Hệ thống y tế bất lực và tê liệt, Ấn Độ 'vỡ trận' vì Covid-19

Thái Hoàng
Trước làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai vô cùng khốc liệt, hệ thống y tế của Ấn Độ gần như tê liệt và sụp đổ. Những cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các trang báo là choáng ngợp, tức giận, sợ hãi, bất lực, kiệt sức, mệt mỏi…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân nguy kịch vì Covid-19 tại một bệnh viện. (Nguồn: Strait Times)
Một bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân nguy kịch vì Covid-19 tại một bệnh viện. (Nguồn: Straits Times)

Tại Rajkot, một thị trấn nhỏ ở bang miền Tây Ấn Độ Gujarat, một tờ báo địa phương đã dành hẳn 8 trong số 20 trang để đăng cáo phó của 285 người vừa qua đời vì Covid-19.

“Ba người trong số họ là bệnh nhân của tôi”, bác sĩ Vivek Jivani (30 tuổi) đang làm việc tại một bệnh viện tư nhân ở Rajkot - một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19 lần thứ hai tại Ấn Độ, cho biết.

Bất lực và lo lắng, anh vẫn dành 10 phút mỗi sáng để cầu nguyện cho những bệnh nhân của mình. “Mỗi khi có một bệnh nhân qua đời, tôi lại tự nhủ rằng phải cố gắng hơn nữa khi tiếp nhận những người tiếp theo”, anh nói.

"Quằn quại" trong dịch bệnh

Trước làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai vô cùng khốc liệt, hệ thống y tế của Ấn Độ gần như tê liệt và sụp đổ. Những cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các trang báo là choáng ngợp, tức giận, sợ hãi, bất lực, kiệt sức, mệt mỏi…

Tiến sĩ Jalil Parkar, một chuyên gia nghiên cứu về xung huyết học tại Bệnh viện Lilavati ở Mumbai cho hay, không giống như ở làn sóng dịch bệnh lần thứ nhất, khi các bác sĩ đã dần quen với bản chất của virus SARS-CoV-2 thì ở lần bùng phát này, khối lượng khổng lồ bệnh nhân, một loạt biến thể mới lây lan nhanh và nguy hiểm, nguồn lực hạn chế, nỗi sợ hãi bao trùm…đang nhấn chìm Ấn Độ trong chết chóc.

Tin liên quan
Dịch Covid-19: Những ngày tồi tệ ở Ấn Độ Dịch Covid-19: Những ngày tồi tệ ở Ấn Độ

Ông ví đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ hai lần này giống như Thế chiến thứ II – với quy mô khủng khiếp, nguy hiểm hơn và thậm chí khó ngăn chặn hơn lần đầu tiên.

Còn nhớ, tháng 12/2020, khi tình trạng dịch bệnh Covid-19 có phần lắng xuống, các chính trị gia, người dân và nhiều chuyên gia y tế bắt đầu mang tâm lý chủ quan trước những nguy cơ mới.

Từ bỏ khẩu trang và giãn cách xã hội, hàng loạt các cuộc biểu tình chính trị, những đám cưới xa hoa, lễ hội tôn giáo kéo dài hàng tháng… liên tục được tổ chức và đây chính là những “ổ bệnh” khiến virus SARS-CoV-2 lan ra khắp đất nước với tốc độ chóng mặt.

Theo số liệu thống kê, Ấn Độ hiện ghi nhận khoảng 347.000 ca nhiễm mới và hơn 2.500 người tử vong do Covid-19 mỗi ngày. Thủ đô New Delhi, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đã ghi nhận 24.331 ca nhiễm mới và 348 ca tử vong hôm 23/4. Các bệnh viện luôn quá tải bệnh nhân và hỗn loạn, tình trạng tranh cướp giường bệnh, thuốc men, vật tư y tế…diễn ra phổ biến.

Tiến sĩ S. Chatterjee, bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (New Delhi) cho biết, giống như nhiều bác sĩ khác, ông đang kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần khi phải làm việc liên tục với cường độ trung bình 18 giờ/ngày. Ông hầu như không có thời gian ăn và ngủ khi 10 ngày qua, mỗi ngày ông chỉ có 4 tiếng để ngủ.

“Thủ đô New Delhi là nơi có cơ sở hạ tầng tốt nhất hiện nay nhưng để thành phố có thể vượt qua được cơn bão dịch bùng phát này vẫn khó có thể tin được”, Tiến sĩ S. Chatterjee nói.

Ngoài tình trạng khan hiếm giường bệnh, thuốc remdesivir, một loại thuốc chống virus được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân Covid-19 nguy kịch, hiện cũng đang rất khan hiếm và được bán với giá gấp sáu lần giá trên thị trường chợ đen.

Chạy đua với thời gian

Với làn sóng dịch bệnh lần thứ hai, các bác sĩ Ấn Độ đang phải chạy đua với thời gian để đưa ra những phương pháp điều trị tốt nhất dưới áp lực và thách thức chưa từng có.

Do nguồn dự trữ oxy đang dần cạn kiệt, bác sĩ Rajendra Prasad, bác sĩ phẫu thuật thần kinh và cột sống tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (New Delhi) cho hay, các bác sĩ phải đối mặt với sự lựa chọn bất khả thi là quyết định xem bệnh nhân nguy kịch nào cần nhiều oxy hơn.

“Những trường hợp nào cần ưu tiên? Ai là người đặc biệt nghiêm trọng và ai ở trong tình trạng xấu? Đây không phải là những tình huống mà chúng tôi chưa từng phải đối mặt trước đó", ông kể.

Giống như những bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ phẫu thuật trong nước, ông hiện phải nhanh chóng nắm vững các phương pháp tiếp cận đa ngành để đối phó với tình hình khẩn cấp của đại dịch.

Có tới 52 trung tâm tiêm chủng ở Mumbai đã không tiến hành các buổi tiêm chủng vào thứ Sáu do không còn vắc xin.
Có tới 52 trung tâm tiêm chủng ở Mumbai đã không thể tiến hành các buổi tiêm chủng do tình trạng thiếu vaccine. (Nguồn: Straits Times)

Ngay cả những người đã từng ở trong những tình huống thực tế giống như chiến tranh cũng cảm thấy không được chuẩn bị.

Theo Tiến sĩ Reshma Tewari, Trưởng khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Artemis ở thành phố Gurgaon, người từng làm việc trong một bệnh viện quân đội vào năm 1999 khi Ấn Độ chiến đấu với Pakistan ở Kashmir, mọi bệnh viện ở thành phố đều quá tải như thời chiến tranh với rất nhiều thương vong.

“Với 30 năm kinh nghiệm, tôi không phải là người dễ chán nản. Nhưng tôi đang cảm thấy lo lắng, thấp thỏm. Tôi có thể chiến đấu trên một mặt trận, nhưng rất khó để chiến đấu trên hai mặt trận”, cô nói thêm.

Các chuyên gia cho biết, hiện nay nhiều bệnh nhân có triệu chứng khó thở và độ bão hòa oxy giảm nhanh hơn so với đợt đầu. Đối mặt với làn sóng người bệnh dâng cao, hầu hết các bệnh viện chỉ tiếp nhận những người có các triệu chứng nghiêm trọng và có bệnh đi kèm.

Tiến sĩ Vivek Shenoy, bác sĩ chuyên khoa cấp cao tại Bệnh viện Rajshekhar ở bang Bangalore nói: “Chúng tôi đã buộc phải từ chối những bệnh nhân mà chúng tôi biết là bị bệnh nặng, và sẽ không thể qua khỏi nếu không đến được bệnh viện”.

Tin liên quan
Ấn Độ tiếp tục có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tăng cao chưa từng thấy Ấn Độ tiếp tục có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tăng cao chưa từng thấy

Cơ sở của ông chỉ có 25 giường chăm sóc nguy kịch và mỗi bệnh nhân nguy kịch phải nằm trung bình 10 ngày.

Nhiều các bác sĩ cho biết, họ không dám chia sẻ sự lo lắng hoặc nỗi sợ hãi với gia đình mình. Ngoài ra, các quy trình an toàn cũng khiến các y bác sĩ gần như bị cô lập giống như những bệnh nhân mà họ đang điều trị.

Bác sĩ Shakti V, bác sĩ y khoa tổng quát tại một trong những bệnh viện lớn nhất tại thành phố Chennai nhớ về một cặp vợ chồng già nhập viện vì Covid-19. Người vợ, 65 tuổi phải điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt và người chồng, 70 tuổi, ở khu Covid-19 thông thường.

"Mỗi ngày khi gặp tôi, ông lão đều cầu xin tôi cho gặp vợ. Chúng tôi thường không cho phép người nhà vào khu chăm sóc Covid-19 đặc biệt nhưng tôi đã phá lệ và đưa ông ấy ngồi trên xe lăn đến cửa sổ nơi phòng bà ấy nằm. Ông ấy thường quan sát bà ấy trong vài giờ mỗi ngày. Một ngày nọ, khi tình trạng bà ấy chuyển nặng, ông ấy đã gần như sụp đổ và nói rằng bà ấy là người thân duy nhất của ông".

Thật may mắn, cặp đôi sau đó đã bình phục và gửi lời cám ơn tới cô bác sĩ tốt bụng. Đối với bác sĩ Shakti V, điều này giống như một phép màu, phần nào giúp an ủi cô vượt qua những nỗi đau khi hàng ngày phải chứng kiến với những đau thương và mất mát .

TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Ấn Độ tiếp tục ghi nhận kỷ lục về số ca mắc mới và tử vong
Ấn Độ tiếp tục có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tăng cao chưa từng thấy
Covid-19 ở Ấn Độ: Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ, Singapore hạn chế đi lại
Covid-19: Ấn Độ phát hiện biến thể virus nguy hiểm với 3 đột biến có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch
(theo Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động