75 năm Hiệp định sơ bộ 6/3 (1946-2021)

Hiệp định sơ bộ 6/3: Kỳ tích khởi đầu lịch sử đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam mới (Kỳ I)

Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành
TGVN. Ngày 6/3/1946, Hiệp định sơ bộ giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Pháp được ký kết tại Hà Nội. Hiệp định là một minh chứng sinh động về tầm nhìn chiến lược, sự chỉ đạo sáng suốt và nghệ thuật ngoại giao tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
hiep dinh so bo 63 ky tich khoi dau lich su dau tranh ngoai giao cua nuoc viet nam moi ky i
Từ trái sang: Hồ Chủ tịch, Thứ trưởng Nội vụ Hoàng Minh Giám, Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cố vấn chính trị Leon Pignon, Đại diện Đảng Xã hội Pháp Luis Caput tại lễ ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. (Ảnh tư liệu)

Bối cảnh phức tạp và khó khăn

Theo thỏa thuận của nguyên thủ các nước đồng minh chống phát xít (Liên Xô, Mỹ, Anh) họp tại Postdam tháng 7/1945, tháng 9/1945, 180.000 quân Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) tiến vào miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra để giải giáp quân đội phát xít Nhật vừa bị đồng minh đánh bại. Lý do công khai là như vậy, nhưng các tướng lĩnh chỉ huy quân Tưởng và đám tay sai người Việt Nam trong Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách), Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ … không hề che giấu ý đồ thực sự của họ là “diệt Cộng, cầm Hồ” (tiêu diệt Cộng sản, bắt giữ Hồ Chí Minh) và ở lại Việt Nam vô thời hạn.

Quân đội Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách đã gây ra rất nhiều khó khăn, phức tạp đối với Chính phủ và nhân dân ta trong bối cảnh nước nhà vừa mới giành lại độc lập, nền kinh tế kiệt quệ sau 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, xã hội còn vô vàn khó khăn.

Ngày 23/9/1945, chưa đầy một tháng sau ngày nước ta tuyên bố độc lập, ở Sài Gòn, được sự tiếp tay, hỗ trợ của quân đội Anh đang làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào phía Nam, quân Pháp nổ súng bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nhằm áp đặt trở lại chế độ thực dân lỗi thời lên đất nước ta. Tuy nhiên, âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân đội Pháp đã vấp phải sự kháng cự anh dũng và mạnh mẽ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ.

Ngày 28/2/1946, tại Trùng Khánh, Trung Quốc, đại diện chính phủ Tưởng Giới Thạch và đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định theo đó Pháp đồng ý trả lại cho Tưởng các tô giới của Pháp ở Trung Quốc, bán lại cho Tưởng đường sắt ở Vân Nam. Bất chấp chủ quyền của Việt Nam, Pháp cũng thỏa thuận cho chính phủ Tưởng Giới Thạch tự do sử dụng cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vận chuyển qua miền Bắc Việt Nam được miễn thuế. Đổi lại những nhân nhượng nói trên, phía Tưởng Giới Thạch đồng ý cho quân Pháp ra Bắc Việt Nam thay thế quân đội Tưởng giải giáp quân Nhật, trong khoảng thời gian từ 01 đến 31/3/1946. Như vậy là chính quyền Tưởng Giới Thạch và Pháp đã thỏa hiệp với nhau trên lưng nhân dân Việt Nam. Trong khi đó ở trong nước, theo lệnh quan thầy, đám tay sai của Tưởng trong Việt Quốc, Việt Cách tiến hành nhiều hoạt động khiêu khích, đòi lật đổ chính quyền cách mạng, hô hào kích động chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp.

Ngày 1/3/1946, nhận được tin về việc ký kết Hiệp định Trùng Khánh, tướng Philippe Leclerc, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, ra lệnh cho hạm đội Pháp nhổ neo rời Sài Gòn ra Hải Phòng. Đồng thời, Philippe Leclerc cũng chỉ thị cho phái bộ Jean Sainteny ở Hà Nội cố gắng đạt được thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam để quân Pháp có thể an toàn ra miền Bắc mà không vấp phải sự kháng cự, chống đối nào từ phía Việt Nam như họ đã và đang vấp phải ở miền Nam Việt Nam.

Tháng 1/1946, Chính phủ ta đã nhận được tin đại diện của Pháp và chính quyền Tưởng Giới Thạch đang mặc cả với nhau ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Thời gian đó Hồ Chủ tịch và Jean Sainteny cũng đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật tại 38 Lý Thái Tổ (nay là Cung Thiếu nhi Hà Nội). Giúp việc Hồ Chủ tịch trong các cuộc đàm phán là Giáo sư Hoàng Minh Giám, Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ. Giúp việc cho Sainteny là Leon Pignon, Cố vấn chính trị của Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Phía Việt Nam đảm nhiệm bảo vệ an ninh, an toàn cho các cuộc đàm phán này.

Ngay từ tháng 11/1945, Trung ương Đảng ta đã nhận định sớm muộn bọn đế quốc sẽ nhân nhượng với nhau để cho Pháp trở lại Việt Nam. Nhận định này cũng được nêu ra tại Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (8/1945), trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Lập trường của Hồ Chủ tịch và Thường vụ Trung ương Đảng lúc này là nếu Pháp cho Đông Dương tự trị theo tuyên bố 24/3/1945 của De Gaulle thì ta kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì có thể hòa để phá tan âm mưu của “bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn lại”.

Ngày 5/3/1946, hạm đội Pháp do tướng Philippe Leclerc chỉ huy tới Vịnh Bắc Bộ. Viện cớ Hiệp định Trùng Khánh là do Bộ Ngoại giao Tưởng Giới Thạch ký với Pháp, nhưng quân Tưởng ở Bắc Việt Nam vẫn chưa nhận được lệnh từ Bộ Tổng tham mưu ở Trùng Khánh, Chu Phúc Thành, quyền Tư lệnh quân Tưởng ở Bắc Việt Nam không đồng ý cho quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế giải giáp quân Nhật và nói rõ nếu quân Pháp cứ đổ bộ lên Hải Phòng thì quân Tưởng sẽ nổ súng. Thực chất, Chu Phúc Thành và một số tướng lĩnh Tưởng khác muốn kéo dài thời gian ở lại Việt Nam để tiếp tục vơ vét của cải, làm giàu.

Tính toán bị đảo lộn và giờ phút quyết định

Khác với Hiệp định Geneva 1954 về Đông Dương và Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam, Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp 6/3/1946 chưa phải là một văn kiện chấm dứt một cuộc chiến tranh, nhưng nó đã tạo nền tảng ban đầu vững chắc góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn đầu của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sáng sớm 6/3/1946, hạm đội Pháp từ Vịnh Bắc Bộ tiến vào cảng Hải Phòng. Quân Tưởng ở dọc sông Cửa Cấm đã nổ súng vào tàu chiến Pháp. Quân Pháp bắn trả làm nổ tung kho đạn của quân Tưởng ở Cảng Hải Phòng. Cuộc đấu súng giữa hai bên kéo dài tới trưa ngày 6/3/1946. Nhiều binh lính của Pháp và Tưởng bị thương vong, nhiều tàu Pháp bị trúng đạn.

Cuộc đụng độ giữa quân Tưởng và quân Pháp ở Hải phòng đã làm đảo lộn tính toán ban đầu của cả quân Tưởng và đám tay sai. Quân Tưởng và bọn tay sai của họ định lợi dụng việc quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam để kích động xung đột giữa Việt Nam và Pháp. Nhưng điều trớ trêu là kẻ đầu tiên nổ súng vào quân Pháp lại là quân Tưởng và lúc này kẻ mong muốn phía ta và Pháp sớm đạt thỏa thuận lại chính là số tướng lĩnh chỉ huy quân Tưởng mong muốn thực hiện Hiệp định Trùng Khánh 28/2/1946. Đêm 5/3/1946 và sáng 6/3/1946, một số tướng lĩnh Tưởng nhiều lần đề nghị Chính phủ ta nên sớm đạt thỏa thuận với phía Pháp để tránh chiến tranh mở rộng.

Cho tới 1h sáng ngày 6/3/1946, cuộc đàm phán giữa Hồ Chủ tịch và Sainteny vẫn còn có bế tắc lớn về vấn đề độc lập của Việt Nam. Ta kiên quyết không chấp nhận chữ tự trị do phía Pháp nêu ra, nhưng phía Pháp chưa chịu chấp nhận chữ độc lập của ta.

Sáng sớm ngày 6/3/1946, trong giờ phút quyết định, Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí với đề nghị của Hồ Chủ tịch cách giải quyết bế tắc trong đàm phán, đó là: “Nước Pháp công nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do...” với một định nghĩa của từ “tự do”. 12h trưa ngày 6/3/1946, Hồ Chủ tịch và Sainteny họp lại. Phía Pháp đồng ý với đề nghị trên của ta và hai bên thông qua dự thảo Hiệp định.

16h30 ngày 6/3/1946, lễ ký kết Hiệp định sơ bộ giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp được tổ chức tại 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Tham dự lễ ký còn có các nhà ngoại giao của Mỹ, Anh, Tưởng Giới Thạch và Louis Caput, đại diện Đảng Xã hội Pháp ở Việt Nam. Sau khi Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Minh Giám đọc to nội dung bản Hiệp định và các phụ khoản kèm theo, Hồ Chủ tịch với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhìn lướt các điều khoản của Hiệp định và đặt bút ký. Tiếp đó, Người chuyển văn bản Hiệp định cho Vũ Hồng Khanh ký với danh nghĩa đại diện đặc biệt của Hội đồng Chính phủ (do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam không chịu ký). Người ký cuối cùng là Sainteny.

(Kỳ cuối: Bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên)

hiep dinh so bo 63 ky tich khoi dau lich su dau tranh ngoai giao cua nuoc viet nam moi ky i

Bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

TGVN. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thắng lợi chiến dịch ...

hiep dinh so bo 63 ky tich khoi dau lich su dau tranh ngoai giao cua nuoc viet nam moi ky i

Không còn sự lựa chọn nào khác (kỳ cuối)

TGVN. Sau cuộc xung đột vũ trang tại Hải Phòng tháng 11/1946, quân Pháp tiếp tục những hành động gây hấn nghiêm trọng ở Hà ...

hiep dinh so bo 63 ky tich khoi dau lich su dau tranh ngoai giao cua nuoc viet nam moi ky i

Tòa nhà nơi Hồ Chủ tịch và đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ 1946

Vừa qua trong tháng 7-8/2018, trên một số phương tiện thông tin đại chúng rộ lên thông tin về việc UBND Hà Nội dự định ...

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long tổ chức biểu diễn, diễu hành trên biển và trên bờ cát Vịnh Hạ Long với màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước tăng đột biến, vàng thế giới bất ngờ điều chỉnh - chộp ngay lấy cơ hội mua vào?
Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro và dự kiến sẽ ...
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi ...
XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 29/4/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Chi bộ Đảng Cộng sản Pháp (PCF) thành phố Saint-Pierre-des-Corps đã tổ chức lễ tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien.
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Ngày 26/4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp ông Michal Safianik, Trưởng đoàn Ban công tác Á-Úc (COASI) thuộc Hội đồng châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Các nước ASEAN đánh giá cao vai trò của Nga và đề nghị Nga phối hợp thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa, tương xứng với tầm vóc mối quan hệ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động