Vấn đề Biển Đông 'nóng' tại Đối thoại Shangri-La, đề cập 'lằn ranh đỏ' nhưng vẫn muốn tạo dựng lòng tin

Hà Phương
Vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề quan trọng "chiếm sóng" Đối thoại Shangri-La vừa qua tại Singapore. Trong khuôn khổ Đối thoại lần này, Philippines, Trung Quốc và Mỹ - những nước gần đây có căng thẳng trực tiếp tại Biển Đông đã bày tỏ lập trường, quan điểm của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
a
Tổng thống Philippines nhấn mạnh vấn đề Biển Đông trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2024 ngày 31/5. (Nguồn: AP)

Philippines cam kết với trật tự dựa trên luật lệ

Biển Đông là từ khóa thông suốt trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Tổng thống Philippines nhấn mạnh cam kết đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương mang tính xây dựng. Đồng thời, ông khẳng định vai trò quan trọng của tuyến đường thủy trên Biển Đông đối với thương mại toàn cầu.

Tổng thống Marcos khẳng định Philippines và các nước Đông Nam Á khác có tầm nhìn về “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” ở Biển Đông, nhưng điều này đang bị suy yếu bởi các bên khác.

“Không may là tầm nhìn này đến nay vẫn là thực tế xa vời. Các hành động bất hợp pháp, chèn ép, gây hấn tiếp tục vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác”, ông nói.

Đồng thời, Tổng thống Marcos cho biết sự hiện diện của Mỹ “rất quan trọng đối với hòa bình khu vực”.

Cuối bài phát biểu, ông Marcos khẳng định, an ninh ở Biển Đông, nơi mà khối lượng thương mại khổng lồ của thế giới được vận chuyển qua, là vấn đề toàn cầu.

Tham dự sự kiện Shangri-La 2024, TS. Ngô Di Lân (Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam) cho biết sự kiện năm nay trở nên đặc biệt một phần vì tình hình rất "nóng" trên thực địa giữa Trung Quốc và Philippines cũng như trùng với cuộc bầu cử tại Mỹ, chưa kể hai cuộc xung đột diễn ra ở châu Âu (Ukraine-Nga) và Trung Đông (Israel- Hamas).

Theo TS. Ngô Di Lân, Shangri-La là sự kiện hữu ích để liên tục đánh giá, cập nhật một cách khách quan, đa chiều về tình hình cạnh tranh Mỹ - Trung nói chung cũng như các diễn biến mới nhất ở Biển Đông nói riêng.

Sau đó, khi một phóng viên hỏi Tổng thống Marcos rằng liệu một quốc gia khác có bị coi là vượt qua "ranh giới đỏ" nếu tàu hải cảnh của họ khiến công dân Philippines thiệt mạng bằng vòi rồng hay không.

Ông Marcos trả lời: “Điều đó rất gần với những gì chúng tôi định nghĩa là hành động chiến tranh. Khi chúng ta vượt qua sông Rubicon, đó có phải là ranh giới đỏ không? Gần như chắc chắn là như vậy".

Những đánh giá của Tổng thống Philippines được đưa ra trong bối cảnh số lượng cuộc chạm trán giữa tàu công vụ Philippines và Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp xảy ra thường xuyên hơn trong năm qua và ngày càng căng thẳng.

Hải cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động "vùng xám", như sử dụng vòi rồng và đâm va để ngăn chặn các tàu Philippines tuần tra và tiếp tế. Bắc Kinh cũng triển khai đội tàu cá mà Philippines và các đồng minh gọi là đội dân quân biển.

Ông Collin Koh, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nhận định chính những phát biểu liên quan đến Biển Đông của ông Marcos đã khiến vấn đề này trở thành chương trình nghị sự “nóng” trong khuôn khổ Đối thoại lần này.

Cũng trong khuôn khổ Đối thoại, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đưa ra những quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Đáng chú ý, Bắc Kinh tuyên bố chỉ có một trật tự, đó là trật tự dựa trên luật quốc tế.

Bộ trưởng Trung Quốc nói rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng làm việc với quân đội các nước khác trên thế giới vì sự hợp tác và phát triển hòa bình. "Chúng ta cần xây dựng một khuôn khổ mở rộng và minh bạch cho hợp tác khu vực, dựa trên sự bình đẳng và không bị can thiệp", ông Đổng Quân phát biểu.

a
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân trong cuộc gặp song phương bên lề Đối thoại Shangri-La vào ngày 31/5. (Nguồn: Reuters)

Quản lý cạnh tranh Mỹ-Trung

Cuộc gặp trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân bên lề Đối thoại Shangri-La thu hút sự quan tâm của dư luận. Cũng tại cuộc gặp nay, hai bên trao đổi những lập trường xung quanh tình hình Biển Đông.

Theo thông cáo của Lầu Năm Góc về cuộc gặp, ông Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là ở Biển Đông.

Về phần mình, ông Đổng Quân đáp lại rằng Mỹ đang gây căng thẳng tại khu vực thông qua hiện diện quân sự.

Đây là lần gặp mặt trực tiếp đầu tiên của hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Trung Quốc sau 18 tháng. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với Reuters, cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng lần này còn đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc mở ra các đường dây liên lạc giữa hai nước.

Nhận định về quan hệ Mỹ-Trung tại Biển Đông, trong khuôn khổ Đối thoại lần này, Tổng thống Philippines Marcos cho rằng, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây bất ổn ở Đông Nam Á, đồng thời kêu gọi Washington và Bắc Kinh nỗ lực hơn nữa để giải quyết mâu thuẫn.

“Sự cạnh tranh của họ đang hạn chế lựa chọn chiến lược của các quốc gia trong khu vực, làm trầm trọng thêm những điểm nóng và tạo ra tình thế khó xử về an ninh mới”, ông Marcos nói.

Nhà lãnh đạo Philippines cho rằng sự ổn định của khu vực này đòi hỏi Trung Quốc và Mỹ phải quản lý mối quan hệ cạnh tranh của hai nước một cách có trách nhiệm.

Trước đó, nhận định về cuộc gặp Mỹ-Trung bên lề Đối thoại, Giáo sư luật quốc tế tại Đại học Singapore Eugene Tan cho rằng, không mong đợi đột phá lớn từ cuộc hội đàm Mỹ-Trung tại Shangri-La, nhưng điều quan trọng là hai bên tiếp xúc trực tiếp để "hạ nhiệt" những căng thẳng song phương.

"Đối thoại Shangri-La thực sự đang mang lại cơ hội cho những bước tiến nhỏ trong việc xây dựng lòng tin và sự tin cậy", ông Tan nói chia sẻ với Channel News Asia.

Nhật Bản, Australia đồng điệu

Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La năm nay có một phiên thảo luận về hợp tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển ở Biển Đông và các vùng biển khác. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản lần đầu tiên tham dự phiên thảo luận này cùng với lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ và Philippines.

Theo Japan Today, Nhật Bản đang tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Manila và Bắc Kinh khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Trước những diễn biến này, các chuyên gia cho rằng Tokyo nên có cách tiếp cận thận trọng khi khu vực tìm cách cân bằng các chương trình nghị sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.

Thời gian qua, Nhật Bản đã tham gia các nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với Philippines. Nhà nghiên cứu Evan Laksmana, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, cho biết việc Tokyo theo đuổi hợp tác an ninh lớn hơn với Manila và các nước khác trong khu vực được hoan nghênh vì các quốc gia trong khu vực cần có sự đa dạng về đối tác, chứ không chỉ liên kết với Mỹ hay Trung Quốc.

Tokyo đã tham gia các cuộc tập trận hàng hải chung với Philippines, Mỹ và Australia ở Biển Đông. Tháng 4, Thủ tướng Kishida Fumio tham gia hội nghị thượng đỉnh ba bên lần đầu tiên với Tổng thống Philippines Marcos và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington.

Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần này, Australia đã bày tỏ những lập trường quan trọng đối với vấn đề Biển Đông. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles yêu cầu đàm phán quân sự với Trung Quốc và khẳng định những cam kết hợp tác với Philippines.

Thời gian qua, Australia đã tăng cường sự hiện diện trong khu vực và tiến hành cuộc tập trận đổ bộ chung với Philippines tại đảo Palawan – được coi là cuộc tập trận lớn nhất bên ngoài biên giới của Australia năm ngoái.

Australia cho rằng các cuộc chạm trán gần đây với quân đội Trung Quốc không hề an toàn. Bộ trưởng Quốc phòng Australia đã thảo luận vấn đề này với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bên lề Đối thoại.

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La chủ đề “Thực thi pháp luật trên biển và xây dựng lòng tin” vào chiều 1/6, đại diện đoàn Việt Nam, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và xây dựng lòng tin trong ứng phó với các thách thức an ninh biển, đồng thời đề xuất 3 giải pháp để tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển, gồm: Tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và pháp luật của các nước; thúc đẩy các sáng kiến để xử lý hiệu quả các thách thức an ninh biển; xây dựng lòng tin trong thực hiện các văn bản hợp tác đã ký kết và trong xây dựng các văn bản hợp tác mới. Bài phát biểu của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được diễn đàn đón nhận tích cực.
Phản ứng của Việt Nam về các hành vi vi phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa

Phản ứng của Việt Nam về các hành vi vi phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa

Chiều 23/5, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt trả lời các câu hỏi của phóng viên về ...

Bắc Kinh chỉ trích London vì vi phạm quyền hợp pháp của công dân Trung Quốc

Bắc Kinh chỉ trích London vì vi phạm quyền hợp pháp của công dân Trung Quốc

Trung Quốc cáo buộc Anh có những cáo buộc sai trái, "kỳ thị bừa bãi" và bắt giữ tùy tiện đối với công dân nước ...

Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông

Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông

Việc làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông đều không đem lại lợi ích cho Trung Quốc và Philippines, thậm chí hai nước còn ...

Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Trải qua 20 kỳ, Đối thoại Shangri-La trở thành thương hiệu uy tín, diễn đàn hàng đầu trao đổi, thảo luận về các thách thức ...

Vấn đề Biển Đông 'nóng' tại các diễn đàn khu vực, chuyên gia đánh giá là nút thắt lớn nhất của quan hệ Mỹ-Trung

Vấn đề Biển Đông 'nóng' tại các diễn đàn khu vực, chuyên gia đánh giá là nút thắt lớn nhất của quan hệ Mỹ-Trung

Thời gian qua, Biển Đông luôn là chủ đề nóng trong các cuộc hội đàm, thảo luận hay hội nghị khu vực, dù là giữa ...

(theo AP, Reuters, Japan Today, Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu

Ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu

Sự ra đời của Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu động viên chị em người Việt chung tay quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp ...
Trung Quốc muốn nâng cấp quan hệ với Ai Cập, sẵn sàng hợp tác với LHQ thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới

Trung Quốc muốn nâng cấp quan hệ với Ai Cập, sẵn sàng hợp tác với LHQ thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới

Hội đàm với người đồng cấp Ai Cập tại New York, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết Bắc Kinh muốn nâng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ...
Mỹ và Ấn Độ hợp tác sản xuất chip: SCMP

Mỹ và Ấn Độ hợp tác sản xuất chip: SCMP

Theo tờ SCMP, các chuyên gia cho biết thỏa thuận quan trọng về sản xuất chip sẽ mở đường cho Ấn Độ định hình lại vai trò của mình trong ...
Nga nói có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, phương Tây cảnh báo Ukraine rằng Moscow 'đang chuẩn bị'

Nga nói có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, phương Tây cảnh báo Ukraine rằng Moscow 'đang chuẩn bị'

Việc phương Tây cho phép Ukraine tấn công bằng vũ khí tầm xa sâu trong lãnh thổ Nga là cơ sở cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân theo ...
Ukraine lại tố Nga không kích bệnh viện gây thương vong

Ukraine lại tố Nga không kích bệnh viện gây thương vong

Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Igor Klymenko thông báo, ngày 28/9, Nga đã không kích vào một bệnh viện ở thành phố Sumy của Ukraine, ít nhất 6 người thiệt ...
Trung Quốc chỉ còn chậm hơn 6 tháng về AI và Hoa Kỳ cần phải hành động nhanh hơn

Trung Quốc chỉ còn chậm hơn 6 tháng về AI và Hoa Kỳ cần phải hành động nhanh hơn

Nhà đầu tư công nghệ, doanh nhân và tỷ phú người Ấn Độ đã chia sẻ về triển vọng của AI, lý do tại sao Hoa Kỳ cần phải hành ...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động