc lựa chọn nội các, và đây cũng là chỉ dấu để hình dung ra được các chính sách đối nội, đối ngoại và chiến lược thực thi Brexit của vị Thủ tướng khó đoán định này./.

hang loat kho khan cho doi tan thu tuong anh sau ngay 247

Cựu Ngoại trưởng Boris Johnson tuyên bố muốn ứng cử vị trí Thủ tướng Anh

Ngày 16/5, Cựu Ngoại trưởng Anh và hiện là nghị sĩ đảng Bảo thủ - ông Boris Johnson tuyên bố muốn ứng cử vị trí ...

hang loat kho khan cho doi tan thu tuong anh sau ngay 247

Chính phủ Anh và cựu Ngoại trưởng Boris tranh cãi lớn về kế hoạch Brexit

Ngày 3/9, Người Phát ngôn của Thủ tướng Theresa May đã chính thức lên tiếng bác lại những phê phán của cựu Ngoại trưởng Anh ...

(Theo Times, Economist, FT)

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Leo dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Leo dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 6/5, cả dầu Brent và WTI đều bắt đầu tuần mới bằng cách quay đầu leo dốc nhẹ gần 0,5%.
Bánh mì baguette dài 140,5m lập kỷ lục Guinness thế giới mới

Bánh mì baguette dài 140,5m lập kỷ lục Guinness thế giới mới

Nhóm thợ bánh mì Pháp lập kỷ lục Guinness thế giới mới bằng việc làm ra chiếc bánh mì baguette dài 140,5m, dài gấp 235 lần so với chiếc truyền ...
Giá heo hơi hôm nay 6/5: Giá heo hơi tăng rải rác, sức cầu giảm, nguồn cung cũng giảm theo

Giá heo hơi hôm nay 6/5: Giá heo hơi tăng rải rác, sức cầu giảm, nguồn cung cũng giảm theo

Giá heo hơi hôm nay 6/5 chung xu hướng tăng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, người tham gia giao thông sử dụng đèn pha gây tại nạn thì bị xử lý như thế nào? - Độc giả Chi Lan
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động