Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Ts. Vũ Đăng Minh
Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, chịu đựng không ít thảm cảnh đau thương, mất mát... Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng khôn nguôi nhưng nhiều “gương mặt chiến tranh” khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hòa bình nóng

Một loạt sự kiện liên quan đến quản lý xung đột, tìm kiếm hòa bình ở Ukraine, Dải Gaza và các điểm nóng khác trên thế giới. Có thể kể đến, đề xuất 12 điểm của Trung Quốc về hòa bình ở Ukraine, hội nghị hòa bình Ukraine do Thụy Sỹ tổ chức và nhiều nước phương Tây bảo trợ, kế hoạch ngừng bắn 3 giai đoạn ở Dải Gaza của Tổng thống Mỹ Joe Biden…

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh
Khung cảnh hùng vĩ của khu nghỉ dưỡng Bürgenstock, ngoại ô thành phố Lucerne, nơi diễn ra Hội nghị hòa bình Ukraine vào ngày 15-16/6. (Nguồn: Keystone)

Lời kêu gọi chấm dứt xung đột, tìm kiếm giải pháp hòa bình vang lên ở diễn đàn Liên hợp quốc và nhiều hội nghị quốc tế, khu vực khác. Điều đó cho thấy hòa bình, ổn định của “ngôi nhà chung” là mối quan tâm lớn nhất của hành tinh và môi trường hòa bình, ổn định đang đứng trước nhiều thách thức. Ngoài xung đột ở Ukraine, cuộc chiến ở Dải Gaza, thì Biển Đông, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên… vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Đến nay, khoảng hơn 60 nước nhận lời đến Lucerne, Thụy Sỹ, nhưng vắng lãnh đạo ba quốc gia quan trọng nhất. Mỹ, Trung Quốc không tham gia ở cấp nguyên thủ hay đứng đầu chính phủ và Nga không được mời. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trách Mỹ thiếu trách nhiệm và cáo buộc Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn cản các nước tham dự. Hội nghị hòa bình ở Thụy Sỹ sẽ không khá hơn các lần trước, chủ yếu vẫn là diễn đàn kêu gọi ủng hộ Ukraine, lên án, gây sức ép với Nga.

Trung Quốc là một trong những nước có khả năng làm trung gian tổ chức đối thoại, tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Nga và nhiều nước tán thành đề xuất của Trung Quốc. Nhưng đa số nước phương Tây chỉ muốn Bắc Kinh gây sức ép với Moscow dừng chiến dịch quân sự đặc biệt.

Áp lực quốc tế với Israel ngày càng tăng, thêm nhiều quốc gia châu Âu công nhận Nhà nước Palestine. Tổng thống Israel Isaac Herzog ủng hộ kế hoạch của người đồng cấp Joe Biden. Phe đối lập trong chính phủ phản đối quyết liệt, khiến Thủ tướng Bennjamin Netanyahu chần chừ, tìm cách chỉnh sửa đề xuất của Mỹ. Israel đã hơn một lần không theo khuyên can của Mỹ. Đề xuất của ông chủ Nhà Trắng không đề cập việc thành lập nhà nước Palestine, cơ chế quản lý Dải Gaza. Hamas nghi ngại vì chưa thấy được bảo đảm vai trò trong tương lai. Với ảnh hưởng của Mỹ, áp lực quốc tế và cục diện chiến trường, sáng kiến của Tổng thống Joe Biden có thể buộc các bên chấp nhận nhưng cần điều chỉnh và quá trình còn nhiều bấp bênh, trục trặc.

Tại Đối thoại Shangri-La năm 2024, nhiều nước kêu gọi các nước lớn đề cao trách nhiệm giảm căng thẳng, quản lý xung đột, xây dựng lòng tin… Nhưng đại diện nước lớn chủ yếu khẳng định quan điểm của mình, phê phán, quy lỗi cho đối thủ. Không có một đột biến đáng kể nào. Các điểm nóng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Việc vãn hồi hòa bình ở các “thùng thuốc súng” vẫn mong manh, bấp bênh. Cộng đồng quốc tế chưa đủ cơ sở để yên tâm.

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh
Hòa bình là mục tiêu, khát vọng của nhân loại. (Nguồn: Pressenza)

Những “gương mặt chiến tranh”

Có những quan điểm khác nhau về tương lai ở các “thùng thuốc súng”. Nhiều học giả, chuyên gia, cả ở phương Tây nhìn nhận nguyên nhân sâu xa dẫn đến xung đột ở Ukraine là chiến lược vây ép Nga tứ phía của Mỹ và NATO, khiến Moscow không thể ngồi yên. Có người cho rằng khi Tổng thống Vladimir Putin lên cầm quyền, Mỹ và đồng minh tiến hành cuộc Chiến tranh lạnh mới để làm Nga suy yếu, tan rã. Cả Moscow và Kiev bị lôi vào cuộc chiến được bày sẵn.

Đằng sau xung đột ở Ukraine là cuộc chiến phức hợp/ủy nhiệm giữa Mỹ, phương Tây với Nga. Tránh đưa quân tham chiến trực tiếp, Mỹ dùng đô la, vũ khí và lôi kéo đồng minh NATO ở châu Âu can dự, hỗ trợ Ukraine, quyết không để Nga thắng. Phối hợp với chiến trường Ukraine, Mỹ tiếp tục thế vây ráp Nga bằng cách làm suy yếu ảnh hưởng của Moscow, gia tăng hiện diện, can dự ở Armenia, Moldova và một số nước khác. Đây là nhân tố chính quyết định diễn tiến, kết cục xung đột ở Ukraine và sau đó.

Trước các đòn tấn công mạnh mẽ gần đây của Moscow, Mỹ và NATO dấn sâu hơn, không ngại vượt “lằn ranh đỏ”, “bật đèn xanh” cho Kiev sử dụng vũ khí hiện đại, tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga, gồm cả mục tiêu là “mắt thần” của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược; đưa binh sĩ đến Ukraine dưới danh nghĩa cố vấn, nhân viên kỹ thuật và đơn vị của từng quốc gia thành viên. Thậm chí có ý kiến đề xuất lập vùng cấm bay, triển khai quân đội dọc biên giới giữa Ukraine và Nga… Ba Lan sẵn sàng cho Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ, rút ngắn tầm bắn đến Nga.

Moscow cảnh báo Mỹ, NATO đừng đùa với lửa, chớ khởi xướng Thế chiến III; sẵn sàng đáp trả bằng đòn tấn công bất ngờ; các quốc gia NATO ở châu Âu diện tích nhỏ, khó tránh khỏi tổn thất lớn. Mạnh hơn, ông Dmitry Suslov, thành viên Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng đề xuất tiến hành vụ nổ thử bom hạt nhân dằn mặt đối thủ.

Nhiều “lằn ranh đỏ” đã bị vi phạm, nhưng Nga vẫn dừng ở cảnh báo, răn đe, chưa có hành động đáp trả mạnh mẽ như tuyên bố. Tình thế chưa đến mức và cũng khó kiểm soát tình hình khi chơi “đòn tất tay”. Thực tế Nga không muốn đối đầu trực tiếp với Mỹ và NATO, trừ khi rơi vào thế không còn đường lùi.

Trong bối phức tạp đó, cuộc chiến tranh phức hợp/ủy nhiệm với tâm điểm là chiến trường Ukraine có thể diễn ra theo các kịch bản/phương án sau:

Thứ nhất, Nga thất bại chiến lược trên chiến trường, rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị, dẫn đến tan rã, như Mỹ, NATO từng tuyên bố năm 2023. Xác suất xảy ra kịch bản này rất nhỏ. Bởi như tuyên bố của Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev “không ai có thể đánh bại một cường quốc hạt nhân trong các cuộc xung đột lớn có ý nghĩa quyết định số phận của họ”. Nhiều học giả cả hai phía cũng đồng tình.

Thứ hai, Nga giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, cơ bản thực hiện đầy đủ các mục tiêu chiến lược của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Mỹ và NATO bằng mọi cách có thể, quyết không để xảy ra kịch bản này, nên xác suất cũng nhỏ.

Thứ ba, chiến tranh phức hợp/ủy nhiệm bùng phát thành cuộc chiến tổng lực quy mô lớn. Mỹ, NATO không muốn đối đầu trực tiếp với Nga và nghĩ rằng Nga sẽ không dại dột tấn công bằng mọi loại vũ khí chiến lược vào các nước NATO. Tuy nhiên, nhiều bài học cho thấy, chiến tranh có thể nổ ra từ những tính toán chiến lược, dựa trên tin tình báo, nhận định sai lầm. Một bên cho rằng cần đánh đòn phủ đầu hủy diệt đối phương trước, khiến họ trở tay không kịp. Do đó, kịch bản đen tối này vô cùng khó xảy ra nhưng cũng không thể loại trừ hoàn toàn.

Thứ tư, cục diện chiến trường có phần nghiêng về một bên, nhưng cơ bản ở thế giằng co; các bên cùng bị tổn thất lớn, buộc phải tính chuyện đàm phán chấm dứt xung đột. Thực tế, các bên đều tính đến kịch bản/phương án này và đang nỗ lực giành lợi thế cao nhất có thể trên chiến trường. Cái khó là điều kiện đặt ra và mức độ thỏa hiệp của các bên, nhưng vẫn là phương án khả dĩ nhất. Kịch bản này xảy ra, sớm nhất phải sau bầu cử Tổng thống Mỹ và quá trình đàm phán có thể kéo dài. Sau kịch bản thứ tư, có thể lại là một cuộc Chiến tranh lạnh kiểu mới giữa Mỹ, phương Tây với Nga.

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh
Đoàn người chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại San Francisco, Mỹ ngày 14/11/2023. (Nguồn: The Chronicle)

Ngoài ra, chiến tranh còn có thể mang một “gương mặt khác”. Đó là Chiến tranh lạnh thế hệ 2.0 giữa Mỹ và Trung Quốc. Cái khác nhất so với Chiến tranh lạnh lần thứ nhất là tập trung vào lĩnh vực kinh tế, thương mại và công nghệ. Một số học giả cho rằng nó đang hiện hữu và tùy theo bối cảnh mà diễn biến phức tạp với hình thức, mức độ khác nhau, lúc căng, lúc chùng.

Mỹ xác định Trung Quốc mới là đối thủ lớn nhất, có sức mạnh, khả năng cạnh tranh ngôi vị số một của mình. Họ cạnh tranh, đấu tranh, đối đầu căng thẳng nhưng cũng cần hợp tác trong một số lĩnh vực. Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần khẳng định: Mỹ và Trung Quốc là đối tác, không phải đối thủ; thế giới đủ lớn để cả Bắc Kinh và Washington cùng nhau thịnh vượng. Nhưng chia phần miếng bánh không hề đơn giản vì ai cũng tham vọng lớn.

Giữa hai cường quốc hàng đầu có vật cản rất lớn ở eo biển Đài Loan. Trung Quốc quyết thống nhất về một mối. Mỹ không dễ từ bỏ “con chốt” lợi hại. Có chuyên gia liên tương mức độ nguy hiểm của vấn đề Đài Loan với vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962, suýt dẫn đến cuộc chiến tranh thảm khốc giữa Mỹ và Liên Xô. Nhiều người hy vọng hai nước lớn có trách nhiệm quản lý xung đột, không để điều tồi tệ nhất xảy ra, không ai lợi lộc gì.

***

Hòa bình là xu thế, khát vọng của nhân loại, nhưng nhiều “gương mặt chiến tranh” khiến cho một số khu vực vẫn nóng; hòa bình, ổn định ở đó vẫn mong manh, bấp bênh.

Hy vọng hòa bình: Bürgenstock và Hội nghị Ukraine

Hy vọng hòa bình: Bürgenstock và Hội nghị Ukraine

Trên bờ hồ Lucerne thơ mộng, khu nghỉ dưỡng Bürgenstock sẽ trở thành tâm điểm của thế giới khi Hội nghị hòa bình Ukraine diễn ...

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Thảm họa vũ khí hạt nhân đã, đang và mãi là nỗi ám ảnh khủng khiếp của nhân loại. Gần đây, dường như vấn đề ...

Ngày bận rộn của Tổng thống Ukraine tại Singapore

Ngày bận rộn của Tổng thống Ukraine tại Singapore

Ngoài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp Tổng thống và Thủ tướng Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng ...

Động thái mới, chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Putin và quan hệ Nga-Trung dưới góc nhìn quốc tế

Động thái mới, chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Putin và quan hệ Nga-Trung dưới góc nhìn quốc tế

Giai đoạn mới, bối cảnh mới, đối phương thay đổi, tất yếu Nga phải điều chỉnh để tiếp tục trụ vững, phát triển. Xứ bạch ...

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng mà ông coi là 'đáng kinh ngạc' của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 20/11. Lịch âm 20/11/2024? Âm lịch hôm nay 20/11. Lịch vạn niên 20/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi hôm nay 20/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Xem tử vi 20/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Ngày 19/11, Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng và bế mạc Hội nghị ...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Hai Phó Thủ tướng đánh giá cao đà phát triển tốt đẹp và tiến triển thực chất trong quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam ...
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động