TIN LIÊN QUAN | |
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận trực tuyến về khu vực Tây Phi và Sahel | |
Hội đồng Bảo an họp trực tuyến mở về Hoạt động hoà bình và quyền con người |
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi các bên liên quan, đặc biệt Lực lượng Houthi tạo mọi điều kiện, hỗ trợ thực chất cho Nhóm chuyên gia LHQ thực hiện nhiệm vụ trên tàu FSO Safer. |
Ông Mark LowCock, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách về các vấn đề nhân đạo và bà Inger Andersen, Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã thông tin cập nhật về tình hình tại cuộc họp.
LHQ cho biết Tàu FSO Safer bị bỏ ngoài khơi thành phố Hodeida (Yemen), nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Houthi tại Yemen từ năm 2015. Tàu FSO Safer không được bảo trì định kỳ và sữa chữa kể từ 5 năm qua.
Đến nay, tình trạng tàu xuống cấp, bị ăn mòn và phân huỷ. LHQ đã hơn 15 lần đề nghị Lực lượng Houthi cho phép nhóm chuyên gia của LHQ đến đánh giá tình trạng của tàu FSO Safer. Tuy nhiên, Lực lượng Houthi từ chối. Ngày 27/5 đã xảy ra sự cố tràn nước vào phòng máy của tàu, có nguy cơ gây nổ, chìm tàu. Rất may, sự cố được xử lý kịp thời, ngăn chặn được nguy cơ xảy ra thảm hoạ môi trường.
Tuy nhiên, việc xử lý nêu trên chỉ là tạm thời và nếu không có biện pháp khắc phục triệt đề thì sẽ xảy ra các nguy cơ như tràn dầu ra Biển Đỏ, phá huỷ hệ sinh thái môi trường hàng thập kỷ; gây thảm hoạ nhân đạo cho người dân Yemen; ngành đánh cá ở Yemen bị ảnh hưởng, thiệt hại 1,5 tỷ USD và kéo dài trong 25 năm; cảng Al Hodeidah sẽ bị đóng cửa 5-6 tháng sẽ khiến gia nhiên liệu tăng 200% trong vài tháng, kéo theo là giá lương thực tăng cao; ước tính 1,6 triệu người Yemen sẽ bị mất sinh kế; sức khoẻ của 8,4 triệu người bị ảnh hưởng do không khí ô nhiễm…
LHQ ghi nhận việc Lực lượng Houthi hôm 13/7 thông báo đồng ý cho Nhóm chuyên gia kỹ thuật của Liên hợp quốc tiếp cận tàu FSO Safer. Trên cơ sở đó, Nhóm chuyên gia sẽ kiểm tra và tiến hành sửa chữa nhỏ cho tàu FSO Safer. Sau khi có kết quả kiểm tra, Liên hợp quốc sẽ đưa ra phương án xử lý vấn đề tàu FSO Safer và 1,1 triệu thùng dầu trên tàu để đảm bảo ngăn chặn thảm hoạ có thể xảy ra.
Sau phát biểu của các báo cáo viên, Bộ trưởng Ngoại giao Yemen, Đại sứ Ai Cập và Đại sứ Saudi Arabia tại LHQ có bài phát biểu bày tỏ lập trường của nước mình. Sau đó, các thành viên HĐBA tiếp tục họp kín để thảo luận và tìm giải pháp cho vấn đề này.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi các bên liên quan, đặc biệt Lực lượng Houthi tạo mọi điều kiện, hỗ trợ thực chất cho Nhóm chuyên gia LHQ thực hiện nhiệm vụ trên tàu FSO Safer và đảm bảo Nhóm này có thể ở trên tàu làm việc cho đến khi nào họ muốn; kêu gọi các bên liên quan hợp tác, đối thoại để giải quyết các khác biệt về việc sử dụng tiền thu được từ bán dầu trên tàu FSO Safer.
| Tổ công tác Liên ngành về việc Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an LHQ họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 TGVN. Ngày 2/7, Tổ công tác Liên ngành về việc Việt Nam đảm nhận cương vị Ủy viên Không thường trực HĐBA LHQ (TCTLN) đã ... |
| Khóa họp 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ: Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người TGVN. Ngày 30/6 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp ... |
| Hội đồng Bảo an thảo luận về nhân đạo ở Syria, nhất trí gia hạn nhiệm vụ cho Lực lượng Quan sát viên tại Cao nguyên Golan TGVN. Sáng ngày 29/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến định kỳ hàng tháng về tình hình nhân ... |