Hồ Chí Minh tỏa sáng năm châu

“Chúng ta không khép lại đề án, bản thân nó tự sống được và chúng ta chỉ cần đẩy nó lên kịp thời, cho nó một khuôn khổ”
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ho chi minh toa sang nam chau Tiếp nhận bộ kỷ vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
ho chi minh toa sang nam chau Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua hình tượng Bác Hồ

Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã khẳng định như vậy khi chia sẻ về đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài” nhân dịp sắp kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2016).

Động lực xuyên suốt

Đại sứ Châu kể lại những trăn trở và động lực thôi thúc ông hình thành ý tưởng trình đề án lên Bộ Ngoại giao năm 2009. Đề án đã được Ban Bí thư thông qua với mục tiêu lưu giữ và bảo vệ những dấu tích của Người, qua đó quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thế giới qua hình ảnh của một con người Việt Nam tiêu biểu và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với các nước.

Cơ sở đầu tiên bắt nguồn từ Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ra đời năm 1994, ghi nhận các di sản thuộc dạng tư liệu có giá trị toàn cầu. Từ đó, một số nước đã trình UNESCO bản tuyên ngôn độc lập hay tài liệu về quá trình lịch sử hình thành đất nước. Năm 2005, Việt Nam mới bắt đầu thúc đẩy sự phát triển của chương trình này. Khi ấy, ông Châu kể rằng Việt Nam có ý trình bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo hay tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Người nhưng xét thấy chưa đủ cơ sở và tài liệu nên ta quyết định trình hồ sơ về Bia tiến sĩ thời Lê Mạc và được UNESCO công nhận vào đúng dịp kỷ niệm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

ho chi minh toa sang nam chau

Tiếp đến, cuộc đời hoạt động cách mạng bôn ba khắp năm châu bốn biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng để lại những dấu ấn sâu đậm, được Chính phủ và nhân dân nhiều nước trên thế giới ghi nhận và tôn vinh. UNESCO đã ra Nghị quyết số 24C/1865 năm 1987 vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất”. Một số nơi trên thế giới đã tổ chức những hoạt động tôn vinh Bác nhưng chưa thành một chủ trương hay chiến lược.

Một động lực nữa thôi thúc Đại sứ Châu là khi ông có dịp vào Hội An và thấy Nhật Bản thực hiện chương trình “Theo dấu chân của Hoàng Thái tử”. Viện Goethe hay viện Khổng Tử cũng là một trong những hình thức mà Đức, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động tôn vinh lãnh tụ hoặc danh nhân văn hóa của mình ra nước ngoài.

 “Chúng ta cần đẩy mạnh ngoại giao văn hóa Việt thông qua một con người, mà cụ thể là Bác Hồ. Trời lạnh, đi đường có chiếc mũ Bác nhường cho người khác và đêm đông Người đốt gạch để sưởi ấm… Hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới sống giản dị như vậy. Chúng ta nên kể với thế giới bên ngoài về người cha lập quốc bằng những câu chuyện đời thường”, ông Châu chia sẻ.

Chín hình thức triển khai

Là người sát cánh cùng đề án trong hơn sáu năm qua, Đại sứ Châu khẳng định đề án đã thành công vượt ngoài mong đợi. Trước đây, chúng ta không nghĩ rằng tượng Bác được xây dựng ở Nhật Bản hay ở Áo nhưng hiện tại điều không tưởng đó đang trong quá trình hiện thực hóa.

Đề án thể hiện rằng chúng ta đang có hình thức tôn vinh Bác thực chất, gắn bó và mang tính quốc tế hơn. Ông Châu kể lại rằng nhiều lúc nghĩ đề án chỉ có giai đoạn ngắn sau đó nhưng không ngờ nó có sức sống khá mạnh mẽ và vẫn có dư địa để triển khai. “Chúng ta không khép lại đề án, bản thân nó tự sống được và chúng ta chỉ cần đẩy nó lên, cho nó một khuôn khổ”, ông Châu nói.

Bộ Ngoại giao đã phổ biến Đề án đến các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD) qua các kênh thông tin phù hợp. Theo chỉ đạo của Ban Bí thư, các cơ quan liên quan trực tiếp đến Đề án như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Đảng ủy ngoài nước đã phối hợp trong việc phổ biến, hướng dẫn và chỉ đạo các CQĐD các bước triển khai cụ thể Đề án. Đề án đã được tất cả các CQĐD ở nước ngoài triển khai tại địa bàn của mình, kể cả ở địa bàn kiêm nhiệm với các hình thức, quy mô và mức độ khác nhau.

Về hình thức triển khai, phổ biến nhất là tiến hành các hoạt động kỷ niệm ngày sinh của Bác dịp 19/5 hàng năm, đặc biệt là các năm chẵn, năm  tròn với các hình thức tổ chức mít tinh, nói chuyện, tọa đàm, triển lãm, chiếu phim, giới thiệu sách, hội thảo, thi tìm hiểu... với sự tham gia của đông đảo cán bộ nhân viên cơ quan đại diện, kiều bào cùng bạn bè sở tại. Nhiều CQĐD đã tổ chức các hoạt động với sự tham gia của các chính đảng, giới học giả, truyền thông của sở tại và phát huy được hiệu quả tuyên truyền về tư tưởng, nhân cách, đạo đức và thiên tài cùa Bác dưới cả hai góc độ “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Nhà văn hóa kiệt xuất”.

ho chi minh toa sang nam chau
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung trao bộ kỷ vật về Bác Hồ của nguyên phi công Rudoph Shaw (Mỹ) cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hình thức thứ hai được các CQĐD tiến hành thường xuyên là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho các đối tượng là người Việt Nam đang công tác, học tập ở nước ngoài, mở rộng đến các đối tượng kiều bào. Đây là một nội dung được Đề án nhấn mạnh. Hình thức thứ ba là xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt tượng Bác tại một số địa bàn. Trước Đề án đã có một số nước xây dựng hoặc đặt tượng Bác, trong đó có một số thiết kế được các nhà điêu khắc sở tại sáng tác như ở Nga, Mexico. Một trong những bức tượng đầu tiên của Bác được dựng ở nước ngoài là tại Ấn Độ năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Trong 6 năm triển khai Đề án, đến ngày 12/10/2015, ta đã dựng thêm được 10 tượng hoặc tượng đài Bác ở các nước trên thế giới và tu bổ tượng Bác, nâng cấp khu tượng đài, khánh thành công trình ở Madagascar, Mexico, Hungary. Hiện nay, hình thức này đã được thực hiện tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

Hình thức thứ tư là xây dựng các khu di tích tưởng niệm, bảo tàng, công viên mang tên Bác, được triển khai tại những địa bàn Bác đã từng sống và hoạt động, chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Pháp.

Hình thức thứ năm là đặt bia, gắn biển đồng. Một số thành phố trên thế giới đã áp dụng hình thức này nhằm ghi lại sự kiện Bác đã từng đặt chân đến địa danh của thành phố như New Heaven (Anh), Vladivostok (Nga), Kolkata (Ấn Độ), Viện bảo tàng Văn minh châu Á (Singapore), Cảng Phòng Thành, Nam Ninh (Trung Quốc)...

Hình thức thứ sáu là đặt tên Bác cho trường, lớp, đường phố hay quảng trường. Vừa qua, nhân chuyến thăm Palestine của Đoàn Ban Đối ngoại trung ương, tháng 11/2015, phía bạn bày tỏ mong muốn được đặt tên Hồ Chí Minh cho một con đường tại Ramallah; Đại sứ quán ta tại Morocco cũng kiến nghị vận động chính quyền Burkina Faso khôi phục lại tên đường Hồ Chí Minh cho đại lộ chạy qua dinh Tổng thống nước này hoặc đặt tên Hồ Chí Minh cho một con đường khác phù hợp. Báo cáo của các CQĐD cho thấy đây là một hình thức khá hiệu quả, có tác dụng lâu dài.

Hình thức thứ bảy là xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sách báo, phim về Bác. Đây là một hình thức phổ biến có từ trước khi Đề án ra đời và hiệu quả cao, do đó, ta cần phát huy. Gần đây, ngày càng có nhiều công trình viết về Bác, nghiên cứu về Bác do nước ngoài tự làm. Chúng ta cũng nhận được đề nghị của một số nước như Bangladesh và Kazakhstan muốn xuất bản sách về Bác dựa trên nguồn tư liệu ta cung cấp.

Hình thức thứ tám là tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm hoặc các chương trình học tập chính khóa cũng như các lớp tập huấn về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể kể tới việc Ấn Độ tổ chức Hội thảo khoa học về “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam qua cái nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (11-12/5/2015) tại Tirupati; Hàn Quốc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hàn Quốc và Việt Nam” tại Đại học Choson, thành phố Gwangju…

Hình thức thứ chín là các hoạt động mang tính nghệ thuật, sáng tạo được triển khai tại Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Chile và Canada. Nổi bật, Lào đã phát động cuộc thi sáng tác về Bác và kết quả đã có 51 ca khúc về Bác của 39 tác giả; Đại sứ quán ta tại Ấn Độ đã tổ chức cuộc thi viết tiểu luận tìm hiểu về Việt Nam và Hồ Chí Minh cho nhân dân Ấn Độ từ tuổi 15 trở lên. Cuộc thi đã có gần 200 bài dự thi.

Nỗ lực lâu dài

Thực tiễn triển khai qua hơn 5 năm qua cho thấy mọi hoạt động, hình thức tôn vinh Bác đều có thể phát huy được ý nghĩa. Việc triển khai Đề án đã mang lại các kết quả tích cực về định lượng và định tính.

Về phương hướng triển khai Đề án trong bối cảnh Việt Nam chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế, theo ông Bình, chúng ta cần nhận thức việc tiếp tục tôn vinh Bác ở nước ngoài là một việc làm lâu dài với các hình thức và nội dung phù họp với từng địa bàn, từng nước, từng khu vực. “Thời gian tới chúng ta tiếp tục triển khai Đề án trên cơ sở hiệu quả, thiết thực và tác động lâu dài trực tiếp đến quan hệ giữa Việt Nam với địa bàn, nâng cao hình ảnh, vị trí của Việt Nam đối với sở tại”, ông Bình nhấn mạnh.

Căn cứ vào số lượng tăng lên đáng kể của từng hình thức tôn vinh, chúng ta không chỉ duy trì tốt việc lưu giữ và bảo vệ những dấu tích của Người mà còn đạt kết quả nhất định trong việc sưu tầm tư liệu, di tích, bảo tồn, tôn tạo và mở rộng, phát triển và làm mới một số khu di tích, tưởng niệm Bác. Song song với đó, thông qua hình thức phong phú tôn vinh con người Việt Nam tiêu biểu nhất, Đề án góp phần làm cho chính quyền, các giới và nhân dân sở tại hiểu rõ hơn về tư tưởng, đạo đức, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thông qua hình tượng của Người hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung.

Ông Vũ Bình, Vụ phó Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO cho biết, chúng ta đã mở rộng trên thực tế, khi điều kiện cho phép, phạm vi của đề án, từ “những nơi Người đã từng sống, học tập, làm việc hoặc đến thăm” đến những nơi tư tưởng và hình ảnh của Người được đề cao hoặc vận dụng trong các phong trào vì độc lập dân tộc, hòa bình, công lý, tiến bộ xã hội trên thế giới. “Đặc biệt, yếu tố quan trọng nhất góp phần vào thành công của Đề án là cá nhân Bác tự tỏa sáng”, ông Vũ Bình chia sẻ.

ho chi minh toa sang nam chau

Xây dựng hồ sơ công viên địa chất Lý Sơn - Bình Châu

Đó là quyết tâm của tỉnh Quảng Ngãi sau khi các chuyên gia của UNESCO khẳng định vùng địa chất tại đây rất có giá ...

ho chi minh toa sang nam chau

Đề nghị UNESCO công nhận hát Xoan là DSVH phi vật thể

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ quốc gia ...

ho chi minh toa sang nam chau

Ủy ban Quốc gia UNESCO gặp mặt Xuân Bính Thân 2016

Sự kiện được tổ chức ngày 1/2 với sự có mặt của nhiều cán bộ lão thành của Ủy ban và các học giả, nhà ...

 

Phạm Hằng

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bày tỏ vui mừng về sự phát triển không ngừng của quan hệ Việt Nam-Lào trong thời ...
Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý ...
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới mang ‘thương hiệu’ riêng của ...
Việt Nam-Kyrgyzstan điện đàm tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Việt Nam-Kyrgyzstan điện đàm tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Chiều ngày 7/11, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Kyrgyzstan Aibek Moldogaziev.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Ngày 7/11, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã dẫn đầu đoàn Bộ Ngoại giao đến chúc mừng tại Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội.
Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Đại diện Việt Nam khẳng định ủng hộ việc tăng cường vai trò của Đại hội đồng LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quản lý và khai thác bền vững khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quản lý và khai thác bền vững khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Kết quả làm việc của Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo chuỗi cung bền vững về khoáng sản thiết yếu.
ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

ASEAN cho rằng Liên hợp quốc cần đặt thông tin và truyền thông công chúng vào vị trí trung tâm trong quản lý chiến lược.
Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA

Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA

Ngày 6/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei Darussalam đã tổ chức Hội thảo 'Thúc đẩy hợp tác du lịch Việt Nam - Brunei và tiểu vùng Mekong – BIMP EAGA'
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Đại sứ Peru tại Việt Nam đề cao ý nghĩa và chia sẻ kỳ vọng về chuyến thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường.
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị đánh giá, chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC mang nhiều ý nghĩa đa phương, song phương
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Dẫu vạn dặm xa xôi, song các thế hệ lãnh đạo, người dân Việt Nam và Chile vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt.
TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Phỏng vấn nhanh TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về chiến thắng khá ngoạn mục của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Đại sứ Phạm Sao Mai chia sẻ ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS8 và thăm tỉnh Vân Nam & TP. Trùng Khánh, Trung Quốc
Phiên bản di động