Lượng hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm do căng thẳng địa chính trị. (Nguồn: CNBC) |
Điều này xảy ra khi các nước phương Tây chuyển hoạt động sản xuất, kinh doanh ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Theo chỉ số hồi hương sản xuất của công ty tư vấn quản lý Kearney có trụ sở tại Chicago, những nỗ lực của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng như của những công ty nhập khẩu dễ chịu tác động của giá cả đang khiến hoạt động thương mại chuyển hướng sang các nước có chi phí thấp hơn ở châu Á.
Một quốc gia Trung Mỹ tìm cách 'xâm nhập' thị trường Trung Quốc, nỗ lực đem về thỏa thuận thương mại tự do |
Tin liên quan |
Theo ông Patrick Van den Bossche, một trong những tác giả của báo cáo, vào cuối năm 2023, tỷ trọng của Trung Quốc trong lượng hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á có chi phí thấp, trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ giảm xuống dưới 50%.
Washington và Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Trung Quốc chiếm 50,7% lượng hàng chế tạo mà Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á trong năm ngoái, so với mức gần 70% vào năm 2013.
Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ giảm, Ấn Độ, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia góp phần làm gia tăng tỷ trọng hàng hóa từ châu Á mà người Mỹ tiêu thụ.
Việc các công ty chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc ban đầu là do chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump, cũng như tình trạng thiếu lao động tại Trung Quốc khiến lương và chi phí tăng.
Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm mạnh hơn dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Ông Van den Bossche tiết lộ: "Các quy định mới của Mỹ là Đạo luật giảm lạm phát và Đạo luật CHIPS và Khoa học với việc khuyến khích các nhà sản xuất chip chuyển hoạt động về nước đã tiếp tục khiến các công ty tăng cường rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc, chuyển tới Mỹ và Mexico".
Trong báo cáo tháng 3/2023, các nhà phân tích tại ngân hàng Morgan Stanley cho rằng, chi phí lao động tăng tại Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị và các vấn đề khác đã khiến các công ty giảm sự phụ thuộc vào nước này.
| Thỏa thuận sơ bộ là chưa đủ, Mỹ vẫn trên đà hướng đến nguy cơ vỡ nợ Ngày 29/5, một số nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ cho biết, họ sẽ phản đối thỏa thuận nâng mức trần nợ công ... |
| Phi USD hóa lan rộng... Mỹ đứng sau tích cực ‘đẩy thuyền’ Cái gọi là xu hướng "phi USD hóa" hiện nay, mặc dù nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia và khu vực, nhưng ... |
| Hạ viện chính thức thông qua dự luật về nợ công, Mỹ thoát vỡ nợ trong gang tấc Ngày 31/5 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật đình chỉ giới hạn vay trong 2 năm. Dự luật được thông ... |
| Tránh được cú sốc lớn, kinh tế thế giới vẫn còn một núi rủi ro Mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng nợ chưa từng có của Mỹ giảm đi nhanh chóng, nền kinh tế thế giới dường như ... |
| Thượng viện 'gật đầu' nâng trần nợ công, nước Mỹ 'thở phào nhẹ nhõm' Cuối ngày 1/6 (theo giờ Mỹ), Thượng viện đã thông qua dự luật nâng trần nợ công với số phiếu 63-36 trong một cuộc chạy ... |