Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông

Vy Anh
Việc làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông đều không đem lại lợi ích cho Trung Quốc và Philippines, thậm chí hai nước còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ về địa chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. (Nguồn: AP)

Trong một bài phân tích đăng tải trên South China Morning Post ngày 28/5, Giáo sư Richard Javad Heydarian (chuyên gia phân tích chính trị - giảng dạy tại Đại học La Salle, Philippines, người có kinh nghiệm trong nghiên cứu về Biển Đông) đã đánh giá căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời có những nhận định về chính sách của cả hai nước trước cục diện hiện nay. Báo Thế giới&Việt Nam lược dịch bài phân tích.

Áp lực ngày càng lớn

Gần đây, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nhấn mạnh rằng việc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông là “điều cuối cùng chúng tôi muốn”. Khi được hỏi liệu Manila có áp dụng các chiến thuật như vòi rồng mà Trung Quốc đã sử dụng, ông Marcos cho rằng việc sử dụng vòi rồng sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và bác bỏ ý kiến này.

Tin liên quan
Việt Nam quan ngại sâu sắc trước diễn biến leo thang căng thẳng tại Trung Đông Việt Nam quan ngại sâu sắc trước diễn biến leo thang căng thẳng tại Trung Đông

Trong những tháng gần đây, lực lượng hàng hải Trung Quốc đã liên tục chĩa vòi rồng vào các lực lượng Philippines làm nhiệm vụ tuần tra và tiếp tế ở Biển Đông. Manila đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc áp dụng các biện pháp đối phó mạnh mẽ hơn.

Để củng cố vị thế của mình, Philippines đã gia nhập một liên minh mới nổi có tên gọi là “Squad” với Mỹ, Australia và Nhật Bản để đối trọng với Trung Quốc. Philippines mở rộng phạm vi các cuộc tập trận quân sự hàng năm với các đồng minh phương Tây.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc Philippines nghiêng về phía Mỹ có thể gây nguy hiểm cho quyền tự chủ chiến lược của Manila và khiến Trung Quốc càng quyết đoán hơn nữa cũng như một số nước trong khu vực lo ngại về một cục diện “chiến tranh Lạnh mới”.

Đối với Trung Quốc, các hành động ở Biển Đông sẽ ảnh hưởng lớn tới danh tiếng là một bên có trách nhiệm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, qua đó đẩy nhanh sự hiện diện ngày càng mở rộng của Mỹ ở Philippines. Đáng lo ngại hơn, Bắc Kinh với Washington có thể gây ra xung đột tại vùng biển trọng yếu này.

Ở một kịch bản xấu hơn, tình trạng leo thang căng thẳng mất kiểm soát có thể dẫn tới tổn thất chung, đặc biệt khi các bên cố gắng giành lợi thế và không thể quản lý hòa bình các xung đột vốn đã phức tạp. Đã đến lúc Philippines và Trung Quốc phải nỗ lực theo đuổi xu hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp, thay vì dựa vào sức mạnh quân sự cũng như sự không khoan nhượng trên mặt trận ngoại giao.

Giải quyết hòa bình tranh chấp, tránh tính toán sai lầm

Thật dễ dàng nhận thấy tình trạng rắc rối trong quan hệ Philippines-Trung Quốc. Trong bối cảnh các tranh chấp hàng hải ngày càng gia tăng, các kênh ngoại giao đang bị vô hiệu hóa.

Vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên công bố điều mà nước này gọi là thỏa thuận bất thành văn năm 2016 với Philippines về quyền tiếp cận Bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Cụ thể, trong thông cáo đăng trên trang web Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila ngày 2/5, Đại sứ quán Trung Quốc đề cập “thỏa thuận đặc biệt tạm thời” giữa hai nước đã được Tổng thống Philippines khi đó là ông Rodrigo Duterte đồng ý trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2016.

Trong bối cảnh bế tắc ngoại giao, chính quyền Tổng thống Marcos đang thúc đẩy hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với các đồng minh truyền thống. Tháng trước, ông Marcos đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên với những người đồng cấp Nhật Bản và Mỹ tại Nhà Trắng.

Trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đã gặp các lãnh đạo quốc phòng 4 bên với Australia, Nhật Bản và Mỹ tại Hawaii. Trong những tháng tới, 4 bên sẽ tăng cường khả năng tương tác hải quân và tiến hành tuần tra chung thường xuyên ở Biển Đông.

Cơ quan quốc phòng Philippines cũng đang thúc đẩy hợp tác an ninh mở rộng, bao gồm các thỏa thuận theo hình thức lực lượng thăm viếng với Nhật Bản và Pháp.

Mặc dù mang tính chất phòng thủ nhưng cách tiếp cận này cũng có thể làm suy yếu quyền tự chủ chiến lược của Philippines. Không những vậy, bản thân Mỹ cũng đang có nhiều mối quan tâm đối ngoại lớn khác như xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông và cuộc bầu cử Mỹ sắp tới vẫn chưa thể chắc chắn ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng.

Hơn nữa, tuy Nhật Bản có “quan hệ đối tác toàn cầu” với Mỹ nhưng nước này cũng phải đối mặt với tình trạng trì trệ về kinh tế và nhân khẩu học, đồng thời khó có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho Philippines. Đối với Australia, những tranh cãi xung quanh dự án tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Washington và London cũng là những điều Manila cần lưu tâm.

Tuy nhiên, nếu duy trì hiện trạng quan hệ như hiện nay cũng tồn tại nhiều nguy cơ, làm gia tăng mối lo ngại quốc tế, tăng rủi ro trong đụng độ và va chạm trên biển, rất có khả năng tạo ra một cuộc đối đầu vũ trang tại Biển Đông.

Nhìn chung, rõ ràng Trung Quốc cần xem xét lại cách tiếp cận của mình với Philippines nhằm giảm căng thẳng và đạt được các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp. Về phần mình, chính quyền Tổng thống Marcos nên bảo đảm có các kênh duy trì đối thoại rõ ràng Trung Quốc, tăng cường tự chủ chiến lược và tích cực cùng ASEAN theo đuổi một trật tự khu vực ổn định và toàn diện.

Trung Quốc và AUKUS: Căng thẳng còn ở phía trước

Trung Quốc và AUKUS: Căng thẳng còn ở phía trước

Phó Giáo sư Jian Zhang, Đại học New South Wales (Australia) nhận định, hành động gần đây của Trung Quốc báo hiệu về thái độ ...

Chuyên gia Australia: Canberra đồng hành cùng Washington phản ứng trước các ý đồ của Bắc Kinh tại Biển Đông

Chuyên gia Australia: Canberra đồng hành cùng Washington phản ứng trước các ý đồ của Bắc Kinh tại Biển Đông

Biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng với lợi ích quốc gia của Australia, Canberra khẳng định tiếp tục củng cố UNCLOS 1982 ...

Phản ứng 'gắt' với động thái của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ và Philippines tuyên bố tập trận chung quy mô lớn

Phản ứng 'gắt' với động thái của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ và Philippines tuyên bố tập trận chung quy mô lớn

Bày tỏ quan ngại với các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ và Philippines đã thông tin về cuộc tập ...

Chuyên gia phân tích tính toán mới của Trung Quốc trên Biển Đông, đoán định nguy cơ 'cọ xát' Mỹ-Trung

Chuyên gia phân tích tính toán mới của Trung Quốc trên Biển Đông, đoán định nguy cơ 'cọ xát' Mỹ-Trung

Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, việc Trung Quốc gia tăng triển khai tàu ngầm trên Biển Đông có thể làm tăng cọ xát ...

Chuyên gia: Không loại trừ khả năng Australia tấn công căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Chuyên gia: Không loại trừ khả năng Australia tấn công căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Nếu một đối thủ tiềm năng như Trung Quốc phát triển một số căn cứ quân sự ở Biển Đông, điều mà nước này đã ...

(theo South China Morning Post)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động