TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Hàn Quốc lần thứ 7 | |
Hội thảo giới thiệu các Quỹ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc lần thứ nhất |
Về tình hình hợp tác thời gian qua, các Bộ trưởng đánh giá tích cực tiến trình triển khai Kế hoạch hành động 2017-2020 và các dự án trong 6 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có dự án về phát triển kỹ năng và tăng cường công nghiệp hóa và dự án thương mại điện tử trong nông nghiệp ở Việt Nam.
Các đại biểu dự Hội nghị Mekong - Hàn Quốc lần thứ 8. |
Các nước Mekong đánh giá cao sự hỗ trợ của Hàn Quốc cho khu vực Mekong, nổi bật các khoản viện trợ chiếm 74% tổng viện trợ ODA của Hàn Quốc cho ASEAN giai đoạn 1987-2017 và đóng góp 4,3 triệu USD cho Quỹ hợp tác Mekong - Hàn Quốc (MKCF) giai đoạn 2013-2017. Hội nghị cũng hoan nghênh kết quả của Diễn đàn Doanh nghiệp Mekong - Hàn Quốc lần thứ 5.
Về định hướng thời gian tới, Hội nghị nhất trí tiếp tục hợp tác tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển và nâng cao năng lực phát triển bền vững. Hàn Quốc nhấn mạnh triển khai Chính sách hướng Nam mới và quyết tâm tăng cường hợp tác với khu vực Mekong, tăng ODA cho các nước ASEAN và nguồn tài chính cho Quỹ MKCF.
Các Bộ trưởng nhất trí về việc nâng cấp cơ chế làm việc và khả năng tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong - Hàn Quốc lần thứ nhất vào năm 2019. Các Bộ trưởng cũng thảo luận về một số vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình bán đảo Triều Tiên, tình hình biển Đông và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố đồng chủ tịch và nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mekong - Hàn Quốc lần thứ 9 sẽ được tổ chức ở Thái Lan vào năm 2019.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá hợp tác Mekong - Hàn Quốc tiếp tục phát triển với nhiều dự án và hoạt động hợp tác về trồng rừng, quản lý nguồn nước, nông nghiệp được triển khai.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá cao sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của chính phủ Hàn Quốc. Phó thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung hợp tác thời gian tới, bao gồm: (i) Chú trọng hợp tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa và xử lý hiệu quả, kịp thời những thảm họa xảy ra trên sông Mekong, quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong và mở rộng hợp tác với Ủy hội sông Mekong. Hàn Quốc có thể chia sẻ kinh nghiệm phát triển xanh của mình để thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong;
(ii) Chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn và tăng cường hỗ trợ từ Hàn Quốc trong việc nâng cấp hệ thống giáo dục, xây dựng thế hệ “lao động trí thức” trước các tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; (iii) Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp, nhất là hợp tác về công nghệ nông nghiệp hiện đại;
(iv) Tăng cường kết nối khu vực qua các hành lang giao thông quốc tế và hệ thống logistics hiệu quả, bao gồm hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế phía Nam và xây dựng tuyến đường sắt từ Vientiane, Lào tới cảng Vũng Áng, Việt Nam.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Hàn Quốc lần thứ sáu Chiều ngày 24/7/2016, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM49) tại Viêng Chăn, Lào, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại ... |
Hàn Quốc là đối tác quan trọng của các nước tiểu vùng sông Mekong Ngày 16/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị SOM Mekong - Hàn Quốc. Tham dự Hội nghị có quan chức cấp cao các ... |
Tăng cường kết nối Mekong - Hàn Quốc Trong khuôn khổ hợp tác Mekong - Hàn Quốc và "Năm giao lưu Mekong- Hàn Quốc 2014", Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp ... |