TIN LIÊN QUAN | |
Các nước ASEAN đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 | |
Toàn cảnh Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN sáng 4/3 tại Đà Nẵng |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh họp Hội nghị trực tuyến ASEAN-EU ngày 20/3. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Cuộc khủng hoảng chưa từng có đang đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với quá trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bối cảnh đó đã đòi hỏi ASEAN phải đưa ra phản ứng thống nhất đối với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Nhận diện thách thức
Trả lời phỏng vấn tại Bangkok, Tiến sĩ Robin Ramcharan, giảng viên Đại học Webster của Thái Lan kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm châu Á (Asia Center) có trụ sở tại Bangkok, đánh giá ASEAN đã nhận thức được những thách thức đặt ra và đã đưa ra một số sáng kiến vào đầu tháng 4 vừa qua, bao gồm sáng kiến thành lập một quỹ phản ứng với dịch bệnh Covid-19, đồng thời chia sẻ thông tin và điều phối các chiến lược nhằm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế và cuộc sống người dân. Sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bản thân mỗi nước thành viên ASEAN đã đưa ra những hành động mang tính quyết định, tạo thành bước ngoặt trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng trong tương lai đòi hỏi các nước trong khu vực phải xem xét lại tốc độ, quy mô và tính chất trong các phản ứng của mình.
Trước những yếu tố khó đoán định của tình hình dịch bệnh, Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ba nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3 hay APT) diễn ra vào ngày 14/4 sẽ mang đến cơ hội lớn cho hợp tác khu vực trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng kép "vô tiền khoáng hậu" này.
Tiến sĩ Robin cho biết hội nghị cấp cao lần này cần xem xét việc giải quyết rất nhiều thách thức nội khối và giữa khối này với các nước đối tác đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Các thách thức cần nhận được nhiều sự quan tâm bao gồm thông tin chính xác về tỷ lệ lây nhiễm để cải thiện tính minh bạch và hợp tác hiệu quả hơn trong việc tập hợp năng lực phản ứng nhanh.
Tiến sỹ Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và An ninh Thái Lan (ISIS) . (Nguồn: TTXVN) |
Các vấn đề cần thiết cho hợp tác hiệu quả quả hơn trong tương lai bao gồm khả năng thành lập một kho vật tư y tế khu vực và huy động các nguồn lực từ lĩnh vực quốc phòng vào các phản ứng về nhân đạo. Cuộc khủng hoảng này cũng là cơ hội để ASEAN cải thiện hợp tác thông qua các phương thức công nghệ, trong đó có hội nghị trực tuyến.
Giám đốc Asia Center nhận định, Hội nghị APT về Covid-19 không những có tầm quan trọng sống còn đối với vai trò trung tâm của ASEAN, đối với môi trường chính trị, kinh tế khu vực mà còn có tác dụng thúc đẩy nhận thức về cách tiếp cận của mỗi bên đối với khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tiến trình đối thoại ASEAN+3 đã chứng tỏ được sự hữu dụng trong việc quản lý các vấn đề đối với các chủ thể bên ngoài, nhất là các cường quốc nhằm duy trì cán cân quyền lực ở khu vực. APT khuyến khích hợp tác đa phương trong châu Á, điều đã thiếu vắng từ lâu. Trong thời điểm lịch sử này, hợp tác y tế thông qua diễn đàn giữa các nước ASEAN và ba cường quốc khu vực phải trở thành ưu tiên tối thượng.
Thời khắc thử thách
Trong khi đó, Tiến sĩ Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và An ninh Thái Lan (ISIS) cho biết, Hội nghị APT nhận được nhiều sự quan tâm, trong bối cảnh ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã triển khai những biện pháp hiệu quả để khống chế đại dịch Covid-19.
Theo Tiến sĩ Thitinan, ở đợt bùng phát đầu tiên hồi tháng 1/2020, các nước Đông Nam Á dường như đã kiềm chế tốt sự lây lan của dịch bệnh, Việt Nam dường như đã chuẩn bị công bố hết dịch vào cuối tháng 2.
Tuy nhiên, các ca nhiễm bệnh mới ngày càng tăng nhanh, tiềm ẩn những yếu tố có thể đưa dịch bệnh trở thành cuộc khủng hoảng vượt tầm kiểm soát của khu vực. Tiến sĩ Thitinan nhận định ASEAN+3 đặc biệt lần này là một khuôn khổ rất quan trọng đối với ASEAN, trong bối cảnh các nước đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang có nhiều điều kiện hỗ trợ cho khối này.
Ngoài ra, Tiến sĩ Thitian đánh giá vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực cũng đang chịu nhiều áp lực, nếu như khối này không thể ổn định tình hình và giải quyết cuộc khủng hoảng có cách hiệu quả. Nếu điều đó xảy ra, đại dịch Covid-19 sẽ lấy đi nhiều thành tựu mà ASEAN đã đạt được trong những năm qua.
Do đó đây là thời điểm rất quan trọng mà Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung đang đứng trước thời khắc thử thách và các ưu tiên cần phải đặt vào cuộc chiến chống Covid-19.
Các chuyên gia khu vực cũng đánh giá kho vật tư y tế khu vực và quỹ Covid-19 là những sáng kiến hay cần được thông qua để cải thiện hợp tác hành động vượt xa những nỗ lực tổng thể mang tầm quốc gia.
Đặt việc thành lập một kho vật tư y tế sang một bên, ASEAN sẽ phải quyết định về việc liệu một kho tập trung là cần thiết hay nên đặt ở mỗi quốc gia một kho vật tư theo số lượng được thống nhất. Một kho vật tư dưới sự quản lý của Ban Thư ký ASEAN, ở một địa điểm trung tâm như Singapore có lẽ là một lựa chọn cần lưu tâm.
Việt Nam chủ động cùng ASEAN và các nước trong phòng chống dịch Covid-19 TGVN. Nhân dịp Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 diễn ra vào ngày mai (14/4), Thứ ... |
Tiến sĩ Robin nhận định quỹ Covid-19 rất quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia vực dậy hoạt động kinh tế bình thường trong khi bảo vệ được các thành quả phát triển đã đạt được trước đó. Ngoài ra, trong APT lần này, ASEAN có thể kỳ vọng sự đoàn kết từ ba quốc gia đối tác trên, bao gồm sự hợp tác y tế trong khuôn khổ ASEAN+3.
Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN có thể được hưởng lợi rất nhiều từ những kiến thức, kinh nghiệm và cách làm trong cuộc chiến chống virus của các nước này. Đây cũng là những nước có nguồn lực y tế dồi dào, chẳng hạn như bộ xét nghiệm của Hàn Quốc hay năng lực sản xuất trang thiết bị y tế khổng lồ của Trung Quốc.
Ở khía cạnh này, Giám đốc ISIS Thitinan cho rằng trong giai đoạn thứ nhất của dịch Covid-19, bùng phát từ tâm dịch Vũ Hán, ba nước Đông Bắc Á đã phải gánh chịu những tác động nặng nề, phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Nhưng đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc, Hàn Quốc dường như đang được nhìn nhận là những điển hình của sự thành công trong cuộc chiến chống “kẻ thù vô hình”. Theo đó, các nước ASEAN cần phải hợp tác với những điển hình trên, bởi vì họ sẽ có nhiều nguồn lực, kinh nghiệm để chia sẻ, trong khi ASEAN có lẽ sẽ còn phải hứng chịu những thiệt hại hơn nữa do dịch bệnh gây ra trong tương lai.
Vai trò của Việt Nam
Cuộc khủng hoảng kép mang tên Covid-19 ập đến trong bối cảnh Việt Nam đảm nhận các vai trò khu vực và quốc tế quan trọng, bao gồm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chương trình nghị sự dày đặc của ASEAN trong năm 2020 đã bị tác động lớn từ đại dịch lần này, trong đó Hội nghị thượng đỉnh mùa xuân đã phải hoãn sang cuối tháng Sáu năm nay. Nhưng với tinh thần của chủ đề ASEAN 2020 “gắn kết và chủ động thích ứng”, Việt Nam đã tích cực khắc phục khó khăn để tiếp tục theo đuổi những ưu tiên của ASEAN, chèo lái con thuyền ra khỏi một cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Ở điểm này, theo ông Robin, không thể phớt lờ một thực tế, trong đó cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây có thể dẫn đến sự ngưng trệ trong các hoạt động của ASEAN.
Việt Nam đã khéo léo dẫn dắt ASEAN trong cuộc khủng hoảng này, bao gồm đưa ra quyết định đầy trách nhiệm đối với việc chuyển Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 sang tháng 6/2020.
Với tinh thần của chủ đề ASEAN 2020 “gắn kết và chủ động thích ứng”, Việt Nam đã tích cực khắc phục khó khăn để tiếp tục theo đuổi những ưu tiên của ASEAN. (Nguồn: AFP) |
Việt Nam cũng đã tham gia vào việc xử lý khủng hoảng thông qua tất cả các kênh đối thoại hiện có, đồng thời đã huy động được một sự phản ứng mang tính gắn kết của ASEAN thông qua Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về Phản ứng tập thể của ASEAN đối với đại dịch Covid-19.
Theo đề nghị của Việt Nam, Hội đồng điều phối ASEAN đã họp ở Lào trong ngày 20/2 vừa qua. Việt Nam cũng đã đề xuất thành lập một nhóm làm việc của ACC để phản ứng với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, đề nghị này sau đó đã được thông qua.
Việt Nam đã kêu gọi nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin, cải thiện quan hệ với các nước, tổ chức khu vực liên quan và tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết khủng hoảng. Với tất cả những công việc đã triển khai, Việt Nam đang giữ đúng tinh thần theo đuổi chủ đề năm Chủ tịch ASEAN “Gắn kết và chủ động thích ứng”.
Theo Tiến sĩ Robin, Việt Nam được đánh giá cao như một hình mẫu trong quá trình xử lý cuộc khủng hoảng, khi nước này có số ca nhiễm thấp (hơn 260 ca) và chưa có trường hợp nào tử vong.
Việt Nam đã áp dụng các biện pháp nghiêm khắc từ rất sớm so với các nước khác trong khu vực. Các biện pháp hiệu quả đã được áp dụng gồm có truy nguyên nguồn lây, nhận diện và cách ly người nhiễm bệnh và những người tiếp xúc, cả F1 và F2, đồng thời kiểm soát nghiêm túc các ca nghi nhiễm.
Trong thời điểm làn sóng lây nhiễm thứ hai chuẩn bị xuất hiện, Việt Nam đã thực hiện tốt công tác xét nghiệm trên diện rộng trong khả năng nguồn lực của mình.
Trong khi đó, Tiến sĩ Thitinan khuyến nghị thời gian tới, Việt Nam cần theo dõi sát tình hình và giải quyết hiệu quả những thách thức trước mắt. Đồng thời, giữ vai trò điều phối hoạt động hợp tác phòng chống dịch trong ASEAN và với các nước đối tác, trước hết là trong công tác chia sẻ thông tin về những kinh nghiệm phòng chống dịch, các phương pháp điều trị tốt nhất.
Việt Nam đang có nguồn lực nhất định về các bộ xét nghiệm, có thể chia sẻ hoặc chuyển giao cho các nước trong khu vực. Việt Nam cũng cần phải sắp xếp lại tất cả các chương trình nghị sự của ASEAN, cũng như các khuôn khổ khác do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Cấp cao Đông Á, trong bối cảnh các ưu tiên trước mắt đều bị bao trùm do Covid-19.
ASEAN đoàn kết vượt qua đại dịch Covid-19: Hợp tác tạo nên sức mạnh! TGVN. Trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt về Covid-19 vào ngày 14/4, Uỷ viên ... |
ASEAN cần phát huy tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng nhằm ứng phó với Covid-19 TGVN. Các Bộ trưởng cho rằng hơn bao giờ hết ASEAN cần phát huy tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, nhằm kiểm soát ... |
Hội đồng điều phối ASEAN lần đầu tiên họp trực tuyến TGVN. Sáng 9/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến Hội đồng điều phối ... |