TIN LIÊN QUAN | |
Vụ điệp viên Skripal: Cha con nạn nhân có thể không bao giờ hồi phục | |
Vụ điệp viên Skripal: Nga chỉ trích phát biểu của Ngoại trưởng Anh |
Những cái chết bí ẩn của người Nga ở Anh trong hai thập kỷ qua đã khiến giới lãnh đạo cả hai nước hao tâm, tốn sức và truyền thông thế giới tốn nhiều giấy mực. Họ là ai?
Giữa những đồn đoán về thân phận của các nạn nhân khi mà vụ cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Spripal, 66 tuổi, nghi bị đầu độc ở Anh hôm 4/3 vừa qua, Đại sứ quán Nga tại Anh ngày 10/3/2018 đã tweet nội dung làm rõ rằng những người này thuộc nhóm chống đối chính quyền Nga, sẵn sàng bắt tay với nước ngoàid để làm mất uy tín nước Nga. Bản Twitter này cũng đề cập 4 cái tên, trong đó có hai cựu điệp viên KGB Alexander Litvinenko và Sergei Skripal cùng với hai tỷ phú tài phiệt Nga Boris Berezovsky và Alexander Perepilichny. Bản Twitter ghi: "Thật trùng hợp khi cả Litvinenko và Skripal đều làm việc cho Cơ quan Tình báo Anh (MI-6), trong khi Berezovsky và Perepilichny lại dính líu đến Cơ quan An ninh Anh (MI-5). Các chi tiết điều tra được giữ kín vì lý do an ninh quốc gia”. Bản Twitter này cũng cho biết Litvinenko, Skripal, Berezovsky và Perepilichny đều từng làm việc trong hệ thống các cơ quan an ninh cấp cao của Nga, đều phản bội nước Nga, đào tẩu sang Anh. Tuy nhiên, Skripal là người duy nhất còn sống trong 4 người.
Alexander Litvinenko, cựu điệp viên Nga trước khi chết, do uống phải trà có nhiễm phóng xạ, năm 2006. |
Sergei Skripal
Theo tin tức mới nhất từ Hệ thống chăm sóc y tế quốc gia Anh (NHS), sức khỏe của cựu đại tá tình báo Nga Sergei Skripal và con gái Yulia (33 tuổi) đã tạm ổn định, nhưng vẫn phải ở phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện sau khi phơi nhiễm với chất độc gây chết người. Từng làm việc cho Cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU), nhưng Skripal là điệp viên hai mang cung cấp tin cho cả MI-6 của Anh. Năm 2004, Skripal bị Cơ quan An ninh Nga (FSB) bắt vì tội phản quốc và làm gián điệp cho nước ngoài. Cáo trạng của FSB ghi rằng Skripal đã nhận 100.000 USD và bán danh sách điệp viên ngầm của Nga hoạt động tại Anh cho MI-6, gây thiệt hại lớn cho tình báo Nga. Năm 2006, Skripal bị xét xử và lĩnh án 13 năm tù.
Tháng 7/2010, Skripal bất ngờ được trả tự do trong một thỏa thuận trao đổi điệp viên giữa Nga và Anh. Ông đưa cả nhà sang Anh sống. Nhưng cuộc sống ở Anh đã không đãi ngộ ông. Tháng 10/2012, vợ ông qua đời vì bệnh ung thư , rồi con trai ông chết vì suy gan tháng 7/2017.
Ngày 4/3 vừa qua, theo WP, giới chức Anh tin rằng cha con ông Skripal bị tấn công bằng một loại chất độc thần kinh Novichok có tính sát thương cao do Liên Xô phát triển trong thập niên 70 và 80. Gia đình ông Skripal cũng tiết lộ sau vụ trao đổi điệp viên năm 2010, ông luôn cảnh giác vì cho rằng các đặc vụ Nga vẫn theo dõi. Với phe chống chính quyền Nga như Yuri Felshtinksy, bạn của cựu điệp viên Litvinenko bị đầu độc bằng phóng xạ ở London hồi năm 2006 thì Nga là thủ phạm vì "đầu độc là lựa chọn của FSB". Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho là lố bịch vì những chất độc thần kinh Novichok cực độc, ảnh hưởng trên vùng rộng lớn. Còn cựu điệp viên KGB Mikhail Lyubimov thì mỉa mai: "Chỉ là trò cười. Skripal là ai? Ai quan tâm? Ông ta đã được trao đổi, có nghĩa là ông ta đã được ân xá". Trên SCMP, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Aleksei Chepa cũng tuyên bố Anh và Mỹ cũng có chất độc Novichok, do đó không loại trừ Anh, Mỹ mới là thủ phạm.
Cựu điệp viên hai mang của Nga Sergei Skripal và con gái Yulia. (Nguồn: The Sun) |
Ngày 14/3, Thủ tướng Anh Theresa May đã thông báo loạt các biện pháp đáp trả Nga, trong đó có việc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga khỏi nước này và đình chỉ các cuộc tiếp xúc song phương giữa London và Mátxcơva và đóng băng các tài sản công của Nga tại Anh. |
Alexander Litvinenko
Sau vụ Skripal nghi bị đầu độc thì nhân vật đầu tiên mà người ta nhớ tới là Alexander Litvinenko, một cựu điệp viên khác của Nga đã bị trúng độc tử vong ở London (Anh) năm 2006 sau khi uống chén trà nhiễm phóng xạ.
Litvinenko là cựu sĩ quan FSB chuyên về các tội ác có tổ chức. Tháng 11/1998, Litvinenko và một số sĩ quan FSB khác tố cáo cấp trên ra lệnh ám sát nhà tài phiệt Nga Boris Berezovsky. Litvinenko bị bắt, song được tuyên trắng án tháng 11/1999 và lại bị bắt một lần nữa trước khi những buộc tội lại bị hủy bỏ năm 2000. Ông cùng gia đình chạy đến London xin tị nạn. Livinenko qua đời ba tuần sau khi uống trà nhiễm phóng xạ. Xét nghiệm y khoa cho thấy Litvinenko đã chết do tác động mạnh bởi tia bức xạ alpha thoát ra từ đồng vị phóng xạ polonium 210, một đồng vị phóng xạ do Nga sản xuất nhằm mục đích thương mại nhưng được quản lý theo quy trình rất chặt chẽ vì đây là chất phóng xạ cực độc. Vì thế, ngay sau khi Litvinenko qua đời, mọi sự quy kết trách nhiệm đều đổ về phía Nga, cụ thể là một cựu sĩ quan KGB khác, Andrei K. Lugovoi. Người này một thời là đồng nghiệp của Litvinenko và chỉ trích gay gắt Litvinenko phản quốc, nhất khi ông ta đào tẩu sang Anh tị nạn năm 2000. Ngày 1/11/2006, Lugovoi đã sang Anh và có cuộc gặp riêng với Litvinenko tại khách sạn Thiên Niên Kỷ ở London. Các nhà điều tra Anh cho rằng, Lugovoi đã lén bỏ bột polonium vào thức uống của Litvinenko tại cuộc gặp. Tuy nhiên, Lugovoy không những phủ nhận mà còn tuyên bố nước Anh đang cố quấy nhiễu chính quyền Nga trước các cuộc bầu cử. Anh đòi dẫn độ Lugovoi sang Anh để điều tra, nhưng bị Nga từ chối. Và cũng vì nghi án này mà quan hệ ngoại giao Nga - Anh đã trở nên xấu đi.
- Phát biểu sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra cùng ngày 18/3, ông chủ Điện Kremlin Vladimir Putin lần đầu lên tiếng về vụ việc, nói rằng thật vô lý khi nghĩ Nga đã đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái. Tổng thống Nga cũng khẳng định, Nga đã phá hủy toàn bộ các loại vũ khí hóa học và vì thế Nga không có loại chất độc thần kinh mà Anh cáo buộc. Nếu loại chất độc này thực sự đã được sử dụng thì con số nạn nhân sẽ lớn hơn nhiều. - Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga ngày 17/3 cũng ra lệnh trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh ở nước này, tuyên bố họ là các nhân vật không được hoan nghênh và phải rời Nga trong vòng một tuần. Ngoài ra, phía Nga cũng hủy thỏa thuận lập và duy trì Tổng lãnh sự quán Anh ở St Petersburg. |
Trước khi chết, Litvinenko cũng cáo buộc Nga đứng sau âm mưu ám sát mình, nhưng phía Nga luôn phủ nhận. Các nhà điều tra Nga đã nói với Times rằng Litvinenko có thể đã bị đầu độc ở London sau khi một thỏa thuận làm ăn giữa ông và thế giới ngầm ở Nga đổ bể. Một nguồn tin an ninh cho biết: “Chúng tôi đang xem một danh sách dài những bạn bè và kẻ thù của Litvinenko kể từ khi ông ấy ở London”. Danh sách này bao gồm các tỉ phú, cựu điệp viên KGB và cả trùm mafia. 6 năm ở Anh, Litvinenko đã tạo cho mình không ít bạn bè lẫn kẻ thù. Litvinenko từng cố gắng tham gia những hợp đồng làm ăn béo bở, nhưng không thành. Vào ngày đổ bệnh, Litvinenko đang tìm cách làm trung gian cho một thỏa thuận khai thác dầu khí...
Mọi chuyện có lẽ đã được làm sáng tỏ sau khi WikiLeaks tiết lộ các bức điện ngoại giao mật được Đại sứ Mỹ tại các nước Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha gửi về Mỹ. Tuy nhiên, mọi hé lộ cũng không đủ bằng chứng xác định kẻ chủ mưu.
Boris Berezovsky
Tỷ phú Nga Boris Berezovsky có liên quan mật thiết đến chính giới, sống lưu vong ở Anh do bất đồng với chính quyền của Tổng thống Putin. Berezovsky được tìm thấy bị treo cổ trong nhà tắm năm 2013 tại nhà ở Berkshire, cách London một giờ xe. Cảnh sát tuyên bố đây là một vụ tự sát, nhưng Mỹ cho là vụ ám sát.
Đặc biệt là sau khi Berezovsky chết, các cộng sự của ông này cũng chết bí ẩn, trong đó có Scot Young, người từng lọt vào danh sách tỷ phú thế giới. Năm 2014, Young bị phát hiện chết mắc trên hàng rào sau khi ngã qua cửa sổ. Cảnh sát nhận định Young tự tử song tình báo Mỹ vẫn nghi ông ta bị giết. Trước đó, nhà tài phiệt Gruzia Badri Patarkatsishvili, đối tác kinh doanh của Berezovsky cũng chết vì đau tim năm 2008, mà theo các nguồn tin thì có thể do một chất độc gây ra...
Alexander Perepilichny
Doanh nhân Nga Perepilichny chạy sang Anh xin tị nạn năm 2009 sau khi hỗ trợ cuộc điều tra của Thụy Sĩ nhắm vào một vụ án rửa tiền của Nga.
Năm 2012, Perepilichny, 44 tuổi, bị phát hiện tử vong gần tư gia sang trọng bên ngoài London tháng 11/2012 do đột tử vì đau tim trong khi chạy bộ. Cú đột tử này khiến người ta nghi ngờ ông bị sát hại vì tất cả bằng chứng trước đó cho thấy ông có một sức khỏe rất tốt. Năm 2015, các nhà điều tra tuy không đưa ra kết luận dứt khoát về nguyên nhân cái chết của Perepilichny, nhưng trước đó có tin rằng tìm thấy dấu vết độc chất của cây Gelsemium (lá ngón) trong bao tử nạn nhân. Trước khi chết, nạn nhân có ăn một bát súp được nấu kiểu Nga. Và Nga cũng khẳng định không liên quan trong vụ này.
Vụ Skripal: Nga khẳng định không cáo buộc Thụy Điển Ngày 20/3, Đại sứ Nga tại Thụy Điển Victor Tatarintsev cho rằng, việc Moscow nhận định Thụy Điển có thể đã sản xuất một chất độc ... |
Vụ điệp viên Skripal: 23 nhà ngoại giao Nga rời Anh về nước Sáng 20/3 (theo giờ Anh), 23 nhà ngoại giao Nga đã rời Đại sứ quán Nga tại London ra sân bay để bay về nước theo ... |
Tổng thống Putin: Cáo buộc Moscow liên quan đến vụ Skripal là hoang tưởng Nga đã có những phản ứng đáp trả ngay sau tuyên bố của Anh và một số nước cho rằng Moscow phải chịu trách nhiệm ... |