‘Hố trọng lực’ kỳ bí ở Ấn Độ Dương

HOÀNG TRUNG HIẾU
Các nhà khoa học Ấn Độ công bố nghiên cứu về “hố trọng lực” kỳ lạ ở Ấn Độ Dương, nơi lực hấp dẫn của Trái đất ở mức thấp nhất và mực nước biển thấp hơn trung bình tới khoảng 100m.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mực nước biển giảm thấp xuống khoảng 100m trong một “hố trọng lực” trên Ấn Độ Dương. Ảnh minh họa.  (Nguồn: CNN)
Mực nước biển giảm thấp xuống khoảng 100m trong một “hố trọng lực” trên Ấn Độ Dương. Ảnh minh họa. (Nguồn: CNN)

“Hố trọng lực” bí ẩn này từng gây khó cho các nhà địa chất trong một thời gian dài. Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Ấn Độ ở Bengaluru (Ấn Độ) đã tìm ra lời giải thích cho sự hình thành của nó. Đó là do những dòng dung nham nóng chảy (magma) hình thành từ trong lòng Trái đất tạo ra.

Để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy tính mô phỏng lại sự hình thành của khu vực này vào thời điểm 140 triệu năm trước. Nhóm trình bày phát hiện này trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, trong đó nhắc tới một đại dương cổ đại nay đã không còn tồn tại.

Đại dương cổ biến mất

Mọi người thường nghĩ rằng Trái đất giống như một quả cầu hoàn hảo, tuy nhiên thực tế lại khác hẳn.

Đồng tác giả nghiên cứu, bà Attreyee Ghosh, nhà địa vật lý và phó giáo sư tại Trung tâm Khoa học Trái đất thuộc Viện Khoa học Ấn Độ cho biết: “Trái đất về cơ bản giống như một củ khoai tây sần sùi. Nó không phải là hình cầu, mà là hình elip, bởi vì khi hành tinh quay, phần giữa của nó phình ra ngoài”.

Trái đất không đồng nhất về mật độ và tính chất, có một số khu vực dày hơn những khu vực khác - điều này ảnh hưởng đáng kể đến bề mặt Trái đất và lực hấp dẫn khác nhau của Trái đất lên các điểm này.

Bà Ghosh giải thích, giả sử bề mặt Trái đất được phủ kín hoàn toàn bằng nước, trường hấp dẫn của hành tinh sẽ tạo ra những chỗ phình lên và những chỗ lõm xuống trên bề mặt đại dương tưởng tượng này. Những chỗ lồi và lõm trên bề mặt đại dương được gọi là geoid. Geoid là hình dạng bề mặt của đại dương giả định khi chỉ có ảnh hưởng của tương tác hấp dẫn của Trái đất và sự tự quay, mà không có những ảnh hưởng khác như thủy triều và gió. Các geoid có độ cao, thấp không đều nhau.

“Hố trọng lực” ở Ấn Độ Dương - tên chính thức là vùng trũng Geoid Ấn Độ Dương - vốn là điểm thấp nhất, cũng là điểm dị thường nhất trong vùng geoid đó. Nó tạo thành một vùng trũng hình tròn bắt đầu ngay ngoài mũi đất phía Nam của Ấn Độ và bao phủ khoảng 3 triệu km2. Sự tồn tại của “hố” này được nhà địa vật lý Felix Andries Vening Meinesz người Hà Lan phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948, trong một cuộc khảo sát trọng lực từ một con tàu. Từ đó đến nay, “hố trọng lực” vẫn được coi là bí ẩn.

“Đây là nơi có geoid thấp nhất trên Trái đất và vẫn chưa được giải thích chính xác”, bà Ghosh nói.

Để tìm ra câu trả lời, bà và nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính mô phỏng lại khu vực này vào 140 triệu năm trước, nhằm quan sát bức tranh toàn cảnh về mặt địa chất. Từ điểm xuất phát đó, nhóm đã thực hiện 19 cuộc mô phỏng, tái tạo sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo và những thay đổi của lớp đá nóng chảy trong lòng Trái đất trong 140 triệu năm qua.

Họ so sánh hình dạng của geoid thu được từ các mô phỏng trên máy tính với geoid thực sự của Trái đất thu được bằng các quan sát từ vệ tinh.

Tương lai chưa xác định

Yếu tố phân biệt các mô hình mô phỏng này là sự hiện diện của các dòng dung nham nóng chảy xung quanh vùng geoid thấp, cùng với cấu trúc lớp phủ ở vùng lân cận, chúng được cho là nguyên nhân hình thành “hố trọng lực”, bà Ghosh giải thích.

Các mô phỏng này được nhóm nghiên cứu cho chạy trên máy tính với các tham số khác nhau về mật độ của dòng chảy dung nham. Đáng chú ý là, ở những mô phỏng không có các đám khói do dòng chảy dung nham tạo ra, vùng geoid thấp không hình thành.

Những dòng chảy dung nham này bắt nguồn từ sự biến mất của một đại dương cổ đại khi vùng đất Ấn Độ trôi dạt và cuối cùng là va chạm với lục địa châu Á hàng chục triệu năm trước.

“140 triệu năm trước, vùng đất Ấn Độ nằm ở vị trí hoàn toàn khác ngày nay, và có một đại dương cổ đại nằm giữa Ấn Độ và châu Á. Mảnh đất Ấn Độ sau đó bắt đầu dịch chuyển dần về phía Bắc khiến đại dương cổ đại đó biến mất và khoảng cách giữa Ấn Độ và châu Á được thu hẹp lại”, bà cho biết.

Khi đại dương cổ đại chìm xuống bên trong lớp phủ vỏ Trái đất, nó có thể đã thúc đẩy sự hình thành các đám khói nóng, đưa vật chất có mật độ thấp lên đến gần bề mặt Trái đất hơn.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, vùng geoid thấp này đã được hình thành khoảng 20 triệu năm trước. Thật khó để nói liệu nó sẽ biến mất hay sẽ dịch chuyển đi chỗ khác trong tương lai.

Bà Ghosh nhận định: “Tất cả điều đó phụ thuộc vào cách những vùng dị thường này di chuyển trên Trái đất. Có thể nó sẽ tồn tại trong một thời gian rất dài. Nhưng cũng có thể, chuyển động của các mảng kiến tạo vỏ Trái đất sẽ tác động khiến nó biến mất trong vài trăm triệu năm nữa”.

Ông Huw Davies, giáo sư tại Trường khoa học Trái đất và môi trường tại Đại học Cardiff (Anh), người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, cho biết điều này “rất thú vị và sẽ khuyến khích những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này”.

Theo Tiến sĩ Alessandro Forte, giáo sư địa chất tại Đại học Florida ở Gainesville (Mỹ), có lý do chính đáng để thực hiện các mô phỏng trên máy tính nhằm xác định nguồn gốc của vùng geoid thấp trên Ấn Độ Dương. Ông đánh giá đây là một bước tiến mới. “Các nghiên cứu trước đây chỉ mô phỏng sự chìm xuống của các vật chất lạnh trong lòng Trái đất, chứ không mô phỏng các vật chất nóng nổi lên trên bề mặt hành tinh”.

Bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon - 'lá phổi xanh của Trái đất' để chống biến đổi khí hậu

Bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon - 'lá phổi xanh của Trái đất' để chống biến đổi khí hậu

Vai trò bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon của các quốc gia thuộc lưu vực Amazon có ý nghĩa sống còn đối với cuộc chiến ...

Lớp bùn biển tại Nhật Bản hé mở câu chuyện về tác động của con người lên Trái đất

Lớp bùn biển tại Nhật Bản hé mở câu chuyện về tác động của con người lên Trái đất

Nằm sâu dưới mặt nước biển tại Vịnh Beppu của Nhật Bản là các lớp trầm tích và bùn, tưởng chừng như không có gì ...

Trung Quốc phóng thành công lên quỹ đạo tên lửa hoạt động bằng khí methane

Trung Quốc phóng thành công lên quỹ đạo tên lửa hoạt động bằng khí methane

Công ty tên lửa tư nhân Landspace của Trung Quốc vừa phóng thành công lên quỹ đạo một tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu ...

Lời cảnh báo gắt của thiên nhiên

Lời cảnh báo gắt của thiên nhiên

Nhiệt độ trung bình của Trái đất đạt tới mức cao chưa từng thấy 17,18 độ C vào ngày 6/7, ngày thứ ba liên tiếp ...

Công ty Mỹ chờ giấy phép để thu hồi khoang tàu vũ trụ

Công ty Mỹ chờ giấy phép để thu hồi khoang tàu vũ trụ

Một công ty khởi nghiệp Mỹ vừa thực hiện sứ mệnh đầu tiên, thử nghiệm công nghệ sản xuất thuốc trong không gian vũ trụ, ...

(theo CNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động