Hậu Brexit: Rồi sao?

Liên minh châu Âu (EU) đã thề sẽ tiến lên sau Brexit (Anh rời EU), nhưng dường như cho đến giờ, họ vẫn chưa chắc chắn về con đường họ sẽ đi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
BreTIN LIÊN QUAN
hau brexit roi sao EU không thể làm ngơ trước bài học Brexit
hau brexit roi sao Xu hướng liên kết nội khối đe dọa tương lai EU
hau brexit roi sao
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải nỗ lực suy tính, cân nhắc và tranh luận để tìm ra giải pháp cho một EU hậu Brexit. (Nguồn: RF)

Mùa hè thường là khoảng thời gian dành cho các kỳ nghỉ, thư giãn tinh thần nhưng mùa hè năm nay của các nhà chính trị gia EU thật không mấy bình yên. Trong những tuần vừa qua, các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải nỗ lực suy tính, cân nhắc và tranh luận để tìm ra giải pháp cho một EU đang lúng túng trước những yêu cầu mới của công dân châu Âu.

“Công dân sẽ chỉ chấp nhận EU nếu nó có thể đem lại cho họ sự phát triển thịnh vượng", Thủ tướng của Đức Angela Merkel từng nói trong chuyến thăm Warsaw (Ba Lan) hồi cuối tháng Tám.

Có nỗ lực

Lỗi là tại Brexit. Đó là thứ đã đẩy EU vào tình huống khẩn cấp, khiến liên minh này phải sắp xếp và nhìn lại vai trò trung tâm trong khu vực của mình. Những lá phiếu trưng cầu dân ý tại Vương quốc Anh hôm 23/6 là một đòn đau thương với một liên minh vốn từng chỉ biết đến sự mở rộng.

Tại một hội nghị thượng đỉnh kéo dài 6 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia còn lại đã thề sẽ cải cách, sắp xếp lại EU và hẹn gặp nhau tại Bratislava (Slovakia) vào ngày 16/9. Gần đây, phần lớn những nỗ lực ngoại giao con thoi của các nhà lãnh đạo châu Âu đều nhắm vào việc tìm kiếm nền tảng chung cho hội nghị sắp tới.

Và như mọi khi, bà Merkel vẫn luôn dẫn đầu nỗ lực này. Ngày 22/8, nữ Thủ tướng Đức cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã gặp nhau như một “hội nghị thượng đỉnh mini” tại đảo Ventotene, miền trung Italy, nơi có ngôi mộ của Altiero Spinelli, một trong những người được xem là cha đẻ của ý tưởng xây dựng liên minh châu Âu.

Rõ ràng, họ không hề thiếu các ý tưởng. Mới đây, một số nhà nghiên cứu và các quan chức châu Âu cấp cao đã đưa ra một sáng kiến mang tên "đối tác lục địa", bao gồm việc ra quyết định mới biến châu Âu trở thành thị trường duy nhất, trong đó có thể bao gồm Anh cũng như các nước khác ngoại vi châu Âu, như Thổ Nhĩ Kỳ hay Ukraine. Tuy nhiên, những người có quan điểm bảo thủ thì lại đang gạt đi những ý tưởng lớn, chẳng hạn như lực lượng quân đội thường trực của EU hay một cơ quan tình báo toàn châu Âu.

Và chưa có kết quả

Nhưng trong việc đương đầu với Chính phủ Anh nhằm đưa EU tiến phía trước hậu Brexit, các nhà lãnh đạo châu Âu dường như chả làm được nhiều ngoài những khẩu hiệu. Các cuộc tấn công khủng bố vừa qua tạo động lực cho các cơ quan tình báo ở mỗi quốc gia chia sẻ thông tin với nhau và tăng cường quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Châu Âu (Europol). Bởi vậy, những đề xuất như vậy thật chẳng có gì mới mẻ.

Còn tại Ventotene, bộ ba lãnh đạo Đức – Pháp – Italy kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng, nhưng rất khó cho EU để thành lập ra bất cứ tổ chức hợp tác quốc phòng nào mà có thể sánh ngang tầm với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Về vấn đề tị nạn, thỏa thuận gần đây với Thổ Nhĩ Kỳ dường như hạn chế sự thành lập của lực lượng bảo vệ biên giới trên biển mà các quan chức EU vốn kỳ vọng sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Trong khi đó, chính phủ các nước Đông Âu thì vẫn kịch liệt phản đối kế hoạch của EU nhằm phân bổ hàng trăm ngàn người tị nạn trên toàn châu Âu. Thậm chí, Thủ tướng Hungary Viktor Orban còn tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu nhằm chống lại kế hoạch di dời người tị nạn này vào ngày 02/10 tới. Rõ ràng các nước Đông Âu đang lo sợ làn sóng người tị nạn sẽ đè nặng lên xã hội và công ăn việc làm của công dân họ.

hau brexit roi sao
Thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc cắt giảm người tị nạn có nguy cơ bị phá vỡ. (Nguồn: stratfor)

Mặt khác, những ý tưởng nhằm thúc đẩy hội nhập trong khu vực đồng Euro, từ việc thành lập quỹ bảo hiểm tiền gửi ngân hàng chung cho đến việc bầu ra một bộ trưởng tài chính duy nhất, dường như không mấy “đơm hoa kết trái”. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đã bàn về một kế hoạch giải quyết tình trạng thanh niên thất nghiệp, nhưng hầu hết các công cụ thực thi đều nằm trong tay chính phủ của mỗi quốc gia mà không phải quốc gia nào cũng biết cách xử lý đúng hướng. Đơn cử vừa qua, các cuộc biểu tình dữ dội nổ ra trên khắp nước Pháp khi chính phủ nước này thúc đẩy thông qua các cải cách lao động gây tranh cãi. Ngay cả các cuộc bầu cử ở Hà Lan, Pháp hay Đức sắp tới cũng gây sức ép thỏa hiệp đến các nhà lãnh đạo.

Trong bối cảnh đó, những cuộc khủng hoảng đã từng được châu Âu chôn vùi trong vài năm qua nay lại tiếp tục nổi lên. Cuộc đàm phán của EU với Hy Lạp trong gói cứu trợ tiếp theo sẽ càng khó khăn. Đàm phán thỏa thuận Minsk cho tiến trình hòa bình Ukraine thì đang trong tình trạng mắc kẹt. Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) được mong chờ giữa EU và Mỹ thì bị một quan chức hàng đầu của Đức tuyên bố rằng “trên thực tế đã chết”. Trong khi đó, thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc cắt giảm dòng người tị nạn tuy đã được thông qua nhưng những kẻ buôn lậu người vẫn tiếp tục hoành hành và đưa người vượt qua các đảo Hy Lạp một cách nguy hiểm. Thậm chí, Ankara đã đe dọa sẽ hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận về người di cư với EU nếu thỏa thuận miễn thị thực du lịch không được tiến hành vào tháng Mười.

Có thể thấy, Brexit chẳng hề giúp gì cho bất kỳ vấn đề nào trên đây. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như TTIP, nó còn làm cho quá trình đàm phán khó khăn hơn. Cách để đối phó với sự ra đi của một nước lớn với EU là một thử thách hoàn toàn mới. Ý chí nhằm giữ liên minh tồn tại rất mạnh mẽ trong khi những dự đoán về hướng đi tiếp theo của Anh đang bị thổi phồng. Tuy nhiên, quan niệm cho rằng châu Âu sẽ được củng cố trong những giai đoạn khủng hoảng đang dần trở nên lỗi thời.

hau brexit roi sao Kinh tế Anh tiếp tục bị tổn thương sau Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May đưa ra nhận định trên ngày 3/9 khi trên đường tới dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc. 

hau brexit roi sao Thủ tướng Đức: Châu Âu rất cần TTIP

Phát biểu trên kênh NDR Info (Đức) ngày 1/9, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng, TTIP sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong ...

hau brexit roi sao Tương lai châu Âu gặp bế tắc

Nhóm lãnh đạo "bộ tam" chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) - gồm Pháp, Đức, Italy - mong muốn tạo ra "hơi thở ...

Thu Trang (theo The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
XSMN 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4

XSMN 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4

XSMN 21/4 - xổ số hôm nay 21/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 21/4/2024. xổ số ngày 21 tháng 4. XSMN chủ nhật. SXMN 21/4
Tuyển sinh lớp 10 công lập không chuyên ở Hà Nội: 4 trường hợp được tuyển thẳng

Tuyển sinh lớp 10 công lập không chuyên ở Hà Nội: 4 trường hợp được tuyển thẳng

Bốn trường hợp học sinh dưới đây được tuyển thẳng vào lớp 10 Trung học Phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội.
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc ...
Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động