TIN LIÊN QUAN | |
Tặng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chính quyền Mimasaka, Nhật Bản | |
Tọa đàm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Romania |
Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm Tổ chức UNESCO tại Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24, năm 1987 tại Pháp, ra Nghị quyết số 24C/18.65 - khuyến nghị các nước thành viên tiến hành các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà Văn hóa kiệt xuất”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Nghị quyết khuyến nghị các nước thành viên tiến hành các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà Văn hóa kiệt xuất” nhằm “làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người”, đồng thời thông qua việc kỷ niệm này “trên phạm vị quốc tế, góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới”.
Lễ kỷ niệm do Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao), phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội đồng tổ chức.
Tham dự buổi Lễ có ông Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội cắt băng khai trương triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”.
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Khoảng 150 đại biểu, trong đó có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành liên quan, các nhân chứng lịch sử đã đưa ra ý tưởng và phối hợp cùng UNESCO thông qua Nghị quyết; các Giáo sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong cả nước… cùng hơn 50 Đại sứ, Đại biện và đại diện các Cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã tham dự Lễ mít tinh, Triển lãm và Tọa đàm; hơn 20 cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam và ngoài nước đã đến đưa tin.
Nghị quyết C24/18.65 của UNESCO là một văn kiện đặc biệt của tổ chức được mệnh danh là đại diện cho trí tuệ và lương tri của nhân loại nhằm tổ chức kỷ niệm, tưởng nhớ về những nhân vật “đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và các đại biểu tham quan Triển lãm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Nghị quyết khẳng định “Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” và nhấn mạnh “những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau”.
Phát biểu tại Lễ mít tinh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá: “Quyết định đó của UNESCO có giá trị lớn lao, là sự ghi nhận của thế giới, của Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế toàn cầu lớn nhất - đối với những giá trị cao đẹp của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân cao quý nhất, xuất sắc nhất” và coi đó “còn là nguồn cổ vũ lớn lao, là biểu hiện của tình cảm bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cùng phấn đấu vì những giá trị chung cao đẹp của nhân loại tiến bộ”.
(Ảnh: Tuấn Anh) |
Phó Thủ tướng nhấn mạnh “với khát vọng ‘không có gì quý hơn độc lập, tự do’, bằng những cống hiến về tư tưởng cũng như về thực tiễn chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giải phóng các dân tộc bị áp bức, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới…[và] đã góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy” .
Đối với đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nhân loại trong lĩnh vực văn hóa, Phó Thủ tướng nêu rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh “là nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của nhân dân Việt Nam với những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục các thế hệ con người Việt Nam mới, giúp cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của cả dân tộc. Sự nghiệp đó gắn liền với sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, hướng về dân tộc, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
(Ảnh: Tuấn Anh) |
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, góp phần vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì hoà bình và phát triển bền vững… sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần vào sự phát triển của các giá trị quý báu chung của nhân loại, cùng tìm kiếm các giải pháp thoả đáng cho những khác biệt trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng, phát triển cùng có lợi.
Trong quan hệ với UNESCO, Phó Thủ tướng chỉ đạo, Việt Nam cũng sẽ cùng các thành viên của cộng đồng quốc tế thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương UNESCO, cùng nhau thực hiện tốt các Mục tiêu Phát triển bền vững, góp phần vào việc thực hiện các mảng công tác quan trọng của UNESCO. Điều đó là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế, và cũng sẽ là hành động thiết thực phù hợp với tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Ảnh: Tuấn Anh) |
* Trong khuôn khổ các hoạt động, các đại biểu đã tham gia Tọa đàm quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân thế giới”.
Các tham luận góp phần tiếp tục nêu rõ hơn về con người và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như vai trò và đóng góp của Người đối với tiến trình phát triển của nhân loại. Nhiều phát biểu nêu bật tình cảm sâu sắc của nhân dân thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; một số phát biểu ôn lại sự kiện ra đời của Nghị quyết 24C/18.65 của UNESCO và các hoạt động kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam và tại các nước trên thế giới.
Triển lãm tư liệu “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất” gồm 3 phần: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc; Hồ Chí Minh - Nhà Văn hóa kiệt xuất; Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại sẽ được mở đến hết ngày 10/12/2017 tại Đường Xoài, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Triển lãm ảnh và Hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bulgaria Ngày 30/10, tại Sofia đã diễn ra Triển lãm ảnh và Hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới sự đồng chủ trì của ... |
Ánh sáng từ “Đường Kách mệnh” Là tên của cuộc trưng bày vừa khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản, Hà Nội) nhân kỷ niệm ... |
Hội thảo về tư tưởng Hồ Chí Minh tại Bangladesh Ngày 24/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh đã phối hợp với Viện Nawab Salimullah tổ chức hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí ... |
Khánh thành trường học mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mông Cổ Vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Đoàn Thị Hương đã dự Lễ cắt băng khánh thành trường Thực nghiệm quốc gia hàng ... |