TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Duterte: APEC chỉ mang tính thời sự khi mọi người được hưởng lợi | |
Hy vọng về một kết quả tích cực cho TPP |
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giáo sư, Tiến sĩ Vladimir Mazyrin đã nhận định như vậy tại hội thảo bàn tròn với chủ đề: "Diễn đàn APEC 2017 tại Việt Nam: Những cơ hội phát triển khu vực" tổ chức tại Moscow vừa qua.
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết các Quan chức cao cấp (CSOM) trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
GDP của Việt Nam đã tăng gấp 20 lần từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, đặc biệt đã tăng gấp 2 lần chỉ riêng trong 6 năm qua. Chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam không thấp hơn 5-6% mỗi năm.
Theo Giáo sư Mazyrin, việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC sẽ củng cố thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và ở Đông Nam Á cũng như toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hội nghị Cấp cao lần này cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hợp tác với hai đối tác thương mại lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, cũng như với Nhật Bản.
APEC được thành lập năm 1989 nhằm tạo ra sự phát triển và thịnh vượng của 21 nền kinh tế thành viên. Từ khi ra đời, APEC đã trở thành một không gian thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trụ cột của APEC như việc tăng cường tự do thương mại và đầu tư đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện các chỉ số kinh tế, xã hội của các nền kinh tế.
Các cơ chế mở cửa tự nguyện trong APEC đã có một lộ trình rõ ràng và đạt được những kết quả to lớn, góp phần đưa trao đổi thương mại nội khối tăng gấp 7 lần. Các nỗ lực liên tục của APEC đã góp phần thúc đẩy một khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển như ngày nay. Đặc biệt trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi với sự xuất hiện các ngành dịch vụ, thương mại kỹ thuật số và chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng trên thế giới, APEC đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư trên thế giới.
Hội nghị Cấp cao APEC 2017 được kỳ vọng sẽ phát đi một tín hiệu rõ ràng về cam kết của APEC đối với tự do thương mại và hội nhập khu vực, thực hiện "Mục tiêu Bogor" về thương mại tự do và mở cửa ở châu Á - Thái Bình Dương, được các nhà lãnh đạo APEC thông qua khi Indonesia tổ chức và chủ trì APEC 1994.
Việt Nam ấn tượng trong mắt phóng viên quốc tế Ngay từ những ngày đầu của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, công tác chuẩn bị hậu cần của Việt Nam dành cho báo ... |
APEC 2017: Dấu ấn hội nhập kinh tế của Việt Nam từ APEC 2006 Nhân dịp Việt Nam lần thứ hai đăng cai tổ chức một kỳ hội nghị cấp cao APEC, tác giả Edmund Sim đã có bài ... |
APEC 2017: Họp báo muộn kết thúc Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC ở Đà Nẵng, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 ... |