Hiện tại, Việt Nam cần 'nói là làm' về quấy rối tình dục

Kamal Malhotra & María Jesús Figa López-Palop
TGVN. Bộ luật Lao động mới lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật về lao động Việt Nam, đây rõ ràng đây là một bước tiến quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Gia nhập Công ước 98 của ILO: Hiện đại hóa pháp luật lao động
Bảo đảm thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động
5021 wcms 704937
Việc Bộ luật Lao động mới lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật về lao động Việt Nam là một bước tiến quan trọng. (Nguồn: ILO)

Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi của Việt Nam bao gồm một số điều khoản tích cực và quan trọng, gồm định nghĩa về quấy rối tình dục. Những thay đổi này đã được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2019. BLLĐ mới lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật về lao động Việt Nam, đây rõ ràng đây là một bước tiến quan trọng. BLLĐ cũng chứa đựng những thay đổi tiến bộ khác nhằm trao quyền cho phụ nữ trong thế giới công việc, cho phép họ tiếp cận bất kỳ hình thức công việc nào thông qua việc xóa bỏ danh mục những công việc mà trước đây loại trừ phụ nữ. Các điều khoản khác sẽ giúp đảm bảo rằng có gia đình không có nghĩa là mất đi quyền tiếp cận việc làm vì BLLĐ mới quy định rõ ràng về việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo và phòng vắt, trữ sữa mẹ.

Nhóm không chính thức các Đại sứ và Trưởng các cơ quan về Điều phối Chính sách Giới đã ủng hộ định nghĩa về quấy rối tình dục trong BLLĐ và hiện Nhóm đang theo sát công tác xây dựng Nghị định Quy định về chính sách đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới. Dự thảo Nghị định đó đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TBXH) công bố trong tháng này. Tuy nhiên, để Nghị định có hiệu lực, cần phải đề cập tới 5 lĩnh vực quan tâm dưới đây trước khi dự thảo Nghị định cuối cùng được đệ trình lên Bộ Tư pháp.

Thứ nhất, hai cuộc khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên và Đồng Nai cũng như các hội thảo tham vấn đã được tổ chức với sự hỗ trợ của UN Women, tổ chức CARE International, GiZ, và Mạng lưới các tổ chức xã hội vì dinh dưỡng Việt Nam (SUN CSA) cho thấy một danh mục mang tính minh họa và không quá dài về các hành vi cấu thành hành vi quấy rối tình dục nên được đưa vào Nghị định để đảm bảo tính rõ ràng cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ít nhất nên làm rõ rằng, quấy rối tình dục có thể được thể hiện qua ba hình thức khác nhau: thể chất, lời nói và phi lời nói. Cách tiếp cận này cũng tương đồng với quy định nêu ra trong Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc được Bộ LĐ-TBXH, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xây dựng năm 2015.

Thứ hai, cách tiếp cận đối với quấy rối tình dục ở nơi làm việc phải lấy nạn nhân làm trung tâm. Đây là điểm căn bản và phải là nguyên lý chính của cả Nghị định thi hành lẫn công tác thực thi và triển khai trên thực tế. Một sự bào chữa phổ biến mà kẻ quấy rối/thủ phạm bị cáo buộc thường đưa ra là người đó chỉ cố tỏ ra vui vẻ hoặc thân thiện. Điều này là không chấp nhận được. Việc chấp nhận lời bào chữa này có nghĩa là không thể biện hộ được. Nguy cơ này có thể được giảm thiểu đáng kể bằng cách chèn thêm cụm từ “bất kể ý định của thủ phạm bị cáo buộc là gì” hoặc bằng cách thêm vào một cụm từ tương tự cho thấy rõ rằng trải nghiệm của nạn nhân bị cáo buộc phải là trung tâm chứ không phải là ý định của thủ phạm bị cáo buộc.

Một cái cớ phổ biến khác được sử dụng để biện hộ cho hành vi không phù hợp là hành vi nhất định nào đó là một phần trong văn hóa xã hội và/hoặc nơi làm việc ở một quốc gia hoặc doanh nghiệp cụ thể. Những cái cớ mang tính tương đối như vậy là không thể chấp nhận được và khiến nạn nhân rơi vào tình trạng bất lực. Đối với cả hai lý do trên và các lý do khác, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi cho phép người sử dụng lao động thiết lập một bộ quy tắc ứng xử mà họ cho là phù hợp, để họ tự quyết định nội dung và được xây dựng theo tính chất hoặc đặc điểm doanh nghiệp của họ. Cho dù một người làm việc trong một nhà máy dệt, tòa nhà văn phòng hay quán bar thì các hành vi quấy rối tình dục cần được xác định rõ, có các biện pháp thực thi quy định đó một cách nhất quán và hành vi quấy rối tình dục phải luôn bị nghiêm cấm.

Thứ ba, mặc dù việc đưa ra định nghĩa về “nơi làm việc” nêu lên trong dự thảo Nghị định hiện nay đã bao gồm không gian số, và trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện tại và thế giới tương lại sau Covid, nhưng cũng cần bao gồm cả việc đi lại hàng ngày, đặc biệt là phương tiện đi lại do người sử dụng lao động cung cấp. Tiêu chuẩn quốc tế này đã được thiết lập trong Công ước ILO số 190 sẽ có hiệu lực vào ngày 25/6/2021 và Việt Nam nên tự hào vì đã đi trước một bước trong lĩnh vực này, khi có công cụ là Nghị định hướng dẫn thực thi có hiệu lực vào tháng 1/2021.

Mối quan tâm lớn thứ tư với dự thảo Nghị định là người sử dụng lao động cần sự rõ ràng và cụ thể để xây dựng các quy tắc ứng xử hiệu quả tại nơi làm việc của họ, đặc biệt liên quan đến các cơ chế ứng phó và phòng ngừa. Trong khi vai trò và trách nhiệm được đặt ra theo nghĩa rộng trong dự thảo Nghị định này nhưng các câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời. Không có lý do chính đáng cho việc này. Những câu hỏi này có thể và cần được giải quyết bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong Sổ tay về Quấy rối tình dục tại nơi làm việc của ILO – UN Women năm 2019 cũng như Bộ quy tắc ứng xử năm 2015 về quấy rối tình dục ở Việt Nam.

Thứ năm và cuối cùng, như được vận động về định nghĩa quấy rối tình dục trong BLLĐ, Nghị định này cần bao gồm cả hành vi quấy rối tình dục có đi có lại (có sự trao đổi qua lại) và hành vi quấy rối tình dục tạo ra môi trường làm việc thù địch. Sự khác biệt giữa hai loại hình quấy rối tình dục khác nhau này công nhận rằng hành vi không phù hợp không chỉ liên quan đến việc trao đổi trực tiếp các ân huệ về tình dục để đổi lấy lợi ích trong công việc hoặc nghề nghiệp (quấy rối có đi có lại), mà còn bao gồm những hành vi không mong muốn, những lời bình luận, nhận xét hoặc hành vi phi lời nói có bản chất tình dục dẫn đến một bầu không khí chung tạo nên môi trường làm việc không thoải mái hoặc không an toàn (quấy rối gây nên môi trường làm việc thù địch). Sự phân biệt này đã được công nhận và là một phần thuộc tiêu chuẩn quốc tế trong nhiều năm, và thật không may nếu Việt Nam bỏ lỡ cơ hội áp dụng các khái niệm và tiêu chuẩn quốc tế được công nhận trên toàn cầu khi mà Việt Nam rõ ràng có cơ hội để áp dụng chúng.

Với tư cách là đồng Chủ tịch của Nhóm không chính thức các Đại sứ và Trưởng các cơ quan về Điều phối Chính sách Giới, chúng tôi, thay mặt Nhóm, tôn trọng và khuyến khích mạnh mẽ Bộ LĐ-TBXH và Chính phủ Việt Nam đưa các khuyến nghị trên vào Nghị định thực thi, để đảm bảo thực sự rằng Nghị định sẽ đáp ứng tầm nhìn, khát vọng và mục tiêu của BLLĐ mới về việc đảm bảo quyền tiếp cận nơi làm việc an toàn cho tất cả giới và trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ trong thế giới công việc.

-----------------------

Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Bà María Jesús Figa López-Palop, Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam; cả hai vị đều là Đồng chủ tịch Nhóm không chính thức các Đại sứ và Trưởng các cơ quan về Điều phối Chính sách về bình đẳng giới.

Công bố Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ

Công bố Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ

TGVN. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đã thực hiện thành công điều tra quốc gia lần thứ hai về bạo lực ...

Để quấy rối tình dục không còn là vấn nạn

Để quấy rối tình dục không còn là vấn nạn

Vấn đề đổ lỗi cho nạn nhân hiện đang là một rào cản khiến nạn nhân bị quấy rối tình dục không dám lên tiếng ...

LHQ ban hành nhiều biện pháp chống quấy rối tình dục

LHQ ban hành nhiều biện pháp chống quấy rối tình dục

Ngày 22/2, Người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) ông Stéphane Dujarric thông báo tổ chức này sẽ thực thi một loạt biện pháp nhằm đấu ...

(theo UN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Kylian Mbappe trở lại mạnh mẽ sau khi đá hỏng hai quả phạt đền liên tiếp của Real Madrid.
Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động