Hộ chiếu vaccine và những nút thắt mới

TS. ĐỖ SƠN HẢI
Học viện Ngoại giao
Ý tưởng triển khai hộ chiếu vaccine là hệ quả tất yếu từ việc điều chế ra vaccine phòng Covid-19 cũng như nhu cầu bức thiết của cuộc sống xã hội. Dưới góc độ y tế, các bác sĩ hy vọng, hộ chiếu vaccine sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát và ngăn chặn lây lan dịch bệnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hộ chiếu vaccine và những nút thắt mới
Hộ chiếu vaccine đang thắp lên hy vọng sớm bình thường hóa thế giới. (Nguồn: Getty)

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tiếp tục gây nên những tổn thất hết sức nặng nề cả về người và của, việc gấp rút điều chế thành công vaccine phòng chống căn bệnh viêm đường hô hấp cấp này thực sự là một kỳ tích của nhân loại.

Vaccine phòng Covid-19 không chỉ thắp lên hy vọng ngăn chặn những cái chết vì đại dịch mà cả khả năng hồi phục nhiều ngành kinh tế đang tê liệt. Khi việc triển khai tiêm chủng đang gia tăng trên khắp thế giới, nhiều quốc gia bắt đầu nghĩ cách triển khai “hộ chiếu vaccine” nhằm giúp chuyện di chuyển của người dân trở lại trạng thái bình thường.

Hơn thế, hộ chiếu vaccine còn được kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ nhiều nút thắt gây ra bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, của cải bao giờ cũng là nguồn cơn dẫn đến sự phân biệt. Tuy mới chỉ xuất hiện ở một số nước như Israel, Đan Mạch, Thụy Điển, Trung Quốc, Thái Lan... nhưng hộ chiếu vaccine đã bắt đầu gây nên những điểm nghẽn mới, trước hết là khả năng làm sâu sắc hơn những kỳ thị, phân biệt đối xử không chỉ trong nội bộ một quốc gia mà cả trên bình diện quốc tế.

Sự kỳ vọng

Ý tưởng triển khai hộ chiếu vaccine là hệ quả tất yếu từ việc điều chế ra vaccine phòng Covid-19 cũng như nhu cầu bức thiết của cuộc sống xã hội. Dưới góc độ y tế, các bác sĩ hi vọng, hộ chiếu vaccine sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát và ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Như tại Việt Nam, nước được cộng đồng quốc tế đánh giá là thành công trong công tác đẩy lùi dịch Covid-19, hộ chiếu vaccine nếu được triển khai thì công tác tầm soát các nguồn F1, F2 sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Hiện nay, điều kiện tiên quyết để cuộc sống của người dân trên khắp thế giới có thể trở lại trạng thái bình thường đó chính là việc dỡ bỏ các rào cản phong tỏa đi lại.

Cũng giống như thời điểm và mục đích ra đời của cuốn hộ chiếu truyền thống, với tư cách của một tấm thẻ sức khỏe chỉ cấp cho những người đã tiêm chủng đủ liều vaccine, những người sở hữu hộ chiếu vaccine sẽ đi lại dễ dàng hơn giữa các địa phương trong một nước và giữa các nước do không phải cách ly hay xét nghiệm Covid-19.

Nếu một quốc gia đạt ngưỡng “miễn dịch cộng đồng” nhờ tiến hành tiêm phòng trên diện rộng thì rõ ràng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội sẽ là không cần thiết.

Một nghịch lý là chính tại những nước đang sở hữu nguồn vaccine phòng Covid-19, nhiều người dân lại không chịu tiêm chủng. Đơn cử như tại Mỹ, mới chỉ có 15,72% và tại Đức là 4,67% người đã tiêm đủ liều, tức là mới đủ điều kiện được cấp hộ chiếu vaccine (đây là hai nước sở hữu vaccine của hãng Pfizer-BioNTech); con số tương tự tại Anh (nước sở hữu vaccine của hãng AstraZeneca) là 5,29%, tại Nga (nước sở hữu vaccine Sputnik V) là 2,98% (Our World Data, cập nhật ngày 29/03/2021).

Chính quyền các nước này hy vọng việc triển khai thực hiện cấp hộ chiếu vaccine sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tiêm chủng, giúp khắc phục tình trạng e ngại tiêm chủng của một phần cư dân.

Các hãng hàng không và du lịch có lẽ là những đơn vị mong muốn hộ chiếu vaccine mau chóng được triển khai hơn cả. Trên thực tế, hiện tại không một quốc gia nào dám mạo hiểm cho phép nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế hay các đoàn tham quan du lịch nhập cảnh.

Hộ chiếu vaccine được kỳ vọng là sẽ giúp giải tỏa nỗi e ngại không kiểm soát được dịch bệnh của các nhà quản lý, từ đó giúp phá vỡ tình trạng đóng băng của các ngành kinh tế cần có sự giao lưu cao này.

Xét trên nhiều góc độ, do hộ chiếu vaccine là một minh chứng về tình trạng sức khỏe cũng như khả năng bảo đảm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 của một quốc gia, nên số lượng hộ chiếu vaccine của một quốc gia sẽ tỷ lệ thuận với sự gia tăng lòng tin của cộng động quốc tế, trước hết là của các nhà đầu tư vào quốc gia đó. Từ đó, hộ chiếu vaccine cũng cho thấy mức độ an toàn và hợp tác trong cộng đồng quốc tế.

Hộ chiếu vaccine còn có thể dẫn đến tình trạng nhiều quốc gia sẽ tự ý từ chối chấp nhận hộ chiếu vaccine không phải do họ cấp. Chính vì thế, đồng nhất được một bộ quy chuẩn để cấp hộ chiếu vaccine trên phạm vi toàn cầu thực sự là một nút thắt khó gỡ, nhất là trong bối cảnh nhiều nước đẩy mạnh “ngoại giao vaccine” để nâng cao vị thế trong cộng đồng quốc tế.

Những nút thắt mới

Tuy hộ chiếu vaccine có thể đem đến những cơ hội rất lớn và rõ ràng như vậy, nhưng trên thực tế, phần lớn các quốc gia vẫn đang trong tình trạng chuẩn bị, lên phương án triển khai hộ chiếu vaccine.

Điển hình là ngay trong khuôn khổ Hiệp ước Schengen (gồm 26 nước thành viên, trong đó có 22 thành viên EU thỏa thuận về sự tự do đi lại) cũng chưa có sự nhất trí chấp nhận hộ chiếu vaccine, mặc dù ý tưởng về hộ chiếu vaccine được chính EU khởi xướng đầu tiên. Sở dĩ có nghịch cảnh này là bởi hộ chiếu vaccine trong khi giúp tháo gỡ những điểm nghẽn thì đồng thời cũng tạo nên không ít các nút thắt mới.

Sự e dè, thận trọng đối với các loại vaccine phòng Covid-19 chính là nút thắt mới đầu tiên từ quá trình hiện thực hóa hộ chiếu vaccine. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa đưa ra được một thống kê chính thức về mức độ tin cậy của các loại vaccine.

Số lượng không lớn người Nga và Trung Quốc được tiêm chủng vaccine Sputnik V và Sinvac cho thấy mức độ tin cậy thấp của hai loại vaccine này ở ngay chính quê hương của chúng. Hơn nữa, kể từ tháng 8/2020, thời điểm Nga công bố sản xuất được lô vaccine đầu tiên đến nay (ngày 30/3/2021), số lượng người nhiễm (hơn 128 triệu người) và tử vong (hơn 2,8 triệu người) do Covid-19 vẫn tiếp tục tăng càng củng cố thêm sự e dè của cộng đồng quốc tế đối với chất lượng vaccine. Điều này càng khiến các nhà quản lý thêm khó khăn trong việc dựa trên loại vaccine nào để cấp hộ chiếu vaccine.

Dựa trên chủ quyền quốc gia, các nước có thể quyết định chỉ chấp nhận chứng nhận tiêm loại vaccine được phép sử dụng trong nước của họ. Sự khác biệt về tiêu chí cấp hộ chiếu vaccine tất yếu sẽ làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc. Điển hình là việc Trung Quốc thông báo sẽ chỉ cho phép người nước ngoài nhập cảnh nếu họ tiêm vaccine của Trung Quốc.

Tin liên quan
Bộ Ngoại giao lên tiếng về khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19 Bộ Ngoại giao lên tiếng về khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19

Tuy nhiên, ở Mỹ hiện không có vaccine Covid-19 nào do các công ty Trung Quốc sản xuất. Hoặc như vaccine của AstraZeneca đang được sử dụng ở 86 quốc gia, nhưng chưa được phê chuẩn sử dụng ở Mỹ. Ngoài ra, vaccine được sử dụng ở một số quốc gia có thể không hiệu quả đối với các biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện trong nước đó hoặc ở nước ngoài.

Từ lâu một số nước đã yêu cầu phải có giấy chứng nhận tiêm chủng một số bệnh khi nhập cảnh. Tuy nhiên, vaccine Covid-19 là một loại vaccine mới và không phải tất cả các loại vaccine Covid-19 đều được cấp phép sử dụng trên thế giới, do đó việc áp dụng chính sách hộ chiếu vaccine rất dễ làm nảy sinh những khúc mắc về đặc quyền đối với các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao. Hộ chiếu vaccine còn có thể dẫn đến tình trạng nhiều quốc gia sẽ tự ý từ chối chấp nhận hộ chiếu vaccine không phải do họ cấp.

Chính vì thế, đồng nhất được một bộ quy chuẩn để cấp hộ chiếu vaccine trên phạm vi toàn cầu thực sự là một nút thắt khó gỡ, nhất là trong bối cảnh nhiều nước đẩy mạnh “ngoại giao vaccine” để nâng cao vị thế trong cộng đồng quốc tế.

Một nút thắt cũ nhưng sẽ được hộ chiếu vaccine làm mới đó chính là sự gia tăng tình trạng phân biệt đối xử. Tại các xã hội mà sự phân biệt, bất bình đẳng tồn tại lâu dài, dai dẳng thì ngay khi những lô vaccine đầu tiên bắt đầu được triển khai cũng là lúc tình trạng này được dịp bùng phát. Hiện tượng phân biệt đầu tiên đến từ chính thực trạng lượng vaccine còn đang hạn chế.

Ở hầu hết các quốc gia hiện đều đang áp dụng quy chế tiêm phòng có ưu tiên, trước hết là cho các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch, những người già có nguy cơ mắc bệnh cao... Thời gian để số còn lại sẽ được tiêm và cấp hộ chiếu vaccine vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Tại nhiều nước phương Tây, tình trạng người giàu, da trắng được ưu tiên tiêm chủng hơn là điều khó tránh khỏi.

Hộ chiếu vaccine lại càng tăng thêm các đặc quyền cho nhóm người được tiêm chủng trước này và đó cũng chính là nguồn cơn gây ra làn sóng biểu tình phản đối biểu tình của người da màu. Trong trường hợp áp dụng hộ chiếu vaccine ở dạng ứng dụng trên điện thoại thông minh, một số người sẽ không thể sử dụng chúng.

Thêm vào đó, hộ chiếu vaccine sẽ ghi lại dữ liệu sức khỏe cá nhân, bởi vậy, việc không bảo vệ những thông tin này sẽ tạo ra nguy cơ gian lận, giả mạo, phân biệt đối xử và vi phạm quyền riêng tư.

Trên bình diện quốc tế, tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 500 triệu liều vaccine được tiêm, tức là mới có 7,2 người được tiêm chủng trong số 100 triệu người dân. Bi đát hơn, số lượng người được tiêm này chủ yếu ở các nước giàu (chiếm chỉ 11% dân số thế giới), có tới hơn 20 quốc gia nghèo nhất chưa được tiêm bất cứ một mũi vaccine nào.

Theo các chuyên gia, ở nhiều nước thu nhập thấp, khả năng cao là hầu hết người dân sẽ không được tiêm vaccine trong nhiều năm. Thực tế này tất sẽ dẫn tới việc chỉ có một số ít được đặc quyền đi lại giữa các nước trong khi hàng tỷ người sẽ không được tiếp cận với ngành hàng không hay du lịch. Điều này sẽ khoét sâu thêm tình trạng bất bình đẳng vốn dĩ đã dai dẳng và nhiều người nghèo sẽ bị bỏ lại phía sau.

Một câu hỏi được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm cùng với sự xuất hiện hộ chiếu vaccine là liệu hộ chiếu vaccine có giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 hay không? Chính sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng, phân biệt trong quá trình tiêm chủng đã khiến khả năng ngăn chặn dịch bệnh của hộ chiếu vaccine suy giảm.

Chưa cần tính đến vấn nạn hộ chiếu vaccine giả chắc chắn sẽ có, chỉ cần số lượng người dân chưa được tiêm phòng quá lớn cũng đủ khiến cho nguy cơ lây nhiễm khó có thể được ngăn chặn.

Một câu hỏi được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm cùng với sự xuất hiện hộ chiếu vaccine là liệu hộ chiếu vaccine có giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 hay không? Chính sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng, phân biệt trong quá trình tiêm chủng đã khiến khả năng ngăn chặn dịch bệnh của hộ chiếu vaccine suy giảm. Chưa cần tính đến vấn nạn hộ chiếu vaccine giả chắc chắn sẽ có, chỉ cần số lượng người dân chưa được tiêm phòng quá lớn cũng đủ khiến cho nguy cơ lây nhiễm khó có thể được ngăn chặn.

Một thước đo toàn cầu?

Trái với nhiều dự đoán và mong đợi của người dân trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm thứ hai và ngày càng khó lường hơn bởi những biến chủng mới, cũng vì thế mà ngăn chặn dịch bệnh trở nên cấp thiết hơn.

Trong bài viết chung được đăng trên các tờ báo lớn toàn cầu ngày 29/3/2021, 24 lãnh đạo thế giới và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập, cần thiết phải thiết lập một hiệp ước toàn cầu đối phó đại dịch Covid-19 nhằm giúp các quốc gia “chia sẻ trách nhiệm, minh bạch và hợp tác trong hệ thống quốc tế cũng như tuân theo các quy tắc và chuẩn mực trong đó”.

Với tinh thần và nhận thức đại dịch Covid-19 chỉ có thể bị đẩy lùi khi cộng đồng quốc tế đạt được sự hợp tác trên quy mô toàn cầu thì hộ chiếu vaccine sẽ là cái đích mà các quốc gia sẽ phải hướng tới. Hộ chiếu vaccine là minh chứng cho khả năng tiêm phòng của các quốc gia, mức độ hợp tác giữa các nước trong việc phân bổ vaccine, khắc phục vấn nạn bất bình đẳng, phân biệt đối xử.

Hộ chiếu vaccine chỉ có thể phát huy tối đa công dụng khi nó được cấp phát trong quá trình hợp tác giữa các quốc gia, trước hết là trong việc phân bổ vaccine bình đẳng. Như vậy, trong thời gian ngắn tới, nếu có thì hộ chiếu vaccine sẽ chỉ có ý nghĩa trong phạm vi hẹp giữa hai nước hoặc một vài quốc gia mà thôi, sẽ cần không ít thời gian để hộ chiếu vaccine đạt được sự công nhận rộng rãi.

TIN LIÊN QUAN
Thêm một chữ K trong nguyên tắc phòng dịch Covid-19
Mỹ chính thức tuyên bố quan điểm về hộ chiếu vaccine
EU rối bời chuyện vaccine Covid-19
Covid-19: Nghị viện châu Âu đã sẵn sàng, chuẩn bị phê chuẩn hộ chiếu vaccine
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 họp bàn về 'hộ chiếu vaccine'
TS. ĐỖ SƠN HẢI

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Nếu đủ điều kiện tham gia xét tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh cần khẩn trương nộp hồ sơ tại trường ngay từ hôm nay (24/4).
Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Các quan chức Mỹ và Philippines tiếp tục quyết định khai thác thêm cơ hội để tăng cường sự hỗ trợ toàn cầu nhằm duy trì luật biển quốc tế.
Bộ GD&ĐT mở hệ thống để thí sinh thực hành đăng ký dự thi trực tuyến

Bộ GD&ĐT mở hệ thống để thí sinh thực hành đăng ký dự thi trực tuyến

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi...
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động