Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS): Bốn điểm nhấn lớn

Minh Vương
TGVN. Bối cảnh đặc biệt của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) năm nay không thể ngăn các nước đẩy mạnh hợp tác, chung tay vượt khó, vì một Đông Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sự khác biệt ấy trước tiên đến từ hình thức tổ chức của EAS: Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, lần đầu tiên Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, Hội nghị vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, với sự góp mặt đông đảo của các nước ASEAN và đối tác.

Quan trọng hơn, sự đặc biệt ấy còn đến từ nội dung phong phú, bao trùm các vấn đề lớn mà khu vực Đông Á đang phải đối mặt, cũng như sự đồng thuận lớn giữa các nước ASEAN và đối tác.

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS): Bốn điểm nhấn lớn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Đông Á lần thứ 15 ngày 14/11. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chung tay vượt Covid-19

Điểm nhấn đầu tiên tại EAS năm nay chính là nguy cơ từ đại dịch Covid-19, đòi hỏi các nước đẩy mạnh hợp tác nhằm chung tay vượt khó. Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ngày 14/11, thế giới đang ở trong thời điểm khó khăn khi sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi hàng triệu sinh mạng, làm tiêu tan hàng nghìn tỷ USD GDP toàn cầu, khiến hàng triệu người mất việc, khiến biến động phức tạp của môi trường chiến lược toàn cầu, cũng như các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống trở nên trầm trọng hơn.

Thách thức này đòi hỏi tất cả phải hợp tác để vượt qua. Tại EAS, tinh thần ấy một lần nữa được phản ánh rõ nét qua Tuyên bố của các Lãnh đạo EAS về Tăng cường năng lực chung của khu vực về ngăn ngừa và ứng phó dịch bệnh và Tuyên bố của các Lãnh đạo EAS về Hợp tác Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực ổn định.

Cụ thể, các nước nhất trí nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng, sẵn sàng ứng phó với thách thức y tế tương lai, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, đồng thời hợp tác nghiên cứu và sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý, ứng dụng công nghệ mới trong chống dịch và phục hồi bền vững.

Bình đẳng giới

Điểm nhấn thứ hai trong EAS năm nay chính là việc các nước thông qua Tuyên bố của Lãnh đạo EAS về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Thành quả này khẳng định sự công nhận của các nước với vai trò và đóng góp của nữ giới, đặc biệt là trong quá trình khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, Tuyên bố thể hiện cam kết của các nước trong bảo vệ quyền cơ bản của phụ nữ, tiến tới xây dựng một Đông Á hòa bình, ổn định, bình đẳng và thịnh vượng hậu đại dịch Covid-19.

Trật tự dựa trên luật lệ và chiến lược biển

Điểm nhấn thứ ba trong EAS xoay quanh câu chuyện tuân thủ luật pháp quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng với Đông Á, nơi có vị trí địa chiến lược với nhiều tuyến giao thương hàng hải lớn.

Điểm nhấn thứ hai trong EAS năm nay chính là việc các nước thông qua Tuyên bố của Lãnh đạo EAS về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Thành quả này khẳng định sự công nhận của các nước với vai trò và đóng góp của nữ giới, đặc biệt là trong quá trình khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trật tự dựa trên luật lệ tại khu vực này đang đứng trước những thách thức lớn. Phát biểu ngày 14/11 tại EAS, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn độ Subrahmanyam Jaishankar đã bày tỏ quan ngại về các hành động và sự cố làm xói mòn lòng tin ở Biển Đông.

Chia sẻ quan ngại sâu sắc với các nước trong khu vực, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide bày tỏ quan ngại về một số hành động trên Biển Hoa Đông và Biển Đông “đi ngược lại với sự thượng tôn pháp luật và cởi mở”.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và vị trí chiến lược của các vùng biển và đại dương trong khu vực tới quá trình bảo đảm an ninh, phát triển kinh tế - xã hội hậu đại dịch, các nước nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, đồng thời kêu gọi kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các khác biệt, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển.

Đồng thời, lãnh đạo các nước đã thông qua Tuyên bố của lãnh đạo EAS về Hợp tác biển bền vững, thúc đẩy hợp tác biển, lĩnh vực ưu tiên của EAS thông qua sử dụng bền vững và bảo tồn tài nguyên biển, ngăn ngừa ô nhiễm và rác thải biển, dự phòng và ứng phó thiên tai cũng như kết nối biển.

TIN LIÊN QUAN
EAS 15 nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của các nước với các vấn đề trên biển Đông

Ảnh hưởng lớn, trách nhiệm nhiều

Điểm nhấn thứ tư chính là tầm ảnh hưởng, đi cùng trách nhiệm ngày một lớn của EAS nói chung và vai trò trung tâm của ASEAN nói riêng trong kiến trúc khu vực.

EAS, với vai trò diễn đàn hàng đầu trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác tạo dựng lòng tin giữa các nước, biến thách thức thành cơ hội, hóa giải khó khăn, chuyển đối đầu thành đối tác, đóng góp định hình cấu trúc đa phương quốc tế hiệu quả trước thách thức khu vực, vì thế càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Phát biểu ngày 14/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí với nội dung chủ đạo của “Tuyên bố Hà Nội”, theo đó các nước cần hợp tác hài hòa để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác trong các vấn đề chính trị và kinh tế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương, khẳng định sự coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác và hòa bình tại khu vực, đặc biệt là trong phòng chống đại dịch Covid-19 và phục hồi hậu đại dịch.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn còn đó, cùng biến động nhanh và khó lường của tình hình khu vực và thế giới đặt các nước ASEAN nói riêng và thành viên EAS nói chung trước nhiều thách thức mới. Khi ấy, vai trò trung tâm của ASEAN, cùng sự hợp tác chặt chẽ trong khu vực sẽ là chìa khóa then chốt đưa các nước vượt qua khó khăn, xây dựng một Đông Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

ASEAN 37: Ấn Độ quan ngại về hành động và sự cố làm xói mòn lòng tin ở Biển Đông

ASEAN 37: Ấn Độ quan ngại về hành động và sự cố làm xói mòn lòng tin ở Biển Đông

TGVN. Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ...

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hội đồng Kinh doanh Đông Á - cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hội đồng Kinh doanh Đông Á - cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ

Tại Phiên đối thoại của Lãnh đạo các nước ASEAN + 3 với Đại diện Hội đồng Kinh doanh Đông Á (EABC), Thủ tướng yêu ...

Hàn Quốc cam kết thúc đẩy hợp tác liên Triều, đề cao vai trò của tự do hàng hải tại Biển Đông

Hàn Quốc cam kết thúc đẩy hợp tác liên Triều, đề cao vai trò của tự do hàng hải tại Biển Đông

TGVN. Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, sớm nối lại đối thoại với Triều ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Show trình diễn 3D mapping Lược Việt sử ký là một sự đầu tư hoành tráng và được trình chiếu tại đồi Ước Nguyện VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam).
Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Theo cơ quan khí tượng quốc gia, trong tháng 5/2024, nắng nóng gay gắt dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn, cần đề phòng dông, lốc, sét, mưa đá.
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
Những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần phát hiện sớm

Những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần phát hiện sớm

Có nhiều bệnh răng miệng tưởng như rất đơn giản nhưng lại gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Vụ cháy rừng ở Nghệ An: Ước tính thiệt hại khoảng 8,5ha rừng

Vụ cháy rừng ở Nghệ An: Ước tính thiệt hại khoảng 8,5ha rừng

Nắng nóng và nền nhiệt cao được dự báo có xu hướng gia tăng khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất lớn.
Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao?

Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao?

Yếu tố chính nào đang ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2024?
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho quân đội, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này trong bối cảnh viện trợ quân sự chậm trễ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam Trung Quốc bị sập sáng sớm ngày 1/5.
Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới

Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới

Ông Maris Sangiampongsa chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động